Phân bón cây cảnh và những đều bạn cần biết

Đối với người trồng cây cảnh, ngoài chăm sóc , cắt tỉa, tạo dáng... Bón phân là việc cần thiết giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển.

phân bón cho cây cảnh

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn những thông tin về phân bón. Cũng như là những loại phân bón nào tốt cho cây cảnh của bạn. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Phân bón là gì?

Phần lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cảnh đều do phân bón cung cấp. Các chất dinh dưỡng duy trì sinh trưởng của cây gồm 10 nguyên tố sau: H (hydro), O (ô-xy), N (ni-tơ), C (carbon), S (lưu huỳnh), P (phốt pho), K (ka li), Ca (can-xi), Fe (sắt), Mg (ma-giê), trong đó N, P, K có nhu cầu lớn nhất. Ngoài ra, cây còn cần một số nguyên tố vi lượng như: Zn (kẽm), Cu (đồng), B (bo). Những nguyên tố đó thường có trong phân bón và đất.

Phân bón thường được chia ra phân hữu cơ và phân vô cơ.

Mục đích của bón phân là bổ sung các dinh dưỡng mà đất trồng còn thiếu, để đáp ứng kịp thời nhu cầu về dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cảnh.

Đặc điểm của phân hữu cơ là có tác dụng lâu, đủ các chất dinh dưỡng, có tác dụng cải tạo đất. Nhưng trước khi dùng, phải thông qua xử lý lên men cho đến khi mất mùi thối mới dùng.

Phân vô cơ là các nguyên tố dinh dưỡng khoáng được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp hóa học từ đá thiên nhiên. Hiệu quả của phân vô cơ nhanh, nhưng nếu bón đơn thuần thì không bền.

Phân vô cơ có 3 loại chính là phân đạm (chứa ni-tơ), phân lân (chứa phốt pho) và phân kali (chứa kali). Phân đạm cần cho cành lá, phân lân cần cho quả, rễ, phân kali cần cho hoa. Dưới đây xin giới thiệu tác dụng của 3 loại phân này trong quá trình sinh trưởng của cây cảnh.

phân vô cơ

2. Những loại phân vô cơ phổ biến

2.1 Phân đạm

Phân đạm còn gọi là phân bón lá. Phân đạm cần cho sự phát triển của cành lá. Nó có thể giúp cho thực vật sinh trưởng nhanh chóng, cành lá tươi tốt, màu sắc lá xanh đậm. Với loại cây cảnh thưởng thức lá, trong giai đoạn cây còn bé, nên bón phân đạm là chủ yếu.

Trước giai đoạn sinh trưởng, tức là giai đoạn dinh dưỡng thì không thể thiếu phân đạm. Thông thường bón đạm cho cây trong khoảng thời gian từ mùa xuân đến đầu mùa hè. Nếu kết thúc giai đoạn sinh trưởng mà vẫn tiếp tục bón đạm, thì cây khó thành thục, ảnh hưởng đến sự ra hoa, kết trái. Và hơn nữa cành lá yếu ớt, dễ bị sâu bệnh.

Vì thế, trước khi cây bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa, thì nên dừng bón phân đạm. Phân u-rẻ, phân ammonium sulfate đều là phân đạm.

Lưu ý: Tất cả các loài cây trước lúc ra hoa đều phải qua thời kỳ phân hóa mầm hoa. Đó là sự biến đổi căn bản của cây từ sinh trưởng dinh dưỡng (ra lá, ra cành) sang sinh trưởng sinh sản (ra nụ, ra hoa, đậu quả và kết hạt). Mắt thường chúng ta không nhận biết được quá trình phân hóa mầm hoa bên trong của cây, mà phải dùng phương pháp gián tiếp hay phương pháp giải phẫu mới thấy được. Đây là một thời kỳ hết sức quan trọng đối với cây.

2.2 Phân lân

Phân lân còn gọi là phân bón quả. Nó có thể thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và ra nụ, khiến cho hoa có màu sắc rực rỡ, hương thơm, quả to có nhiều thịt, ngoài ra còn thúc đẩy cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Trong giai đoạn sinh trưởng sinh sản của cây, bón phân lân là tốt nhất. Vì thế, trước khi cây cảnh ra hoa, sau khi đậu quả, có thể bón nhiều phân lân. Khả năng hấp thụ của cây đối với phân lân thường có hạn. Hơn nữa thực vật có khả năng tích trữ phốt pho trong cơ thể.

Vì thế, phân lân thường dùng để bón lót. Tricanxi phốtphát và Mono potassium phosphate là phân lân.

2.3 Phân kali

Phân kali còn được gọi là phân bón rễ. Nó giúp cho rễ, thân cây sinh trưởng mạnh, khiến cây không dễ bị đổ. Ngoài ra, còn tăng cường khả năng chống sâu bệnh và khả năng chịu rét cho cây.

Loại phân này không thể thiếu khi cây ở giai đoạn trước sinh trưởng sinh sản. Vào thời kỳ cây còn non, thời kỳ cây đâm chồi mọc cảnh. Hoặc sau khi cây con được trồng vào chậu, có thể bón nhiều phân kali.

Sau giai đoạn sinh trưởng sinh sản, phân kali có tác dụng trợ giúp cho quá trình quang hợp ở cây. Có tác dụng quan trọng trong việc hình thành nên carbohydrate.

cây hoa hồng thiêu phân kali
Biểu hiện của cây hoa hồng thiếu Kali

Đặc biệt: Tác dụng này rõ thấy nhất là đối với các loại cây cảnh rễ củ. Cần phải tích trữ một lượng lớn carbohydrate. Đối với loại cây cảnh trồng trong nhà, vì thiếu ánh sáng, nên quang hợp yếu. Thì có thể bón nhiều phân kali. Phân kali có một ưu điểm là cây không bị cháy phân do bón quá liều lượng. Tro bếp, Kali Clorua và Kali sulfat đều là phân kali.

3. Tổng kết

Trên đây là thông tin về các loại phân bón cho cây cảnh, cũng như sách sử dụng của từng loại phân trong từng giai đoạn phát triển của cây. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này,bạn sẽ biết cách chọn đúng loại phân bón cho vườn cây nhà mình nhé.

5/5 - (3 bình chọn)