Mẹo chăm sóc hoa và cây cảnh vào mùa hè

Vào mùa hè, đặc biệt là giai đoạn giữa hè, thời tiết thường oi bức, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, nắng nhiều. Đây là giai đoạn sinh trưởng phát triển đỉnh điểm của rất nhiều loài hoa và cây cảnh lá. Phải chăm sóc hoa và cây cảnh như thế nào để giúp chúng sống qua được mùa hè?

mẹo chăm sóc cây cảnh vào mùa hè

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh gửi đến bạn một số lưu ý khi chăm sóc các loại hoa và cây cảnh vào mùa hè. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết viết nhé.

1. Ánh sáng

Đối với một số loài cây cảnh ưa sáng như: cây lá dúm, hoa cúc, cúc thược dược. Hoa ngâu, dâm bụt, kim quất, hồng Trung Quốc, lựu, quế, nhài, mai, mẫu đơn, hoa trạng nguyên. Các loại xương rồng và cây cảnh thủy sinh. Sau khi đưa ra ngoài nhà vào mùa xuân, nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng. Nhưng đến mùa hè, nên di chuyển vào nơi có bóng râm, tránh để cho ánh nắng chiếu trực tiếp.

vị trí đặt chậu cây cảnh vào mùa hè

Đối với các loại hoa và cây cảnh ưa bóng như: cây ráy Mỹ lá xẻ. Dây thường xuân, nam thiên trúc, vạn niên thanh, thu hải đường lan, cây nhện. Thủy tùng, sơn trà, đỗ quyên, dành dành, trúc mây, dương xỉ v.v… Thì mùa hè nên đặt ở nơi thoáng gió, che nắng 50% ~ 80 %. Nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp, chúng sẽ bị vàng lá, thậm chí là chết.

Đối với hoa và cây cảnh loại này tốt nhất nên đặt ở cạnh cửa sổ hướng đông hoặc hướng bắc. Cũng có thể đặt ở trong phòng với điều kiện phòng phải có ánh sáng và thoáng gió. Cũng có thể dùng rèm trúc để che nắng. Như thế sẽ có lợi cho sự sinh trưởng của cây.

2. Chú ý hạ nhiệt độ, tăng độ ẩm

Những loại hoa và cây cảnh vì có xuất xứ từ những vùng miền khác nhau. Chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu khác nhau. Nên nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển cũng như khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất cũng sẽ khác nhau.

Đối với phần lớn các loài hoa và cây cảnh, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là từ 20 ~ 30 độ C. Rất nhiều loài hoa, vào mùa hè ra hoa ít hoặc không ra hoa. Nhiệt độ cao chính là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của chúng.

Trong điều kiện nuôi trồng ở gia đình, có một số phương pháp chủ yếu sau đây dùng để hạ nhiệt độ và tăng độ ẩm:

+ Xịt nước

Vào mùa hè, cùng với việc tưới nước. Thì có thể dựa trên nhu cầu của các loại cây cảnh khác nhau đối với độ ẩm không khí. Mà có thể tiến hành phun xịt nước vào lá cây từ 2 ~ 3 lần mỗi ngày. Đồng thời cũng phun nước ở khu vực đặt chậu cảnh.

tưới nước cho cây cảnh vào mùa hè

+ Đặt chậu cảnh vào hồ nước

Bạn cũng có thể đặt một tấm ván gỗ trong hồ nước hoặc ao nước mát. Sau đó đặt chậu cảnh lên trên tấm ván.

Mỗi ngày thêm nước vào hồ một lần. Nhiệt độ cao sẽ khiến cho nước không ngừng bốc hơi, vừa có thể làm tăng độ ẩm không khí, lại vừa có thể hạ nhiệt độ.

+ Rải cát

Bạn có thể trải một lớp dày loại cát hạt to ở ngoài ban công hướng về phía bắc hoặc phía đông. Sau đó, đặt chậu cảnh lên trên lớp cát đó.

Mỗi ngày, xịt nước từ 1 ~ 2 lần vào cát. Lợi dụng đặc tính nước ở trong cát hấp thụ nhiệt lượng của không khí, để đạt được mục đích hạ nhiệt độ, tăng độ ẩm.

+ Đặt cây ở nơi thoáng gió

Có thể đặt chậu cảnh ở trong nhà nơi thoáng gió và có ánh sáng tán xạ, mỗi ngày xịt nước sạch từ 1 ~ 2 lần. Cũng có thể dùng quạt máy để hạ nhiệt độ cho cây cảnh.

3. Bón phân

Vào mùa hè, tốc độ sinh trưởng của cây cảnh rất nhanh. Chính vì thế cần phải kịp thời bón đủ phân cho cây cảnh. Tuy nhiên, cũng cần phải dựa trên đặc tính của từng loài hoa, cây cảnh để có chế độ bón phân hợp lý.

  • Đối với những cây cảnh trồng chậu. Cứ cách từ 7 – 10 ngày thì tưới nước phân hoai loãng 1 lần.
  • Đối với những loại cây ưa đất chua. Thì cứ cách khoảng 10 ngày lại tưới nước phèn loãng một lần. Khi bón phân, tránh để cho nước phân dính vào lá cây, nếu không sẽ làm cho lá bị tổn hại.

Vào mùa hè, nên bón tưới phân vào lúc chiều tối. Trước khi bón phân cần phải xới xáo đất trong chậu. Đất tơi xốp sẽ giúp cho rễ hấp thụ phân tốt hơn. Đồng thời cũng có lợi cho việc sinh sản và sinh trưởng của vi sinh vật. Sẽ thúc đẩy việc phân giải các chất hữu cơ trong đất. Từ đó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Sau khi bón phân được 2 ngày, phải nhớ tưới một lần nước.

4. Cắt tỉa, tạo dáng

Vào mùa hè, công việc cắt tỉa tạo dáng chủ yếu là bấm ngọn, hái chồi, ngắt lá, tỉa hoa v.v.

  • Đối với một số loài hoa cỏ gieo hạt vào mùa xuân. Thì mùa hè nên bấm ngọn kịp thời, để kích thích cây mọc nhiều cành bên và ra nhiều hoa.
  • Đối với một số loại cây cảnh thưởng thức quả như : lựu, kim quất, phật thủ vv… Cũng nên bấm ngọn đối với những cành mọc năm đó và có chiều dài từ 15 ~ 20 cm. Để hạn chế su trưởng dinh dưỡng, với mục đích tập trung dinh dưỡng cho cây ra hoa và đậu quả. Trong thời kỳ cây đậu quả, cũng nên kịp thời tỉa bớt một phần quả non, mỗi cành ngắn chỉ để lại một quả.
  • Đối với một số loại cây cảnh thưởng thức hoa. Chẳng hạn như : hoa cúc, hoa trà, hoa hồng Trung Quốc v.v… Bạn nên ngắt bớt nụ hoa, để giúp cho hoa có kích thước lớn, màu sắc tươi tắn, rực rỡ. Ngoài ra, nếu phát hiện cành mọc vượt, thì cần phải cắt tỉa ngay.
cắt tỉa và tạo dáng cho cây cảnh vào mùa hè

Vào mùa hè, có một số loài cây cảnh thường mọc chồi bất định ở phần thân hoặc cành chính. Những chồi này sẽ phát triển thành cành và đương nhiên tiêu hao dinh dưỡng của cây. Vì thế, cũng cần thiết loại bỏ chúng.

5. Nhân giống

Mùa hè là thời gian tốt nhất để tiến hành giâm cành những loại cây cảnh thường xanh. Chẳng hạn như: hoa ngâu, hoa nhài, đỗ quyên, dâm bụt v.v. Thời kỳ này, giâm cành có tỷ lệ sống rất cao.

Đối với một số loại cây cảnh như : hoa mai, hoa đào v.v… Mùa hè cũng là thời điểm tốt để ghép choi. Đối với ngọc lan trắng mùa hè cũng là thời điểm tốt để ghép dựa.

Mùa hè cũng là khoảng thời gian tốt nhất để gieo hạt. Ví dụ như:

  • Hoa păng-xê tím, gieo hạt vào tháng 7, thì vào khoảng đầu tháng 10, cây sẽ ra hoa.
  • Hoa cúc vi hoàng gieo hạt vào tháng 7 đến tháng 8, thì vào lúc giữa đông, cây sẽ ra hoa.
  • Hoa chuông tình yêu, hoa cẩm chướng gieo hạt vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9, thì mùa hè năm sau sẽ ra hoa.
  • Một số loài hoa thưởng thức vào mùa đông như: hoa báo xuân, loa kèn đỏ, quỳ thiên trúc… Thì phải gieo hạt vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 7.
  • Thu hải đường, đỗ quyên, sơn trà, hoa ngâu, dành dành, hoa kim ngân cùng một số loại cây cảnh thưởng thức lá nhiệt đới. Thì phải tiến hành giâm cành vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 7.
  • Với cây vân môn, đỗ quyên có thể tiến hành nhân giống bằng phương pháp tách cây vào mùa hè.
  • Một số loài cây cảnh như hồng Trung Quốc, kim quất, sơn trà và một số loại cây cảnh thuộc họ xương rồng, thì có thể tiến hành ghép cây vào mùa hè.
  • Với hoa mai, đỗ quyên, hoa quế, hoa nhài v.v, có thể tiến hành chiết cành vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 7.

6. Phòng chống sâu bệnh

Vào mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, cây cảnh dễ bị mắc sâu bệnh. Lúc này nên làm tốt công tác phòng chống sâu bệnh, để đảm bảo cho cây cảnh sinh trưởng khỏe mạnh. Nguyên tắc của phòng chống bệnh là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”,“Chữa bệnh sớm và chữa dứt điểm”.

Vào mùa hè, cây cảnh thường mắc một số bệnh hại chủ yếu sau: bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, bệnh mốc tro, bệnh đốm lá, bệnh tuyến trùng, bệnh thối nhũn do vi khuẩn. Sâu hại gồm hai loại chính là côn trùng dùng miệng khoan/hút (chẳng hạn như rầy mềm, nhện đỏ, ruồi trắng, rệp vảy v.v) và côn trùng dùng miệng nhai (chẳng hạn như ấu trùng của bướm và sâu bướm, bọ cánh cứng và côn trùng sống dưới đất.

Lưu ý: Vào mùa hè nhiệt độ cao, thuốc trừ sâu dễ phát tán bay hơn. Thêm vào cơ chế hấp thụ của cơ thể và da được tăng cường. Các chất độc hại dễ đi vào cơ thể khiến cho con người bị ngộ độc. Vì thế, vào mùa hè khi phun xịt thuốc trừ sâu, cần phải đưa chậu cảnh ra ngoài trời, tốt nhất nên phun xịt thuốc vào sáng sớm hoặc chập tối.

Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc hoa và cây cảnh vào mùa hè:

Cách phòng tránh cây cảnh bị ngập úng khi mưa vào mùa hè?

Ở nước ta, vào mùa hè thường mưa nhiều. Với những chậu cảnh đặt ngoài trời, sau khi mưa, chậu thường úng nước. Nếu không kịp thời tìm cách cho nước thoát đi. Thì dễ khiến cho rễ bị thiếu ô-xy trầm trọng. Điều này hết sức bất lợi đối với sự sinh trưởng của rễ.
Đặc biệt là đối với một số loại cây cảnh sợ úng nước như: xương rồng, cúc thược dược, thiên điểu, lan quân tử, vạn niên thanh, thu hải đường trường sinh, cùng với thủy tùng, sơn trà, hoa quế, hoa cúc v.v. Trong trường hợp không ảnh hưởng đến sự sinh trường của cây. Thì trước khi mưa, có thể đặt chậu cảnh hơi nghiêng một chút.
+ Thông thường đối với những loại cây cảnh không sợ úng nước. Thì sau khi mưa chỉ cần đổ hết nước trong chậu đi là được.
+ Nếu cây bị úng nước, trước tiên nên đặt cây ở chỗ râm mát. Tránh để cho mặt trời chiếu trực tiếp. Đợi cho đến khi cây phục hồi sinh trưởng, thì mới dần di chuyển cây đến vị trí thích hợp và tiến hành chăm sóc bình thường.

Trên đây là 6 lưu ý khi chăm sóc hoa và cây cảnh vào mùa hè tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết bạn sẽ biết cách chăm sóc cây cảnh của mình trong mùa hè thật tốt nhé.

5/5 - (1 bình chọn)