5 dáng Bonsai cơ bản cho người mới

Trong chế tác Bonsai, dựa trên góc uốn luợn cua thân cây. Người ta sẽ chia ra 5 dáng Bonsai cơ bản bao gồm: dáng trực, dáng bán trực, dáng xiên (hoành), bán thác đổ và thác đổ.

5 dáng bonsai cơ bản

Sau đây là thông tin về “5 dáng Bonsai cơ bản” được WIKICAYCANH.COM sưu tầm và biên soạn lại. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.

1. Bonsai dáng trực

Tên gọi của dáng này đã nói lên đặc điểm chủ yếu của nó. Tức là thân cây mọc thẳng tắp lên trên. Trong môi trường tự nhiên dáng này thường có ở những cây mọc trong một môi trường sống lý tưởng. Thoáng đãng có đầy đủ nước, và chất dinh duỡng. Trong khi điều kiện thời tiết thì không hề khắc nghiệt.

Đối với cây dáng trực, thân cây phải thuôn đều từ gốc đến ngọn. Trông sẽ thanh nhã và tự nhiên hơn là một thân cây đuồn đuỗn từ trên xuông dưới.

cây bonsai dáng trực

Độ xòe rộng của cành cây cũng không cân xứng nhau một cách tuyệt đối. Nhưng hình dáng cơ bản của cây phải đảm bảo sự cân bằng xung quanh trực thẳng đứng của thân cây.

Những loại cây thích hợp với dáng này là: thông rụng lá, bách xù, thông và vân sam. Những cây ra quả và những cây có đặc tính mọc cong thường không phù hợp với dáng này.

Bonsai dáng bán trực

Đây có lẽ là dáng cây phổ biến nhất cả trong tự nhiên lẫn bonsai và thích hợp với hầu hết các loại cây. Dưới tác động của những điều kiện môi trường như : gió, bóng râm và sự cạnh tranh để lấy ánh nắng. Hoặc độ ẩm giữa những cây mọc gần nhau nên thân cây thường uốn lượn và đổi hướng.

Về cơ bản, thân cây vẫn mọc huớng lên trên thẳng đứng hoặc hơi lệch khoảng 15 độ. Hình dáng của cây cũng có sự cân bằng của nhũng cành mọc đều xung quanh thân.

Nhìn từ phía trước thì đoạn uốn cong của thân cây sẽ hơi lệch sang phải hoặc sang trái. Thay vì uốn cong vê phía nguời nhìn.

2. Bonsai dáng thác đổ

Dáng này tượng trưng cho một cây mọc cheo leo bên vách núi vuơn ra ngoài để đón ánh nắng. Sức nặng của chính thân và cành cây. Cùng với gió mạnh, tuyết phủ và đá rơi xuống làm thân cây rũ xuống phía dưới.

bonsai dáng thác đổ

Về cơ bản, thân của những cây bọnsai dáng thác đổ. Sẽ đổ xuống phía duới so với phương nằm ngang, ngọn cây vươn xuống quá đáy chậu.

Tuy nhiên đây cũng không phải là tiêu chuẩn bắt buộc, vì chỉ cần thân và cành cây rủ xuống thật sâu là có thể xếp cây vào dáng thác đổ. Chua cần ngọn cây phải rủ xuông quá đáy chậu. Cũng như dáng bán thác, dáng thác đổ này không phù hợp với những cây có thiên hướng mọc thẳng.

Dáng bán thác đổ

Đây cũng là một dáng thuờng thấy trong tự nhiên. Khi cây mọc gần hoặc trên những bề mặt đá dốc thẳng đứng. Hoặc rủ xuống bên bờ sông và hồ . Nơi ánh sáng phản chiếu xuống mặt nước rồi hắt lên mặt dưới của cành cây. Kích thích những cành phía dưới tiếp tục vươn dài trên mặt nước.

Nói chung, để được xếp vào dáng bán thác, thân cây phải hợp với phương nằm ngang một góc 45 độ. Cả ở phía trên lẫn dưới. Ngọn cây rủ xuống hơi thấp hơn miệng chậu một chút.

Đây không phải là nguyên tắc bất di bất dịch mà còn phụ thuộc vào hình dáng tổng thể của cây. Cũng như đối với dáng xiên. Ở dáng bán thác này cây cần có những chiếc rễ lộ hắn lên khỏi mặt đất để tạo vẻ cân bằng với độ nghiêng của thân cây.

Rất nhiều loại cây thích hợp với dáng bán thác. Ngoại trừ những cây có thiên hướng bất di bất dịch là mọc thẳng lên trên như : bạch quả, thông liễu và cây tùng.

3. Bonsai dáng xiên

Trong tự nhiên những cây dáng xiên được hình thành khi mọc trong môi trường thuờng xuyên có gió lộng. Khi đó thân cây sẽ hơi ngã khỏi hướng gió thổi mạnh.

Những cây khác mọc dưới bóng cây cây lớn, gần nhà cao tầng hay núi đá cũng sẽ mọc đổ ra ngoài để lấy ánh nắng.

tạo dáng bonsai dáng hoành

Đặc điểm nổi bật của cây Bonsai dáng xiên là thân cây nghiêng một góc 45 độ so với phương thẳng đứng. Còn thân cây có thể mọc thẳng hoặc uốn lượn. Hầu hết các loại cây đều thích hợp với dáng xiên này.

Một nét đặc trưng khác của dáng này là rễ cây lộ lên trên bề mặt đất. Rể cây đóng vai trò như những mỏ neo giữ cho cây khỏi đổ.

4. Bonsai dáng văn nhân

Cây dáng văn nhân hay còn gọi là dáng nhà nho. Theo tiếng nhật còn được gọi với tên là “bunji”. Những cây mang dáng này thường mọc bên bờ biển hoặc tại những khu vực cây phải cạnh tranh dữ dội với những cây mọc xung quanh để vươn lên hấp thụ ánh nắng.

dáng văn nhân

Đặc điểm nổi bât của cây dáng văn nhân à thân cây uốn lượn hoặc xoắn xuỵt ở nhiều điểm dọc theo chiểu dài của mình.

Một số loài cây mọc trong tự nhiên thường có dáng này khi đã quá già cỗi và tiêu biểu là thông Scotland. Hầu hết nhũng cây lá kim đểu thích hợp với dáng văn nhân. Cùng với những cây rụng lá có vẻ ngoài xù xì như hoa mai và mận gai.

Rất khó định ra những tiêu chuẩn thật rõ nét cho dáng cây này. Trong thực tế dáng này phá vỡ nhiều quy tắc về dáng cây. Mặc dù vậy những cây được coi là có dáng nhà nho vẫn có một nét tao nhã rất riêng.

5. Bonsai dáng chổi

Nguồn gốc của những cây bonsai theo dáng chổi. Với cùng một môi trường sống lý tuởng, trong khi nhũng cây lá kim có xu hướng mọc thành những cây dáng trực. Thì đa số những cây rụng lá có nhiều cành con đan chằng chịt.

bố cục cây bonsai dáng chổi

Ví du như du hoặc thích, lai có xu hướng mọc theo dáng chổi. Hai loai cây kể trên là những cây phù hợp nhất với dáng này. Còn những cây rụng lá nhưng thưa cành và những cây lá kim thì không.

Tên của dáng cây bắt nguồn từ thực tế là dáng cây trông rất giống một chiếc chổi dựng ngược. Phần thân cây thẳng phía dưới đỡ cho một bộ cành mọc chằng chịt phía trên. Những cây rụng lá dáng chổi thường có vẻ đẹp rất đặc trung vào mùa đông khi cành trụi lá. Đây là môt trong nhũng dáng bonsai kinh điển nhưng cũng là dáng khó thực hiện nhất.

Trên đây là danh sách 5 dáng bonsai cơ bản dành cho người mới tập chơi Bonsai. Hãy truy cập website WIKICAYCANH.COM thường xuyên để xem thêm nhiều thông tin về cách trồng và chăm sóc cây cảnh tại nhà nhé.

4/5 - (1 bình chọn)