Nghệ thuật tạo cây ký đá (Cây ôm đá)

Cây ký đá hiện đang được nhiều nguời ưa chuộng, do vẻ đẹp của cây được tăng lên rất nhiều. Nếu cây đã đẹp, lại ký đá, ngâm nước, tạo thêm cảnh sơn thuỷ (tiểu cảnh) hữu tình thơ mộng nữa thì sẽ càng hút hồn nguời thưởng ngoạn.

cây xanh ký đá

Ký đá còn có tác dụng hãm cho cây cằn lại. Toàn bộ phần trên phát triển chậm. Bộ lá nhỏ đi, trái lại, bộ rế lộ căn bám đá càng phát triển mạnh để cố tìm nước phía dưới đá. Như vậy dáng vẻ cổ thụ của cây cảnh, một tiêu chí không thể thiếu càng được hình thành. Ngoài ra các thực thể cây, đá, nước còn có giá trị tư tưởng biểu đạt ước mơ trường sinh vạn cổ của muôn người, muôn đời. Tính lãng mạn của tác phẩm nảy sinh.

Nhưng việc ký đá cho cây là rất khó, không những chỉ cần có kỹ thuật giỏi. Mà khi trồng cây ký đá còn đòi hỏi phải đạt tiêu chí nghệ thuật cao. Tức là phải tạo như tự nhiên mà lại đẹp hơn cả tự nhiên.

Cây xanh ký đá
Cây xanh ký đá – Ảnh: Internet

Trong tự nhiên, không ai đem cây trồng trên đá, mà là do cây tự mọc. Có thể từ một hạt cây rơi vào kẽ đá, hốc đá rồi nảy mầm và phát triển dần lên. Nhưng khó cao to như cây mọc trên đất. Rồi theo điểu kiện tự nhiên của từng địa thế nói đúng hơn là “thạch thế” khác nhau. Mà cây có nhiều kiểu dáng, nhiều kiểu rễ khác nhau, muôn hình muôn vẻ.

Nay ta lại đem một cây đã trưởng thành, trong điểu kiện hoàn toàn khác ký vào đá. Một việc làm nhân tạo, thế mà yêu cầu đặt ra lại là phải đúng như thiên tạo! Trước tiên, là phải tạo dựng sao cho đúng như cây tự nhiên mọc trên đá.

Chứ không phải cây do bàn tay con nguời đặt “ngồi” trên mặt một tảng đá. Cây nào cũng nhu cây nào! Muốn vậy cẩn tuân thủ những qui luật khắt khe của tự nhiên. Cũng chính là những qui tắc thẩm mĩ đã được nhiều nghệ nhân trong nước và ngoài nuớc thừa nhận.

1. Phương pháp ký đá theo kích cỡ cây cảnh

+ Đối với cây cảnh kích thước lớn ( cỡ đại)

Cây cảnh cỡ đại dáng trực ký đá phải là hình ảnh thu nhỏ loại cây tự nhiên mọc trên bãi đá. Có mặt nằm ngang tương đối.

Cây xanh cổ thụ ký đá
Cây xanh cổ thụ ký đá – Ảnh: Internet

Cây có dáng vẻ lùn cằn do điểu kiện sống ít màu mõ. Cây mà cao, mập thì vừa phi tự nhiên, vừa gây ấn tượng không vũng chắc.

Bộ rễ vươn toả xung quanh gốc luồn lách theo những khe hở. Và vuơn xa, bám chặt cả mặt trên, mặt cạnh và mặt dưới khối đá.

Diện tích bãi đá rộng hơn diện tích che phủ của bóng cây một ít là đẹp. Phạm vi rế vuơn toả rộng ít nhất bằng tán cây là hài hoà trên duới.

Nghệ thuật tạo cây mọc trên đá cần sự hài hoà cân bằng. Nhưng phải bất đối xứng mới tự nhiên. Cho nên không bao giò cho phép để cây ngay chính giữa bể mặt cua khoi dá.

+ Với cây cảnh kích thước trung bình (cỡ trung)

Cây cảnh cỡ trung, dáng xiêu ký đá phải là hình ảnh thu nhỏ cây ngoài thiên nhiên mọc ở bờ đá ven suối.

Cây và bộ cành vươn ra phía dòng suối. Nhiều cành phóng, cành buông như cố tìm ánh sáng và hơi nước. Thân và lá cây phải nhỏ.

Hệ thống bông tán thoáng đãng mới hợp với điều kiện tự nhiên là cây không có đất. Nhưng tất cả lại tạo được vẻ nên thơ của cảnh trí.

Bộ rế phải phát triển lệch và vươn dài trái với hướng cây đổ mới tụ nhiên và hài hoà. Bộ rế phải to, nổi, vươn xa, luổn lách, phát nhiều nhánh chằng chịt ôm chặt lấy bờ đá. Tỷ lệ thuận với phẩn trên của cây thì mới đủ sức giữ cho cây khỏi đổ, kể cả khi có lũ. Đồng thời trông mới hài hoà, cân bằng, bắt mắt.

+ Đối với cây cảnh có kích thước nhỏ (cỡ tiểu)

Cây cảnh cỡ tiểu (Bonsai mini) ký đá , dáng hoành hay huyền ký đá phải là hình ảnh thu nhỏ loại cây trong tự nhiên mọc trên sườn núi, vách đá.

Thân cây phải mảnh mai, toàn cây cằn cỗi với lá nhỏ và đanh, đẩy vẻ cổ thụ. Cần tạo dựng sao cho cành chiếu thuỷ. Nhánh cây thấp nhất cũng phải đủ độ cách xa mặt đất (chân núi) để tạo ấn tượng cao vời và bao la hùng vĩ của cảnh núi non.

Bộ rễ phát triển nguợc chiều cây đổ và vuơn toả cân xứng với toàn cây . Và đủ sức giữ cho cây nhu treo lơ lửng giữa trời mây mà không bao giờ rơi.

Muốn vậy gốc cây phải như tự mọc trong một hốc đá. Có những rễ bǎng ngang qua khe hở của tảng đá, vươn sang bên kia. Và rồi phân ra nhiêu nhánh, ôm chặt tảng đá như cả bàn tay luôn sang, xoè rộng mà níu giữ. Có những rế ôm bám nhiêu mặt một khối đá. Có những rế như cắm sâu vào suờn núi nơi có vết nút.

2. Những lưu ý khi trồng cây ký đá

Như vậy việc tạo cây ký đá cẩn có trình độ thẩm mĩ và nhiểu công phu trải qua bốn bước: tạo cây, lập ý, tạo đá, rôi mói thi công.

Tạo cây Bonsai ký đá quan trọng nhất là phải tạo bộ rế thật dài, rổi mới đến tạo dáng cây.

Mẹo nhỏ: Phuơng pháp tạo bộ rế dài là trổng cây vào vật chứa hình ống đủ thời gian cân thiết.

Tuỳ từng cây xem phải đặt ở vị trí nào trên đá cho thích hợp. Thục tế khó có truờng hợp ăn ý ngay, cho nên thuờng phải chế tác đá như: cưa, đục, đẽo, xếp, chắp vá các mảnh đá. Sao cho phù hợp với ý tưởng nhằm tạo được cảnh trí có chiểu sâu, chiểu rộng, chiểu cao . Làm tăng vê già cối, oai nghiêm hay là luớt, mộng mơ của cây.

Cuối cùng là trồng cây ký đá theo ý tuởng. Trong quá trình trồng cây bạn vẫn tiếp tuc sáng tao cho hoàn hảo. Thậm chí ngay cả khi tuong đã hoàn hảo rồi nhưng trong quá trình thuởng ngoạn. Bạn vẫn có thể còn có chổ phải sửa đổi cho đẹp hơn.

3. Những tác phẩm cây ký đá đẹp

Trên đây là những lưu ý khi trồng cây ký đá, nội dung được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết được cách trồng cây ký đá (ôm đá) tại nhà nhé.

1/5 - (1 bình chọn)