Ưu và nhược điểm của các loại chậu trồng cây phổ biến hiện nay

Chậu cảnh có ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng của cây cảnh. Việc lựa chọn một chậu cảnh phù hợp dựa trên kích thước bộ rễ cây cảnh và yêu cầu của cây cảnh đối với đất trồng là điều hết sức quan trọng.

các loại chậu trồng cây cảnh phổ biến

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn những loại chậu trồng cây phổ biến hiện nay. Cũng như tìm hiểu về ưu và nhược điểm của các loại chậu trồng cây này. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Các loại chậu trồng cây phổ biến hiện nay

1.1 Chậu đất nung

Chậu đất nung thường được làm bằng phương pháp nung đất sét. Đây là một trong những loại chậu cảnh thường gặp nhất, thông thường có loại chậu đất nung màu đỏ và chậu đất nung màu xám.

chậu trồng cây bằng đất nung

Ưu điểm của chậu trồng cây bằng đất nung:

Chậu đất nung có rất nhiều ưu điểm, không những giá cả rẻ, mà ở trên thành chậu có rất nhiều những lỗ nhỏ li ti, giúp chậu thoáng khí và thoát nước tốt. Điều này có tác dụng đối với việc phân giải phân bón trong đất, sự hỗ hấp và sinh trưởng của rễ cây.

Nhược điểm khi sử dụng chậu đất nung để trồng cây cảnh:

Khuyết điểm là nhìn thô ráp, màu sắc đơn điệu. Di chuyển không tiện lợi, dễ vỡ, sau một thời gian sử dụng thì những lỗ nhỏ của chậu sẽ bị bám cặn bẩn, không được đẹp như lúc ban đầu.

Những lưu ý khi chọn chậu đất nung để trồng cây:

  • Chậu đất nung thường tròn, với đủ các loại kích cỡ khác nhau. Thông thường đường kính của chậu và chiều cao của chậu xấp xỉ nhau.
  • Đối với những loại cây cảnh khác nhau sẽcó yêu cầu khác nhau đối với độ sâu của chậu. Thông thường chậu trồng đỗ quyên hoặc trồng loại cây cảnh rễ củ, thường nông.
  • Còn khi trồng các loại cây cảnh thuộc dòng lan quân tử thì cần dùng loại chậu sâu. Khi gieo hạt hoặc di chuyển cây cảnh cần phải lựa chọn loại chậu nông.

1.2 Chậu nhựa

Chậu nhựa có khối lượng nhẹ, lại khá chắc chắn, bền, không dễ vỡ. Nhưng có nhược điểm là khó thoát nước, không thoáng khí.

Vì thế cần phải để ý đến tình trạng vật lý của đất trong chậu, cần phải làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, để khắc phục nhược điểm này của chậu.

chậu bằng nhựa

Chậu nhựa thích hợp với các loại cây cảnh chịu nước, chịu ẩm. Chẳng hạn như: cây vân môn (Zantedeschia), cây thủy trúc, cây ráy lá xẻ, cây vạn niên thanh, cây nhện, cây thài lài tím, cây cỏ quan âm, thu hải đường

1.3 Chậu sành, sứ

Có thể nói các loại chậu cây cảnh bằng sành sứ được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay.

Ưu điểm của chậu sứ là: có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Thích hợp để làm đồ trang trí trong vườn nhờ vào tính thẩm mỹ cao.

Nhược điểm là: dễ vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên, nên cần để chậu cây ở nơi có nhiệt độ thấp. Loại chậu này cũng hút ẩm nhiều và khô nhanh chóng. Do đó, bạn cần phải tưới nhiều hơn cho những cây cảnh trồng trong loại chậu này.

Loại chậu này không dễ thoát nước, tính thoáng khí kém. Chính vì vậy rất khó nắm bắt định tình trạng khô ướt của đất trồng. Đặc biệt vào thời kỳ cây ngủ nghỉ, vì thường tưới nước quá nhiều dẫn đến cây bị thối gốc mà chết.

chậu bằng sành, sứ trồng cây
Chậu trồng cây cảnh bằng sứ (trái) và bằng sành (phải) – Nguồn: Internet

1.4 Chậu trồng cây bằng gỗ

Gần đây, để tận dụng những vật liệu sẵn có trồng rau sạch trong nhà phố. Nhiều gia đình đã chọn sử dụng các loại chậu cảnh bằng khung gỗ.

Ưu điểm: Những khung chậu cảnh làm từ gỗ có độ linh hoạt lớn. Bạn có thể dễ dàng tự chế theo nhiều kích thước to nhỏ khác nhau.

chậu bằng gỗ

Khung gỗ có thể trang trí hiệu quả và chịu nhiệt cũng như chịu lạnh tốt. Cũng nhờ vậy mà chậu gỗ có thể bảo vệ cây cảnh rất tốt.

Nhược điểm: Chậu gỗ dễ hỏng và mục khi tiếp xúc với nước và độ ẩm.

1.5 Chậu cây thủy canh bằng nhựa / thủy tinh

Chậu cảnh thủy sinh là loại chậu cảnh trong đó thay vì là đất thì người ta dùng nước. Cây trồng trong những loại chậu cảnh này là những thực vật sống trong nước như hoa sen, lục bình, thủy quỳnh ….

chậu thủy canh

1.6 Chậu giấy

Rất ít nhiều biết được, có thể dùng chậu giấy để trồng cây cảnh. Thực ra, chậu giấy được làm bằng bìa rồi dùng hồ dán lại. Loại này chỉ để trồng cây đặc biệt được sử dụng cho loại cây cảnh không ưa thay chậu. Ví dụ như: hoa đậu thơm, anh túc đỏ. Trước khi trồng, thì có thể ươm cây non trong chậu giấy, sau đó trồng cả rễ lẫn đất.

2. Những lưu ý khi chọn chậu trồng cây

Có một số người cho rằng, chậu cảnh càng to càng tốt. Quan điểm này dường như rất có lý. Chậu cảnh to, chẳng phải chứa được nhiều đất trồng, vừa có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cho cây cảnh lại vừa giúp cho rễ của cây có không gian lớn để sinh trưởng hay sao? Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm.

Chẳng hạn, dễ thấy nhất là trong trường hợp dùng chậu to để trồng cây cảnh loại nhỏ. Cây cảnh nhỏ, thì diện tích lá sẽ nhỏ, lượng nước bốc hơi từ lá cây cũng ít. Trong khi đó, chậu cảnh to, thì lượng nước tưới sẽ nhiều, chính vì vậy, đất trồng luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, đương nhiên sẽ ảnh hưởng để sự hô hấp và hấp thụ của rễ cây, từ đó khiến cho cây cảnh sinh trưởng phát triển không bình thường thậm chí thối rễ mà chết.

Nhưng chậu cảnh cũng không nên quá nhỏ. Cây cảnh to còn chậu lại bé, trên to dưới bé, không những làm mất giá trị thẩm mỹ của chậu cảnh. Hơn nữa vì ít đất nên có thể không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đồng thời cũng không có lợi cho sự phát triển của rễ và lá cành. Vì thế, cần phải lựa chọn chậu cảnh có kích thước tương xứng với kích thước của cây cảnh. Đường kính của chậu nên nhỏ hơn một chút so với đường kính của tán cây.

3. Câu hỏi thường gặp

Sử dụng chậu xi măng trồng cây có tốt không?

Cơ bản chậu xi măng trồng cây vẫn tốt. Đây cũng là một loại vật liệu dễ phân hủy khi không sử dụng nữa. Đây là loại chậu có trọng lượng khá cao sẽ giúp luôn ổn định. Tuy nhiên, nó sẽ só di chuyển đối với các loại chậu to và nặng.

Châu composite trồng cây được không?

Được ! Tuy nhiên đây là loại chậu trồng cây có giá thành tương đối cao. Nhưng ngược lại đây là loại chậu được sản xuất đẹp mắt và có tuổi thọ sử dụng lâu.

Trên đây là thông tin về ưu và nhược điểm của các loại chậu trồng cây trên thị trường. Cũng như là những đều cần lưu ý khi chọn chậu trồng cây tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website www.wikicaycanh.com để xem cách trồng và chăm sóc nhiều loại hoa cây cảnh khác nhé.

5/5 - (1 bình chọn)