Bài viết này, WIKICAYCANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây hoa nhài tại nhà. Tác dụng khi trồng hoa nhài cũng như và ý nghĩa về mặc phong thủy của nó. Mời mọi người cùng tham khảo bài viêt nhé !
Thông tin chung về cây hoa nhài
1. Đặc điểm sinh học
Tên tiếng Anh | Jasminum sambac |
Tên tiếng Việt | Hoa nhài, Hoa lài |
Nguồn gốc | Đây là loài cây bản địa của các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á. Nó còn được sử dụng làm quốc hoa của các nước như: Philippines , Indonesia, , Pakistan và Tunisia. |
Đặc điểm nhận dạng | Hoa nhài là dạng cây bụi có chiều cao trung bình từ 0.5 – 3 mét. + Thân cây: thuộc loại thân thảo, cành nhánh phát triển có màu xanh đậm. Nhánh cây phát triển rậm rạp. + Lá cây có hình bầu dục, mặt trên có màu xanh bóng. + Hoa: thường tập trung ở đầu cành, thông thường mỗi chùm có từ 2 – 3 bông hoa. Hoa nhài có màu trắng và có hương thơm đặc trưng. Chính vì thế nó thường được trồng để lấy hoa ướp hương và ướp trà. + Quả: sau khi hoa tàn quả cây nhài xuất hiện, chúng thường có màu đen và nhanh rụng. |
2. Có bao nhiêu loại hoa nhài ?
Người ta thường phân loại hoa nhài dựa vào đặc điểm hoa và nguồn gốc của cây. Hiện tại ở Việt Nam có những loại hoa nhài phổ biến sau:
3. Tác dụng khi trồng hoa nhài trong nhà
Cây hoa nhài với lá cây sum suê, xanh bóng và nở hoa quanh năm. Với mùi thơm đặc trưng nên được nhiều gia đình chọn làm cây trang trí nội thất. Hoặc sử dụng để làm cây trồng trên ban công, sân vườn.
Mùi thơm của hoa nhài có tác dụng khử mùi rất tốt. Chính vì điều đó ở nhiều nước người ta trồng hoa nhài để lấy hoa chế tạo tinh dầu. Hoặc sử dụng để tạo ra các loại nước hoa, nước xả vải hoặc mùi hương trong mỹ phẩm.
Trong ẩm thực, hoa nhài được dùng để chế biến một số món ăn chai và dùng để ướp trà.
Trong y học cổ truyền, hoa nhài có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa đường huyết, hỗ trợ điều trị ung thư.
Ý nghĩa phong thủy khi trồng hoa nhài
Theo các chuyên gia về phong thủy, hoa nhài được xem là loại cây cảnh phong thủy man lại mai mắn cho gia chủ.
Chậu hoa nhài xanh tốt quanh năm, ngọn cây luôn hướng lên trời, giúp tạo ra nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống. Thu hút được tài lộc vượng khí cho gia chủ.
Với hương thơm dễ chiệu và hoa nở quanh năm, trồng cây hoa nhài trong nhà. Sẽ giúp gia chủ cải thiện các mối quan hệ trong gia đình, giúp gia chủ giảm căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Từ đó nhanh chóng đạt được thành công trong công việc mỗi ngày.
Hãy đặt một chậu hoa nhài trong phòng ngủ hoặc bên cạnh của sổ phòng ngủ. Nó sẽ giúp kích thích sự hưng phấn, giúp cho tình cảm vợ chồng thêm nồng thắm hơn đấy.
Cách trồng và chăm sóc chậu hoa nhài tại nhà
1. Kỹ thuật trồng hoa nhài
Hoa nhài là loại cây cảnh dẽ trồng, dễ chăm sóc và phát triển khá nhanh. Tuy nhiên để có thể trồng được một chậu hoa lài đẹp, cành lá sum suê, hoa nở bốn mùa. Bạn cần phải lưu ý đến những điểm sau đây.
+ Chọn chậu trồng cây
Hoa nhài phát triển rất nhanh, và là loại cây ưa nắng không chịu được ngập úng. Bạn cần chọn chậu trồng cây lớn (nếu trồng nhiều cây trong 1 chậu) và có lỗ thoát nước tốt.
+ Chọn đất trồng hoa nhài
Vì chúng ta chọn cách trồng cây hoa nhài trong chậu. Nên bạn càn chọn những loại đất mùn giàu dinh dưỡng. Và đất trồng cây phải tơi xóp, thoát nước tốt.
Bạn có thể sử dụng đất trộn theo công thức gồm: phân chuồn oai mục + mụn dừa + tro trấu + một ít cát xây dựng.
Hoặc đơn giản nhất là bạn có thể mua các loại đất trồng cây cảnh có bán ngoài cửa hàng hoa kiểng vẫn được.
2. Chăm sóc chậu hoa nhài tại nhà
Để chậu hoa nhài của bạn luôn luôn xanh tươi và phá triển tốt. Bạn cần lưa ý đến một vài điểm như sau:
+ Vị trí đặt chậu cây hoa nhài
Nên đặt chậu hoa nhài ở nơi ấm áp và có nhiệt độ trung bình từ 20 – 25oC. Nếu đặt nơi quá nóng, cây sẽ chậm phát triển và không ra hoa. Và trong điều kiện rét đậm thì cây sẽ chết.
Đây là loại cây ưa bóng râm, không thích hợp để trồng dưới ánh nắng trực tiếp. Hãy đặt chậu hoa nhài ở nơi thoáng mát có đủ sáng như: cạnh cửa sổ, phòng khách…
Mẹo: Di chuyển một chậu hoa nhài đến gần cửa sổ và phơi nắng từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày . Xoay chậu 90 độ mỗi tuần để đảm bảo cây tiếp xúc với ánh sáng đều.
+ Tưới nước đúng cách cho hoa nhài
Hoa nhài không chiệu được ngập nước và cũng không chiệu được khô hạn. Chính vì thế bạn cần lưu ý tưới nước đúng cách cho chậu hoa nhài. Trung bình 2 lần mỗi ngày vào mùa hè và mùa đông thì bạn chỉ cần tưới 2 ngày 1 lần.
Hãy chú ý quan sát chậu hoa nhài để biết khi nào bạn cần tưới nước cho cây. Dùng ngón tay chọc ở độ sâu 5cm, nếu thấy khô hãy tưới nước, không được để đất quá ẩm ướt.
+ Bón phân cho chậu hoa nhài
Vì được trồng trong chậu có kích thước nhỏ, nên lượng dinh dưỡng trong đất sẽ nhanh chóng mất đi. Bạn cần phải bổ sung thêm phân bón định kì để cây có đủ dưỡng chất phát triển và ra hoa.
Bạn có thể sử dụng phân trùn chỉ phủ lên bề mặt chậu một lớp từ 1 – 2cm sau đó tưới nước ẩm để tăng độ phì nhiu cho đất.
Mỗi tháng 1 lần bạn nên sử dụng các loại phân bón NPK pha loãng tưới xung quanh gốc cây để cung cấp dưỡng chất.
+ Cắt tỉa, tạo dáng
Chậu hoa nhài được chăm sóc tốt, nó sẽ phát triển rất nhanh. Bạn cần thường xuyên cắt tỉa loại bỏ cành già và lá hư để tránh bị sâu bệnh. Tỉa cành còn giúp kích thích cây mọc thêm cành mới, tạo tán cây đẹp hơn sau này.
Lưu ý: Bạn không tiến hành tỉa khi cây vào giai đoạn nở hoa vì làm giảm lượng hoa trên cây. Hãy đợi đến khi mùa hoa kết thúc và thông thường hoa nhài trồng trong nhà ít cắt tỉa hơn.
+ Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa nhài
Khi bạn chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, cây hoa nhài ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nhưng hãy lưu ý đến các loài côn trùng sau: Nhện đỏ, rệp sáp, rệp vảy.
Nếu thấy chúng xuất hiện với số lượng ít bạn hãy bắt bằng tay và nhúng vào xà phòng để tiêu diệt. Tiếp theo hãy rửa sạch lá với xà phòng loại bỏ trứng và dịch nhầy.
Trường hợp nặng bạn cần tham khảo sử dụng thêm các loại thuốc chuyên trị rệp và nhện đỏ nhé.
3. Nhân giống hoa nhài
Hiện nay, đa số nhà vườn đều nhân giống cây hoa nhài bằng cách giâm cành. Với phương pháp này, bạn sẽ nhanh chóng có một chậu hoa nhài để chưng trong nhà.
Cây sẽ bắt đầu ra rể và phát triển sau: 7 ngày
Để nhân giống cây hoa nhài tại nhà, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau đây:
- Chuẩn bị chậu, đất trồng và cây giống
Chọn chậu kích thước nhỏ, thoát nước tốt. Đất trồng có thể sử dụng đất trộn gồm: mụn dừa, tro trấu và cát xây dựng.
Chọn cành giâm: Dùng kéo cắt vài cành hoa nhài có độ dài khoảng 30cm, cắt dứt khoát hạn chế làm nát các mạch dẫn, tăng khả năng sống cho cành cây. Sau khi cắt, nhúng cành cây vào dung dịch kích thích ra rễ, pha dung dịch theo liều lượng khuyến cáo. - Giâm cành hoa nhài
Cắm cành hoa nhài vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn, cắm ở độ sâu 10 – 15cm, chừa phần trên khoảng 15cm có 2 – 3 mắt lá để cây mọc mầm tốt hơn. Nhớ ém lại góc sau khi trồng để cây không ngã trong quá trình chăm sóc. Tưới nước sau khi trồng tạo ẩm đất.
- Chăm sóc cành giâm
Đưa chậu cây vào nơi thoáng mát, tưới nước giữ ẩm. Đến khi mần non xuất hiện bạn có thể tập đưa cây ra ánh sáng dần. Khi cây phát triển cao khoản 15-20cm bạn có thể tách ra chậu lớn hoặc trồng xuống đất.
Những câu hỏi thường gặp khi trồng cây hoa nhài tại nhà
Bạn có thể tìm mua hoa nhài tại các cửa hàng cây kiểng, hoặc trên các trang thương mại điện tử như: tiki, shoppe…. Giá bán tùy từng loại và kích thước sẽ trung bình từ 35.000đ – 150.000đ một chậu.
Hoa nhài mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, có giá trị dược liệu cao, hương thơm giúp an thần và tăng tình cảm vợ chồng, giúp cho khu vườn và ngôi nhà bạn thêm xinh đẹp.
Được, tuy nhiên Vào mùa đông, trộn thêm phân hữu cơ lên lớp đất mặt để rễ cây không bị đóng băng, và làm tương tự như thế vào mùa hè để giữ ẩm cho cây. Nếu cây trồng chậu tại nhà, bạn nên mang cây vào nhà trong mùa đông. Hoa nhài trồng chậu trong nhà không cần che phủ nhiều, tuy nhiên cần đảm bảo đặt chậu ở vị trí có ánh nắng, nhiệt độ duy trì khoảng 16 – 20 độ.
Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây hoa nhài trong chậu tại nhà. Cũng như là ý nghĩa và công dụng của hoa nhài trong đời sống. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn, hi vọng qua bài viết này. Bạn sẽ tìm được cho mình một loại cây cảnh đẹp để trồng tại nhà nhé !