Khi nào nên mang cây cảnh vào nhà chăm sóc

Thông thường người ta sẽ mang chậu cây cảnh vào nhà để chắm sóc vào thời điểm cuối mùa thu và đầu mùa đông. Nó sẽ giúp cây cảnh làm quen với môi trường sống mới. Và có thể sống tốt qua mùa đông.

vì sao cần mang cây cảnh vào trong nhà

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn thông tin vì sao cần mang cây cảnh vào nhà để chăm sóc. Cũng như là thời điểm bạn cần di chuyển vào nhà của một số loại cây cảnh phổ biến. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.

1. Vì sao phải mang cây cảnh vào nhà để chăm sóc?

Bước vào mùa thu, trời tiết bắt đầu lạnh dần, nhưng đôi lúc nắng vẫn còn gay gắt, nên mới có câu “Nắng tháng tám, rám trái bưởi” . Đây là một sự uy hiếp đối với cây cảnh.

Vì thế, vào đầu mùa thu, vẫn phải tiến hành che nắng cho cây cảnh. Bạn không nên tháo dỡ lưới che nắng quá sớm. Chỉ cần vào sáng sớm và chập tối, mở lưới ra, để cho thoáng khí là được. Đến cuối tháng 9 đầu tháng 10, mới nên tháo lưới ra.

Vào thời điểm giữa và cuối mùa thu, chống lạnh cho cây là một công việc quan trọng. Ở những khu vực miền núi phía Bắc. Sau tiết hàn lộ (thường bắt đầu vào khoảng ngày 8 hay 9 tháng 10 dương lịch, kết thúc vào khoảng ngày 23 hay 24 tháng 10). Phần lớn các cây cảnh đều phải được đưa vào trong nhà, để tránh bị lạnh.

2. Thời điểm đưa cây cảnh vào nhà sẽ khác nhau tùy thuộc theo từng loại cây cảnh.

+ Với những loại cây cảnh nhiệt đới loại cây cảnh nhiệt độ cao

Ví dụ như: hoa ngâu, trúc phú quý, lá dúm, cây phát tài v.v.. Vốn có khả năng chịu lạnh kém nhất, khi nhiệt độ môi trường từ 10 độ C trở xuống rất dễ bị tổn thương do lạnh. Nhẹ thì rụng lá, rụng hoa, rụng quả, khô ngon, nặng thì có thể bị chết. Vì thế, những loại cây cảnh này. Trước khi nhiệt độ môi trường hạ thấp dưới 10°C.

cây hoa ngâu chịu lạnh kém
Hoa ngâu là loại cây cảnh nhiệt đới có khả năng chịu lạnh kém. Bạn cần mang cây vào nhà khi mùa đông sắp đến nhé.

Bạn cần phải chuyển vào trong nhà, đặt ở nơi ấm áp, hướng về phía mặt trời. Những ngày trời nắng vào buổi trưa, cần phải mở cửa sổ để cho thoáng khí. Khi trời có gió lạnh, thì có thể dùng túi ni lông bọc kén lấy các để giữ ấm cho cây. Khi nhiệt độ quá thấp, cần phải kịp thời sử dụng những biện pháp chống lạnh cho cây.

+ Đối với cây cảnh chịu lạnh mức độ trung bình

Chẳng hạn như : hoa cầm chướng lan quân tử, thủy tùng nhài, xương rồng…. Nếu nhiệt độ mỗi trường hạ thấp dưới 5 độ C, thì cần phải nhanh chóng chuyển vào trong nhà. Khi thời tiết lạnh đột ngột, có thể phù trùm túi ni lông để giữ ấm cho cây.

+ Đối với những loại cây cảnh chịu lạnh tốt

Ví dụ như : sơn trà đỗ quyền, hoa lan vạn tuế, hàm tiếu v.v... Nếu không có sương hoặc không có tuyết, thì không cần đưa vào trong nhà vội. Nhưng nếu nhiệt độ xuống dưới 10 độ C và cần phải chuyển vào trong nhà, đạt ở phòng có hướng nam.

+ Còn đối với những loại cây cảnh có thể chịu được băng giá

Ví dụ như : hải đường, thông trắng Nhật Bản, thông La hán … Thì bạn không cần phải đưa vào trong nhà, chỉ cần đặt cây ở nơi khuất gió là được. Vào những ngày trời sương giá, có thể che cỏ để giữ ấm cho cây.

cây thông la hán chịu lạnh tốt
Cây thông la hán chịu lạnh rất tốt, bạn có thể đặt chậu cây ở sân vườn mà không cần phải mang vào nhà trong mùa đông.

3. Chăm sóc cây sau khi mang vào trong nhà

Sau khi đưa cây vào trong nhà, thì cần phải hạn chế tưới nước và bón phân cho cây. Ngoại trừ một số loại cây cảnh nở hoa vào mùa đông như: an quân tử, hoa anh thảo, thiên điểu v.v,..

Thông thường 1-2 tuần tưới nước 1 lần và 1 – 2 tháng bón phân 1 lần. Hoặc thậm chí không cần bón phân. Tránh trường hợp vì lượng phân quá nhiều, khiến cho cây mọc uống tiến hao định dưỡng, từ đó làm giảm khả năng chịu lạnh của cây.

4. Cách rèn luyện khả năng chịu lạnh cho cây cảnh

Rèn luyện khả năng chịu lạnh cho cây chính là vào mùa thu. Khi nhiệt độ hạ thấp, đưa cây cảnh ra ngoài trời. Để chúng trải qua quá trình thay đổi nhiệt độ, từ đó hình thành nên sự thích nghe đối với nhiệt độ thấp.

Rèn luyện khả năng chịu lạnh chủ yếu là cho các loại cây không ngủ đông hoặc ở trạng thái bán ngủ đông. Đối với những loại cây cảnh ngủ đông thì cần phải rèn luyện khả năng chịu lạnh cho chúng.

Khi tiến hành rèn luyện khả năng chịu lạnh cho cây, cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Khi nhiệt độ môi trường hạ thấp nhiều, thì phải nhanh chóng đưa cây cảnh vào trong nhà. Đề phòng trường hợp nhiệt độ hạ thấp đột ngột làm cây bị tổn thương.
  • Trước khi có sương, cần phải đưa cây cảnh vào trong nhà. Lá cây gặp sương giá, sẽ bị héo táp.
  • Việc rèn luyện khả năng chịu lạnh cho cây cảnh cũng cần phải có chừng mực. Thực vật nói chung và cây cảnh nói riêng chỉ có thể chịu lạnh ở mức độ nào đó. Vì thế không để cho cây cảnh chịu nhiệt độ lạnh hơn khả năng chịu đựng của chúng. Cây cảnh sau khi được rèn luyện khả năng chịu lạnh thì chỉ chịu lạnh tốt hơn một chút so với khi chưa được rèn luyện.
  • Không phải loại cây cảnh nào cũng thích hợp với việc rèn luyện khả năng chịu lạnh. Chẳng hạn đối với các loại cây cảnh ưa nóng như cây hồng môn, cây vân môn hai màu v.v,.. Vào mùa thu, trước khi nhiệt độ hạ thấp thì cần chuyển cây cảnh vào trong nhà để chăm sóc.

Trên đây là thông tin về thời điểm mang cây cảnh vào nhà để chắm sóc. Cung như cách tập cho cây khả năng chiệu lạnh vào cuối thu và đầu mùa đông. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy truy cập website wikicaycanh.com để xem cách trồng và chăm sóc nhiều loại cây cảnh khác nhé.

5/5 - (1 bình chọn)