Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong đất / thủy canh tại nhà

Lưỡi hỗ có thể được xem là cây cảnh nội ngoại thất được ưa chuộn nhất hiện nay. Ngoài việc dễ trồng, dễ chăm sóc, nó còn có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả.

trồng cây lưỡi hổ tại nhà wikicaycanh.com

Bài viết này, WIKICAYCANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu cách trồng cây lưỡi hỗ trong chậu đất. Và trồng thủy canh tại nhà. Cũng như tìm hiểu về công dụng khi trồng lưỡi hổ. Những người có mệnh gì ? Tuổi gì ? Thì thích hợp trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

Thông tin về cây lưỡi hổ

1. Đặc điểm sinh học

cây lưỡi hổ ra hoa
Tên tiếng AnhSansevieria trifasciata
Tên tiếng ViệtCây lưỡi hổ, Cây lưỡi cọp, Cây vĩ hổ
Nguồn gốcCây được tìm thấy hầu hết tại các quốc gia thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới Tây Phi
Đặc điểm nhận dạngĐây là loại cây cảnh thuộc họ măng tây, cây trưởng thành có thể cao 50 – 60cm.
Thân cây có dạng dẹp, mọng nước và mọc hướng lên mặt trời.
Trên thân cây thường có 2 màu trắng và xanh chạy dọc từ ngốc đến ngọn.
Hoa cây lưỡi hỗ mọc thành chùm, có màu trắng và mọc từ thân cây.
Quả của cây lưỡi hổ có hình tròn
Tài liệu tham khảo wikipedia.org

2. Có bao nhiêu loài lưỡi hổ ?

Trên thế giới có hơn 70 loài cây lưỡi hổ được tìm thấy. Tuy nhiên, tại Việt Nam phổ biến nhất là các loài: lưỡi hổ xanh, Lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ vàng ….

lưỡi hổ thái lan
Cây lưỡi hổ Thái
Lưỡi hổ xanh ( Cây lưỡi mèo)
Lưỡi hổ xanh lùn ( Cây lưỡi mèo)
cây lưỡi hổ vàng
Cây lưỡi hổ vàng
lưỡi hổ xanh thường
Cây lưỡi hỗ xanh thường

3. Tác dụng khi trồng lưỡi hổ trong nhà

Lưỡi hổ là cây cảnh đẹp, dễ trồng và dễ chăm sóc trong nhà hoặc ngoài trời. Chính vì đều đó nó được chọn làm cây cảnh nội ngoại thất. Với màu xanh xẩm kèm các sọc vàng hoặc trắng, lưỡi hỗ giúp tạo không gian sống xanh cho ngôi nhà.

Bên cạch tác dụng làm đẹp, trồng cây lưỡi hổ trong nhà còn giúp thanh lọc không khí. Lưỡi hổ có thể hấp thụ các loại khí độc như Nitơ.

Đặc biệt: lưỡi hổ là loại cây quan hợp ngược, chúng sẽ cung cấp một lượng oxy lớn vào buổi tối. Chính vì đều đó trồng cây trong nhà sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu hơn.

Lá cây lưỡi hỗ là dạng mọng nước, nó có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn khá tốt. Hỗ trợ giảm bớt trình trạng da bị bỏng rộp, dị dứng hoặc trầy xước. Bạn có thể sử dụng lá cây lưỡi hổ rửa sạch, đắp lên vết thương sẽ giúp hạn chế thẹo.

Bên cạnh đó cây còn có một số tác dụng khác như:

  • Dùng làm chất sát khuẩn
  • Giảm căn thẳng và mệt mỏi
  • Dùng làm nước súc miệng
  • Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn

Lưu ý: cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây lưỡi hổ để điều trị bệnh

Cây lưỡi hỗ có độc không ?

Mặc dù có rất nhiều công dụng trong cuộc sống, nhưng lá cây lưỡi hỗ có chứa độc tố. Tuy không gây hại đến tính mạng chúng ta. Nhưng nếu vô tình nuốt phải, bạn sẽ có cảm giá buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.

Chính vì điều đó, cây lưỡi hổ được khuyến cáo là không nên trồng trong trường mẫu giáo. Hoặc những gia đình có trẻ nhỏ cần xem xét trước khi chọn trồng cây trong nhà.

4. Cây lưỡi hổ trong phong thủy

Theo các chuyên gia về phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà và bùa phép. Trồng cây lưỡi hổ trong nhà sẽ xua đi những điềm xấu, mang lại mai mắn cho gia chủ. Tuy nhiên tùy theo tuổi và mệnh của từng người mà sẽ có cách trồng cây lưỡi hỗ khác nhau.

cây lưỡi hổ trong phong thủy

+ Trồng cây lưỡi hổ theo mệnh của gia chủ

Với đặt điểm của cây là có màu xanh và màu vàng là chủ đạo. Trong ngũ hành của phong thủy, nó phù hợp với những người mệnh Kim và Thổ.

Những người mệnh Kim và mệnh Thổ khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Sẽ giúp xua đuổi cái xấu, mang đến nhiều điều mai mắn cho gia chủ.

+ Vị trí trồng cây trong nhà theo phong thủy

Để biến cây lưỡi hổ thành bùa hộ mệnh cho người mệnh Kim và Mệnh Thổ. Bạn cần chọn vị trí trồng cây theo đúng phong thủy nữa nhé.

vị trí trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Theo chia sẻ cửa các chuyên gia về phong thủy, vị trí đặt cây lưỡi hổ trong nhà tốt nhất là phòng khách. Đây là vị trí đắc địa của ngôi nhà, nó vừa để trang trí , vừa là nơi thu hút tài lộc cho gia chủ.

+ Cây lưỡi hổ hợp với người tuổi nào ?

Trong 12 con giáp, hầu như tuổi nào cũng có thể trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Để tiêu trừ tà khí, mang lại thuận lợi và mai mắn cho gia chủ.

Phương pháp trồng cây lưỡi hổ tại nhà

Hiện nay, có 2 cách để trồng cây lưỡi hổ tại nhà gồm: trồng trong chậu đất hoặc trồng thủy canh (thủy sinh) trong chậu. Tùy theo từng phương pháp mà có những ưu và nhược điểm riêng.

1. Trồng cây lưỡi hổ trong đất

Với phương pháp trồng cây trong đất, bạn có thể sử dụng cây lưỡi hỗ con hoặc lá để trồng đều được. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điểm sau:

+ Đất trồng cây

Lưỡi hổ là loại cây có lá mọng nước, cây phát triển nhanh với bộ rể lan rộng. Bạn cần sử dụng loại đất mùn tơi xóp giàu dinh dưỡng để trồng cây. Có thể bổ sung thêm các loại phân chuồn oai mục hoặc phân hữu cơ. Kết hợp với tro trấu và mụn dừa để giữ ẩm và thoát nước tốt hơn.

+ Chọn chậu trồng cây

Cây lưỡi hổ có tốc độ phát triển và đẻ nhánh rất nhanh. Tùy theo từng vị trị đặt mà bạn nên chọn chậu trồng có kích thước cho 1 xíu. Nó sẽ giúp cây có đủ không gian để phát triển bộ rể.

+ Trồng cây lưỡi hổ trong chậu

Sau khi trồng cây sẽ bắt đầu ra rể sau: 7 ngày

Để trồng chậu cây lưỡi hổ tại nhà, bạn có thể làm theo 3 bước đơn giản như sau:

  1. Chuẩn bị

    Bạn chuẩn bị đất trồng và chậu như hướng dẫn ở trên. Chọn những bụi cây lưỡi hổ trưởng thành, tươi tốt để tách con. Hoặc sử dụng những lá lưỡi hỗ già, không sâu bệnh.trong-cay-luoi-ho-tai-nha-1

  2. Trồng cây

    Tiến hành cho 2/3 lượng đất trồng vào chậu. Cắm lá lưỡi hổ hoặc cây lưỡi hỗ con vào và cho đất phủ kính gốc cây. Dùng tay ép thật chặc đất xung quanh gốc cây. Tưới nước và đưa chậu cây vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.trong-cay-luoi-ho-tai-nha-3

  3. Chăm sóc

    Sau 7 – 10 ngày cây sẽ bắt đầu ra rể, bạn có thể di chuyển cây ra ngoài ánh nắng mặt trời để trồng. Tầm 30 ngày khi rể già và cây bắt đầu có lá non, bạn có thể sử dụng phân NPK pha loãng để tưới cho cây.trong-cay-luoi-ho-tai-nha-4

2. Trồng cây lưỡi hổ thủy canh (thủy sinh)

Để trồng cây lưỡi hổ theo phương pháp thủy canh. Bạn cần chuẩn bị cây lưỡi hổ giống khỏe mạnh, không bệnh tật và đang phát triển bình thường. Bạn tiến hành làm theo các bước như sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị giống, chất trồng và chậu cây

Bạn có thể mua những chậu lưỡi hổ trưởng thành tại các cửa hàng cây cảnh. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn cây to hoặc nhỏ nhé. Sử dụng các loại chậu thủy tinh hoặc chậu thủy canh để trồng.

+ Bước 2: Trồng cây vào chậu

Trước khi trồng cây vào chậu, bạn cần loại bỏ hết đất trên cây lưỡi hổ. Sử dụng vòi nước để rửa thật sạch rất trên rễ cây. Sau đó đặt cây vào trong chậu, cho nước vào ngập 2/3 rể cây.

Lưu ý: Không cho nước ngập lên thân cây, nó sẽ làm cây bị úng nước và chết

+ Bước 3: Chăm sóc chậu lưỡi hổ thủy canh

Sau khi cho nước vào trong bình hoặc chậu thủy tinh. Bạn hãy đặt cây ở nơi thoáng mát nhưng phải có ánh sáng mặt trời như cửa sổ. Sau khoản 7 – 10 ngày bạn quan sát nếu rể non phát triển thì cây đã thích nghi được với môi trường sống trong nước. Lúc này bạn có thể tiến hành thay nước cho cây, đồng thời cũng bổ sung thêm một ít phân nước để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển.

Cách chăm sóc chậu lưỡi hổ tại nhà

Lưỡi hổ là loại cây cảnh dễ trồng và dễ chăm sóc, sau khi cây đã quen với môi trường sống. Chúng sẽ phát triển cực nhanh, bạn chỉ cần lưu ý vài điểm sau đây :

tưới nước đúng cách cho cây lưỡi hổ

+ Tưới nước cho cây

Lưỡi hỗ là loại cây không ưa nước nhưng chiệu được điệu kiện khô hạn rất tốt. Bạn cần quan sát đất trồng cây, xem có thật sự khô chưa. Bạn có thể tưới nước cho cây trung bình 1 lần 1 tuần vào mùa nắng. Và có thể tưới cây 2 tuần 1 lần vào mùa mưa.

+ Ánh sáng

Cây lưỡi hổ có thể sống tốt trong môi trường thiếu sáng, tuy nhiên nếu trồng trong nhà quá lâu lá cây sẽ chuyển sang màu xanh nhạt. Bạn cần mang cây ra ngoài ánh sáng trung bình mỗi tuần 1 lần trong 60 – 90 phút. Để cây có thể quang hợp tạo ra diệp lục màu xanh cho lá cây.

Nếu bạn trồng cây ngoài sân vườn hoặc bờ rào, tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp quá lâu có thể làm lá cây cháy, hoặc khô héo chuyển qua màu vàng hoặc trắng.

+ Phân bón cho cây lưỡi hổ

Theo chia sẻ của nhà vườn, khi trồng lưỡi hổ rất ít khi phải bón thêm phân. Nếu cần bạn có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ như: phân gà, phân bò, phân trùn chỉ… Hoặc pha loãng NPK để tưới xung quanh gốc cây mỗi tháng 1 lần là đủ.

bón phân cho cây lưỡi cọp

+ Phòng trừ sâu bệnh

Những cây lưỡi hổ được chăm sóc kỹ sẽ rất ít khi bị sâu bệnh. Có chăn là vào mùa mưa, ánh nắng yếu, nhiều nước làm cây dễ bị trình trạng thối thân hoặc thối rể.

Trường hợp trên bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chống nấm để tưới định kì. Hoặc khi phát bệnh, bạn có thể tiến hành thay chậu cho cây lưỡi hổ và loại bỏ những thân cây bị hư thối đi.

Những câu hỏi thường gặp khi trồng lưỡi hổ tại nhà

Mua cây lưỡi hổ ở đâu ? Giá bán như thế nào ?

Hiện tại, bạn có thể tìm mua cây lưỡi hổ dễ dàng tại các cửa hàng cây kiểng. Hoăc trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada… Giá bán trung bình từ 80.000đ đến vài trăm nghìn mỗi chậu. Tùy theo từng loại và từng kích thước khác nhau.

Cây lưỡi hỗ hợp với người mệnh gì ? Tuổi nào trồng cây lưỡi hỗ tốt nhất ?

Theo các chuyên gia về phong thủy, Cây lưỡi hổ có màu xanh và viền vàng và đây đều là những gam màu tượng trưng cho mệnh Thổ và mệnh Kim. Đồng thời cây hợp với tuổi Ngọ sinh nhằm các năm: 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014.

Nên trồng cây lưỡi hổ ở vị trí nào trong nhà tốt nhất ?

Bạn nên đặt cây trong phòng khách, vừa tạo ấn tượng cho khách đến chơi nhà mà còn giúp bảo vệ cho gia đình. Đây cũng được xem là vị trí thu hút nhiều tài lộc, tiền tài cho gia đình.

Cây lưỡi hổ có độc không ?

Lá cây lưỡi hỗ có chứa một lượng độc tố, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng con người. Nhưng nếu ăn phải lá cây lưỡi hổ thì sẽ có cảm giác đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Chính vì thế bạn hãy cân nhắc trồng cây trong nhà nếu có trẻ nhỏ nhé.

Chậu cây lưỡi hổ để bàn đẹp
Chậu cây lưỡi hổ để bàn đẹp – Ảnh: Internet
Cây Lưỡi Hổ Moonshine - Siler Queen - Cây Lưỡi Hổ Trắng
Cây Lưỡi Hổ Moonshine – Siler Queen – Cây Lưỡi Hổ Trắng – Ảnh: Internet

Trên đây là cách trồng cây lưỡi hổ tại nhà. Cũng như những tác dụng khi trồng cây lưỡi hổ trong đời sống. Giải đáp được câu hỏi cây phù hợp với người tuổi gì ? Mệnh gì ? Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được một loại cây phong thủy thích hợp để trồng tại nhà nhé.

5/5 - (1 bình chọn)