Và mùa xuân là thời điểm lý tưởng nhất để bạn tiến hành thay đất hoặc sang chậu cho cây cảnh. Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. Cách sang chậu và thay đất cho cây cảnh vào mùa xuân. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.
1. Vì sao cần sang chậu hoặc thay đất cho cây cảnh?
Đối với cây cảnh trồng trong chậu, nếu lâu ngày không thay đất, không sang chậu. Thì sẽ khiến cho rễ cây quấn vào nhau, chiếm hết thể tích của chậu. Nó làm cho đất trồng thiếu dinh dưỡng, đất cứng, hết màu, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dầy xung quanh thành chậu.
Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, lá kém tươi. Và bắt đầu nhuốm vàng và mắc sâu bệnh. Các cành không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu. Ngoài ra, mùa hè nắng chiếu vào thành chậu, đốt nóng rễ phía trong, cây lại hết đất nên lụi tàn rồi chết dần.
2. Khi nào cần thay đất và sang chậu ?
2.1 Quan sát phần rể của cây trong chậu
Thông thường, khi lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu có những rễ non mọc chồi ra ngoài. Thì chứng tỏ, rễ cây đã mọc chen chúc nhau trong chậu, đã đến lúc cần phải thay chậu.
Có thể lấy cây ra khỏi chậu, rồi quan sát bề mặt của bầu đất. Nếu trên bề mặt có rất nhiều rễ nhỏ, quấn lại với nhau, thì chứng tỏ cần phải sang chậu thay đất.
Nếu là cây con, rễ dần dần mọc kín chậu, thì cần phải thay sang chậu có kích thước lớn hơn. Để tăng lượng đất cho cây. Đồng thời cũng là tăng thêm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Nếu cây cảnh đã định hình, chỉ vì thời gian trồng trong chậu quá lâu. Khiến cho đất mất màu và cây thiếu dinh dưỡng, cần phải thay đất mới. Sau khi thay đất, thông thường có thể trồng cây cảnh vào chậu cũ. Nhưng cũng có thể dựa vào tình hình cụ thể để trồng cây vào chậu có kích thước lớn hơn.
2.2 Dựa vào tốc độ sinh trưởng của cây cảnh
Cần căn cứ vào tốc độ sinh trưởng nhanh hay chậm của cây để quyết định số lần thay chậu trong một năm.
Với những cây phát triển nhanh thì 1 năm có thể phải thay chậu 1 lần. Còn những cây phát triển chậm hơn, thì có thể thay chậu trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm.
Thời gian lý tưởng để thay đất mới cho cây là cuối đông chuẩn bị sang xuân. Đây là thời kỳ tăng trưởng của hầu hết các loại cây. Cả phần thân trên và rễ dưới đất, chính là thời điểm thích hợp giúp cây có nguồn thức ăn mới, không gian tăng trưởng rộng rãi cho bộ rễ phát triển.
Rất nhiều loại cây cảnh một năm, hai năm, vì sinh trưởng nhanh, nên trong quá trình sinh trưởng, thông thường cần phải thay chậu từ 2 đến 3 lần.
2.3 Dựa vào đặc tính của từng loại cây cảnh
Đối với phần lớn các loại cây cảnh lâu năm thì mỗi năm đều nên sang chậu thay đất một lần. Đối với loại cây cảnh thân gỗ phát triển nhanh. Ví dụ như: hồng, dâm bụt, hoa trạng nguyên thì mỗi năm cũng nên thay chậu một lần.
Đối với những loại cây cảnh thân gỗ phát triển chậm hoặc cây cảnh thân cỏ lâu năm. Ví dụ như : sơn trà, đỗ quyên, hoa mai, hoa quế, hoa lan v.v… Bạn có thể 2 ~ 3 năm thay chậu một lần. Trước khi thay chậu khoảng 1 ~ 2 ngày, không nên tưới nước, để cho bầu đất tách khỏi thành chậu.
3. Kỹ thuật sang chậu / thay đất cho cây cảnh
3.1 Phương pháp lấy cây ra khỏi chậu
Tuyệt đối không được đào bới hay nhổ gốc cây lên vì có thể sẽ làm đứt rễ và dẫn đến chết cây. Nên tiến hành như sau:
- Nếu đất xốp: Chỉ cần đặt chậu xuống chỗ đất mềm, cầm miệng chậu, nâng nghiêng về phía trước và đẩy đi đẩy lại thật nhanh nhiều lần, lần lượt xoay về nhiều phía. Những động tác này sẽ làm cho đất bụng ra khỏi chậu, lúc này bạn chỉ cần đổ cây ra và thấy bầu cây vẫn còn nguyên vẹn.
- Nếu cây to:Cần có 2 người kết hợp để lấy cây ra. Một người bê chậu và đổ, người kia đỡ lấy cây.
- Nếu đất chặt: Dùng một que sắt có đầu dẹt chọc vùng đất xung quanh thành chậu xuống tận đáy và bẩy cây lên.
- Còn với những chậu có phần miệng nhỏ hơn so với phần dưới thì không thể áp dụng các phương pháp trên mà chỉ có thể đập chậu đi mà thôi.
3.2 Mẹo lựa chọn và xử lí chậu mới
Chọn chậu có màu sắc, hình dạng, kích cỡ phù hợp với cây và lỗ thoát nước ở đáy chậu phải to. Nếu chậu có nhiều lỗ thoát nước càng tốt.
Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiện) hàng năm rồi càng tốt.
Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được.
Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng. Ví dụ như: lan, trà, đỗ quyên, thì phải kê cao mảnh sành lên một chút.
Đặt dưới đáy chậu một lớp xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi, rồi mới đặt cây vào.
Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu.
3.3 Trồng lại cây vào chậu mới
Khi cho cây cảnh vào chậu mới, chú ý vị trí của gốc cây trong chậu. Cần chính giữa hay lệch về bên nào, độ cao thấp của gốc đúng tầm, độ nghiêng đúng dáng thế.
Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu. Và tiếp theo là tưới nước đều để cho đất len lỏi, lấp đầy khoảng trống dưới đáy chậu.
Khi thay chậu sang đất cho cây xong tốt nhất nên để cây ở chỗ râm thoáng mát khoảng 20 ngày để cây lại sức và phát triển tốt tươi trở lại.
3.4 Lưu ý khi chăm sóc cây cảnh vào mùa xuân
Vào đầu mùa xuân, cần tránh để cho gió lạnh thổi vào cây cảnh Vào đầu mùa xuân, sau khi trải qua mùa đông dài lạnh giá, cây cảnh vẫn chưa tỉnh dậy hoàn toàn sau giai đoạn ngủ đông. Cây vẫn còn rất yếu. Khi mới chuyển sang mùa xuân, mọi người thường thích mở tung hết cửa sổ, cửa ra vào.
Lúc đó, nếu gió lạnh thổi trực tiếp vào cây cảnh, rất dễ khiến cho cây cảnh bị “cảm lạnh”, đặc biệt là những loại cây cảnh có xuất xứ ở khu vực nhiệt đới ưa nhiệt độ cao chẳng hạn như hoa ngâu. Chúng không chịu đựng nổi sự thay đổi lên xuống của nhiệt độ. Cây bị bệnh thì sẽ rụng lá, trường hợp nghiêm trọng còn khiến cho cây bị chết.
Vì thế, vào đầu mùa xuân, nếu trong nhà có chậu cảnh. Thì bạn mở cửa sổ cũng nên chọn những ngày nắng ấm, thời gian mở là khoảng giữa trưa. Đồng thời cũng nên di chuyển chậu cảnh đến vị trí không bị gió lạnh thổi trực tiếp.
Khi nhiệt độ môi trường dần tăng lên, thì cũng nên tăng dần số lần mở cửa sổ. Và thời gian mỗi lần mở cửa sổ cũng tăng dần từ ít đến nhiều. Nhằm mục đích để cho cây cảnh thích ứng dần dần với sự thay đổi của môi trường tăng cường sức đề kháng của cây.
4. Tổng kết
Trên đây là thông tin về những lưu ý khi tiến hành sang chậu, thay đất cho cây cảnh vào mùa xuân. Cũng như là cách chăm sóc chậu cây cảnh của bạn vào mùa xuân. Để giúp cây luôn khỏe mạnh, phát triển tốt. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy truy cập website wikicaycanh.com để xem cách trồng và chăm sóc nhiều loại cây cảnh khác nhé.