Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn một số lưu ý. Khi chăm sóc cây cảnh vào mùa thu, mời mọi người cùng tham khảo nhé.
1. Ánh sáng
Vào mùa thu, thời gian mặt trời chiếu sáng giảm dần, nên đối với những loại cây cảnh đặt ở nơi râm mát trong mùa hè, chẳng hạn như: trúc mày, cao su cảnh, cây cau cảnh vàng, thủy tùng vv… Cần phải chuyển đến những nơi ánh sáng mặt trời có thể chiếu đến vào buổi sáng và buổi chiều.
2. Điều khiển quá trình ra hoa
Đây là thời kỳ thích hợp để gieo hạt cho một số loại cây cảnh thân gỗ, cây cảnh trong nhà kính và cây cảnh lâu năm nhưng trồng như cây cảnh một, hai năm. Đối với những loại cây cảnh rễ củ như : mẫu đơn, thược dược, tu-líp, dạ lan v.v…. Thích hợp trồng vào dịp trung thu. Sau khi trồng vào chậu xong, nên đặt trong phòng có nhiệt độ thấp từ 3 ~ 5°C, để cây thích nghi dần với nhiệt độ thấp, và sang năm có thể ra hoa.
3. Chú ý về nước tưới
Đầu mùa thu, nhiệt độ khá cao, không khí khô. Đối với phần lớn các loại hoa và cây cảnh, việc tưới nước phải tuân thủ nguyên tắc “đất chưa khô thì chưa tưới, đã tưới thì phải tưới đẫm”. Thời gian tưới nước là trước 10 giờ sáng và sau 3 giờ chiều. Đồng thời với việc tưới nước, cũng nên tưới phun sương vào lá cây.
4. Bón phân hợp lý
Mùa thu là thời kỳ sinh trưởng mạnh của phần lớn các loài cây cảnh. Một số loại cây cảnh ở trạng thái ngủ nghỉ hoặc bán ngủ nghỉ vào mùa hè, nay cũng bắt đầu phục hồi sinh trưởng. Thời điểm này nên coi trọng việc bón phân.
Một số loài cây cảnh chẳng hạn như: cúc, lạp mai, ngọc lan trắng, lan càng cua, thụy hương, lan hài v.v… đều ra nụ vào mùa thu. Còn hồng Trung Quốc, lan quân tử vừa mọc cành lá, lại vừa ra nụ. Lúc đó cần bón 1 lần phân đạm, phân lân và phân kali. Như thế vừa có thể giúp cho cây tươi tốt, khỏe mạnh, lại vừa có thể nâng cao khả năng chịu lạnh cho cây trong mùa đông. (5) Thay chậu
Trong trường hợp chậu quá nhỏ so với cây, hoặc rễ cây mọc đầy chậu, thì vào mùa thu phải tiến hành thay chậu. Như thế sẽ có lợi cho sự sinh trưởng của cây. Trong trường hợp cây chưa cần phải thay chậu, thì cũng nên thay đất cho cây.
5. Hái quả
Với những loài cây cảnh có quả, thì mùa thu là mùa quả chín. Quả chín đến đâu, nên thu hoạch ngay đến đó. Sau khi thu hoạch xong cần phải phơi khô, bóc vỏ. Sau đó chọn ra những hạt mẩy tròn, không sâu bệnh để làm hạt giống.
Bạn nên cất trữ hạt giống ở nơi thoáng gió, nhiệt độ thấp, khô ráo, tối. Đối với những loại hạt có vỏ dày, như : mẫu đơn, thược dược, lạp mai, ngọc lan, hàm tiểu, thông trắng Nhật Bản. Thì sau khi thu hoạch xong, cần vùi hạt vào trong cát ẩm, để hạt có thể nẩy mầm vào năm tới.
6. Phòng chống sâu bệnh hại
Vào mùa thu, đề phòng sâu xanh bướm trắng gây hại cho cảm chướng, hoa chấm bị (hoa baby), hoa cúc v.v. Đối với hoa cúc còn phải đề phòng rầy mềm và bệnh đốm lá. Hoa cẩm chướng dễ mắc bệnh đốm lá. Còn cúc châu Phi dễ bị nhện đỏ xâm hại. Hoa hồng Trung Quốc dễ bị nhiễm bệnh phấn trắng và bệnh đốm đen.
7. Tổng kết
Vào mùa thu cần phải cắt tỉa cây cảnh để giảm bớt sự tiêu hao dinh dưỡng. Vào mùa thu, nhiệt độ bình quân thường khoảng 20°C, phần lớn cây cảnh đều dễ mọc cành non. Ngoài việc giữ lại những cành quan trọng dựa trên nhu cầu thực tế, thì những cành còn lại cần phải kịp thời cắt tỉa, để giảm sự tiêu hao dinh dưỡng, giúp cây cảnh có thể dự trữ dinh dưỡng. Đối với những cành non cần giữ lại, cũng phải tiến hành bấm ngọn.
Vào mùa thu, đối với hoa mai, hải đường, hoa đào trồng chậu, dễ bị loại xén tóc cổ đỏ tấn công. Có thể sử dụng Furadan để phòng trị loại côn trùng này. Nhưng cần chú ý: Furandan chỉ thích hợp cho cây cảnh, mà không thích hợp với rau quả. Nếu sử dụng thì phải theo đúng liều lượng quy định được ghi trên bao bì, không được phun xịt tùy tiện, để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Tóm lại, vào mùa thu, đối với cây cảnh cần phòng bệnh là chính, chú ý để cây ở nơi thoáng gió, làm giảm độ ẩm trong nhà, tăng cường bón phân lân và phân kali, để nâng cao khả năng chống chọi với sâu bệnh cho cây cảnh.