Cách chăm sóc cây cảnh tại nhà vào mùa đông

Trồng và chăm sóc cây cảnh sống tốt qua mùa đông luôn là điều không dễ dàng với những người mới bắt đầu trồng cây cảnh tại nhà.

cách chăm sóc cây cảnh vào mùa đông

Vì mỗi loại cây cảnh có tập tính sinh trưởng khác nhau. Nên phải áp dụng cách chăm sóc khác nhau, thì mới có thể đảm bảo cho chúng sống an toàn qua mùa đông. Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn. 5 lưu ý giúp cây cảnh sống tốt qua mùa đông. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Giữ nhiệt độ thích hợp

Vào mùa đông, khu vực miền bắc nước ta nhiệt độ khá thấp. Vì thế nếu trồng các loại cây cảnh nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Thì bạn cần phải chuyển cây vào trong nhà để cây sống qua mùa đông. Đồng thời, cần phải dựa trên nhu cầu của các loại cây khác nhau để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.

Đối với các loại cây cảnh ưa nhiệt độ cao

Ví dụ như: Hoa ngâu, hoa trạng nguyên, hoa bóng nước châu Phi, thu hải đường. Cùng với các loại cây cảnh mọng nước họ xương rồng. Bạn cần cố gắng đặt chậu cảnh ở nơi có nhiều nắng, nhiệt độ cao. Chẳng hạn, có thể đặt cây cạnh cửa sổ và duy trì nhiệt độ trong khoảng 20 – 25°C, nhiệt độ thấp nhất không được dưới 10 độ C.

vị trí trồng phù hợp
Tùy từng loại cây cảnh mà bạn chọn 1 vị trí đặt chậu có nhiệt độ phù hợp vào mùa đông nhé

Đối với các loại cây cảnh ưa nhiệt độ trung bình

Như Hoa nhài, quỳ thiên trúc, hồng Trung Quốc, vạn niên thanh v.v… Thích hợp sống trong môi trường có nhiệt độ 18 – 22°C, nhiệt độ thấp nhất không được dưới 6 độ C.

Đối với các loại cây cảnh ưa nhiệt độ thấp

Như Kim quất, hoa quế, hoa lan v.v… Thì nhiệt độ môi trường cần duy trì trong khoảng 12 – 25 độ C. Nhiệt độ thấp nhất không được dưới 2 độ C.

Ngoài ra, với các loại cây cảnh ưa sáng ưa ấm

Và ra hoa vào mùa đông, mùa xuân như. Hoa anh thảo, hoa trà, hoa trạng nguyên, hoa ngâu, hoa nhài vv… Bạn nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng như cửa sổ.

Đối với các loại cây cảnh thường xanh ưa sáng và chịu được lạnh. Hoặc các loại cây cảnh đang ở trạng thái ngủ nghỉ. Chẳng hạn như: hoa quế, cam, quýt. Bạn có thể đặt ở những nơi lạnh và có ánh sáng tán xạ.

Đối với những loại cây cảnh có yêu cầu không cao đối với ánh sáng. Chẳng hạn như: hoa súng, hồng Trung Quốc. Bạn có thể đặt ở những nơi lạnh không có ánh sáng

2. Cần phải hạn chế bón phân, tưới nước

Khi bước vào mùa đông, rất nhiều loại cây cảnh đều bước vào thời kỳ ngủ đông. Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm chạp. Và nhu cầu đối với phân bón, nước tưới cũng giảm mạnh.

Chỉ trừ các loại cây cảnh ra hoa vào mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân. Cùng với một số loại cây cảnh thân có trồng chậu gieo hạt vào mùa thu. Bạn cần dựa trên nhu cầu thực tế để tiếp tục tưới nước, bón phân. Còn lại nên hạn chế tưới nước bản phân.

không nên bón phân và thay đất cho cây cảnh vào mùa đông

Đối với các loại cây cảnh ở trạng thái ngủ nghỉ hoặc bán ngủ nghỉ thì nên dừng bón phân.

Nếu đất trồng chưa phải là quá khô, thì không cần tưới nước. Đặc biệt là đối với những loại cây cảnh ưa bóng hoặc đặt ở nơi có nhiệt độ thấp, phải đề phòng hiện tượng vì tưới nước quá nhiều mà khiến cho cây bị thối rễ, rụng lá.

Đối với một số loại cây cảnh thân gỗ

Ví dụ như hoa mai, kim quất v.v… Bạn cũng nên hạn chế tưới nước, bón phân, để ngăn ngừa cành mọc vượt, từ đó ảnh hưởng sự phân hóa mầm hoa và làm giảm khả năng chịu lạnh.

Đối với các loại cây cảnh mọng nước

Bạn nên tưới ít nước và ngừng bón phần. Trong suốt mùa đông, nên giữ cho đất trồng về cơ bản ở trong trạng thái khô, hoặc chỉ cần mỗi tháng tưới nước 1 lần là được. Nếu cây cảnh được đặt trong nhà không có thiết bị sưởi ấm thì càng phải giảm lượng nước tưới và số lần tươi, giữ cho đất trồng khô ráo, để tránh hiện tượng cây bị thối rễ hoặc chết cóng.

Lưu ý: Vào mùa đông, nên tưới nước vào khoảng giữa trưa. Bạn không nên tưới vào lúc chập tối tránh hiện tượng đất trồng quá ướt. Ban đêm nhiệt độ hạ thấp khiến cho rễ bị lạnh cóng. Nếu sử dụng nước máy để tưới thì phải phơi nắng 1 – 2 ngày trước khi tưới. Chênh lệch giữa nhiệt độ nước và nhiệt độ phòng trên 100C dễ khiến cho rễ cây bị tổn thương.

3. Tăng độ ẩm không khí

Vào mùa đông, không khí thường hanh khô. Độ ẩm không khí quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cảnh.

Một số cây cảnh như: sơn trà, đỗ quyên, cây hồng môn, hoa lan, cây dây nhện, thủy tùng, thạch xương bồ,cỏ tai hổ v.v… Yêu cầu không khí có độ ẩm tương đối không được thấp hơn 80%.

Ngọc lan trắng, dâm bụt, hoa lồng đèn, hoa anh thảo, hoa nhài, cây cao su cảnh, cây ráy Mỹ lá xẻ, hoa ngâu, hoa hàm tiếu, hải đồng, các loại cây cảnh thuộc họ xương rồng v.v… Yêu cầu không khí có độ ẩm tương đối không được thấp hơn 60%.

Cách tăng độ ẩm không khí đơn giản tại nhà?

Nếu độ ẩm không đủ, có thể sử dụng phương pháp phun xịt nước để khắc phục. Việc phun xịt nước nên tiến hành vào khoảng giữa trưa những ngày nắng.

Nếu phun xịt nước vào ngày trời râm mát hoặc vào lúc chập tối. Thì nhiệt độ thấp vào ban đêm dễ khiến cho cây bị tổn thương do lạnh.

Đối với những loại cây cảnh yêu cầu độ ẩm cao, có thể sử dùng túi ni-lông lớn để trùm cả cây. Biện pháp này có tác dụng duy trì độ ẩm không khí cục bộ và chống lạnh cho cây. Và đồng thời cũng tránh bụi bẩn bám vào cành lá, giữ cho cây sạch sẽ.

Lưu ý: Thỉnh thoảng nên mở túi ni-lông để cho cây thoáng khí. Nếu trùm cây trong thời gian dài sẽ khiến cho sức đề kháng của cây bị giảm.

tăng độ ẩm cho cây cảnh vào mùa đông

4. Phòng chống sâu bệnh cho cây cảnh vào mùa đông

Để cho cây khỏe mạnh, nâng cao khả năng chịu lạnh của cây cảnh trong mùa đông. Thì bạn cần phải làm giảm độ ẩm của đất trồng. Đồng thời sử dụng các loại thuốc để phòng chống sâu bệnh.

Vào mùa đông, sâu hại chủ yếu gồm bọ cánh cứng và rầy mềm. Với một số loại cây cảnh, có thể bôi dung dịch vôi bột vào cành cây. Cách làm này không chỉ có tác dụng giúp cho cây chống lạnh, chống cháy nắng. Mà còn có tác dụng nâng cao khả nặng phòng chống bệnh. Hơn nữa còn có thể phá hoại môi trường sống của côn trùng, sâu bọ.

Cách pha trộn dung dịch vôi bột như sau: dùng nước muối để hòa tan vôi sống, đổ thêm mỡ lợn và lime sulphur, sau đó quấy đều là có thể dùng được.

Đồng thời cần chú ý, vôi sống cần phải hòa tan hoàn toàn, nếu không dễ khiến cho cành cây bị tổn thương.

5. Thường xuyên vệ sinh lá cây

Vào mùa đông, vì không khí hanh khô, nên bụi bẩn bám vào cây rất nhiều. Bụi bám vào cây, không chỉ ảnh hưởng đến giá trị thưởng thức của cây. Mà còn gây bất lợi cho quá trình quang hợp của cây.

Vì thế, cần phải kịp thời vệ sinh cho cây. Có thể dùng một cây nhíp nhỏ, kẹp một miếng bọt biển, chấm vào dung dịch bột giặt trung tính pha loãng rồi khẽ lau chùi bề mặt lá. Sau khi lau chùi xong phải dùng nước sạch để rửa sạch dung dịch bột giặt còn thừa bám trên lá. Và sau đó để cho gió tự thổi làm cho lá cây khô nước.

vệ sinh lá cây thường xuyên

6. Tổng kết

Có cần tưới nước cho cây cảnh vào mùa đông không?

Có ! Việc tưới nước đủ và đúng sẽ giúp duy trì độ ẩm cho cây cảnh phát triển qua được mùa đông.

Có nên mang chậu cây vào nhà khi mùa đông tới không?

Tùy theo từng loại cây cảnh, bạn cần mang chậy cây vào nhà để giúp giữ ấm cho cây cảnh.

Bón phân cho cây cảnh vào mùa đông được không?

Không ! Đây là thời điểm cây đang ở trạng thái nghỉ ngơi, hoặc đang chống chọi với mùa đông lạnh. Nên chúng hoàn toàn không thể hấp thụ được dinh dưỡng từ phân bón.

Trên đây là 5 lưu ý cơ bản để giúp bạn có thể chăm sóc cây cảnh sống tốt qua mùa đông tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy truy cập website wikicaycanh.com thường xuyên. Để xem thêm cách trồng và chăm sóc nhiều loại cây cảnh khác nhé.

5/5 - (1 bình chọn)