Hôm nay, Wiki Cây Cảnh chia sẻ với mọi người về Cây trúc đào. Cũng như tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc loại cây này trong nhà. Và một số lưu ý khi bạn chọn trồng cây trúc đào, mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.
1. Thông tin về cây trúc đào
1.1 Giới thiệu chung
Cây trúc đào (Nerium oleander) có lá giống lá trúc, hoa giống hoa đào. Chính vì thế chúng được gọi là “trúc đào”. Cũng có người cho rằng lá của nó giống lá liễu, hoa giống hoa đào, nên nó còn có tên gọi khác là “đào lá liễu”.
Trúc đào là cây bụi hoặc cây thân gỗ nhỏ, thường xanh. Cây có chiều cao lên đến 5 mét với các cành mọc gần như thẳng. Cành mềm dẻo. Lá mọc đối hay mọc vòng từng cụm 3 lá, thuộc loại lá đơn, mép nguyên, cuống ngắn. Phiến lá hình mác, dài 7 ~ 10cm, rộng 1 ~ 4cm, dai, cứng. Mặt trên của lá có màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn.
Hoa trúc đào mọc thành chùm trên đỉnh, tràng hoa có hình chiếc phễu. Hoa có nhiều màu sắc như màu đỏ đào, trắng, hồng phấn hoặc màu vàng. Cây dường như nở hoa quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè và mùa thu.
Quả thường ra vào mùa đông và mùa xuân. Quả là loại quả nang dài nhưng hẹp, kích thước dài 5 ~ 23 cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ.
1.2 Đặc điểm sinh học
+ Đặc tính của cây:
Trúc đào ưa sáng, nhưng cũng có khả năng thích hợp với môi trường râm mát. Cây ưa khí hậu nhiệt đới, ấm áp, độ ẩm cao, khả năng chịu rét kém.
Cây trúc đào không chịu được ngập úng, vì thế nên trồng ở nơi có địa thế cao, khô ráo, thoát nước tốt. Cây có thể được trồng thành từng lùm cây hoặc từng cây riêng rẽ, cũng thể trồng trong chậu cảnh lớn.
Cảnh giác: Lá cây, vỏ cây, rễ, hoa, hạt đều có chứa chất độc. Nếu ăn phải, có thể dẫn đến tử vong.
+ Nhu cầu về ánh sáng:
Cây trúc đào thích hợp sinh trưởng trong môi trường có nhiều ánh nắng. Cây cũng có khả năng chịu được bóng râm. Trong quá trình trồng và chăm sóc, cần phải đảm bảo cho cây được chiếu nắng trực tiếp ít nhất là 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
+ Nhiệt độ thích hợp để trồng cây trúc đào:
Cây trúc đào ưa khí hậu ấm áp, cũng có chút ít khả năng chịu lạnh. Cây sinh trưởng tốt trong môi trường có nhiệt độ từ 14 ~ 30°C.
Vào mùa đông, nên chuyển chậu cảnh trồng trúc đào vào trong nhà kính hoặc phòng ấm. Nếu không, cây có thể bị cóng lạnh.
Với những cây trúc đào nhỏ, trước khi có sương. Bạn cần phải di chuyển cây vào trong nhà để nuôi dưỡng và chăm sóc. Vào khoảng tháng 4 năm sau, chuyển cây ra ngoài để chăm sóc bình thường.
+ Loại đất phù hợp để trồng trúc đào:
Khi trồng trúc đào trong chậu cảnh, có thể phối trộn đất trồng như sau: 5 phần đất vườn, 4 phần đất cát, 1 phần bánh dầu. Hoặc cũng có thể phối trộn 4 phần đất lá mục, 2 phần đất vườn, 2 phần phân chuồng ủ hoai, 2 phần đất cát, đồng thời, rải bột xương ở dưới đáy chậu làm phân bón lót.
2. Cách trồng cây trúc đào
Cây trúc đào ra hoa, nhưng thường không kết trái. Vì thế, thường tiến hành nhân giống hoặc trồng cây trúc đào bằng phương pháp giâm cành.
Thời gian giâm cành bánh tẻ là khoảng đầu tháng 4. Giâm cành non nên tiến hành vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 7.
- Bước 1: Chọn cành khỏe mạnh đã mọc được 1 năm, rồi cắt ngắn thành từng khúc có chiều dài từ 15 ~ 20 cm.
- Bước 2: Cắt hết lá, rồi ngâm vào trong nước sạch để kích thích mọc rễ. Mực nước ngập khoảng 1/3 cành giâm. Cứ 2 ngày thì thay nước sạch 1 lần.
- Bước 3: Giầm vào trong nước khoảng 10 ngày, khi nhìn thấy xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng ở trên lớp vỏ của phần được ngâm vào trong nước, thì lấy cành giâm ra cắm vào trong đất cát.
- Bước 4: Khoảng nửa tháng sau, cành sẽ mọc rễ. Khoảng 1 tháng sau, có thể đem trồng vào chậu cảnh.
3. Hướng dẫn chăm sóc chậu trúc đào tại nhà
Trúc đào được biết đến là một loại cây chiệu hạn rất tốt. Chính vì thế, khi trồng cây trong chậu vấn đề chăm sóc cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, để cây trúc đào lớn nhanh, xanh tốt và ra nhiều hoa. Bạn cần tuân thủ một số qui tắc chăm sóc cây cơ bản sau:
3.1 Nước tưới
Mặc dù ưa nước, nhưng trúc đào lại sợ úng nước. Nếu trời mưa liên tục nhiều ngày thì cần kịp thời đổ hết lượng nước ứ đọng trong chậu cảnh, để đề phòng rễ cây bị thối.
Tưới nước quá nhiều sẽ khiến cho lá bị vàng và rụng, ảnh hưởng đến việc nở hoa vào năm sau.
- Vào mùa xuân và mùa thu. Khi tưới nước cần phải xem tình trạng thể của đất trồng. Tốt nhất nên giữ cho đất trồng ở tình trạng ẩm ướt vừa phải.
- Mùa hè là thời gian cây sinh trưởng mạnh nhất cũng là thời kỳ cây ra hoa. Vì thế, cây cần khá nhiều nước.
- Hằng ngày, cần phải tưới nước vào buổi sáng và buổi tối. Đồng thời phải lưu ý phun xịt nước vào lá cây, để giữ cho lá cây xanh và sạch.
Lưu ý: Khoảng giữa tháng 10, sau khi đưa cây vào trong nhà, thì nên hạn chế lượng nước tưới. Và đừng nên tưới nước quá nhiều. Nếu không, cây rất dễ bị thối rễ, rụng lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng trong năm tiếp theo.
3.2 Bón phân
Cây trúc đào là loại cây ưa phân bón. Từ khi đưa cây ra ngoài nhà cho đến khi hoa rụng, thì cứ cách khoảng 20 ngày lại bón 1 lần nước phân loãng.
Sau tiết lập thu, trúc đào sinh trưởng nhanh. Lúc đó, cứ cách 15 ngày lại bón phân 1 lần cho đến khi đưa cây vào trong nhà để tránh đông.
3.3 Cắt tỉa
Vào mùa xuân, khi trúc đào đâm chồi, cần phải tiến hành cắt tỉa, tạo dáng cho cây. Nếu trong thời gian dài không tiến hành cắt tỉa. Thì cành cây sẽ dài và nhỏ, lá già sẽ rụng, phía dưới sẽ trống rỗng.
Lá và hoa đều tập trung ở phần trên ngọn, dáng cây rất xấu, ảnh hưởng đến giá trị thưởng thức. Với những cành dài và yếu. Bạn có thể cắt từ phần gốc, đối với những cành mọc quá dày. Và cũng có thể tỉa bớt một phần, để cho cành phân bố đều, dáng cây đầy đặn, đẹp.
Lưu ý: Hầu hết tất cả các bộ phân trên cây trúc đào đều mang độc tố. Bạn cần phải mang găng tay và đồ bảo hộ cẩn thân khi chăm sóc cây. Rửa tay thật sạch với xà phồng trước khi làm những việc khác nhé.
3.4 Phòng trừ sâu bệnh
Cây trúc đào thường mắc bệnh đốm lá và bệnh u bướu. Có thể dùng loại thuốc bột hòa nước Mancozeb 70%, pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:600 để phun xịt.
Sâu hại cây chủ yếu là bọ cánh cứng và rầy mềm, có thể dùng loại thuốc nhũ dầu Buproferin 25%, pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2000 để phun xịt.
4. CẢNH GIÁC: Cây trúc đào chứa độc tố
Mặc dù cây trúc đào có hoa và lá rất đẹp. Tuy nhiên, tất cả các bộ phận của cây trúc đào đều chứa độc tố. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi vô tình ăn phải. Chính vì thế, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi trồng cây trong nhà. Đặc biệt đối với gia đình có trẻ nhỏ.
Một số biểu hiện khi người hoặc vật nuôi ăn phải cây trúc đào:
+ Cảm thấy mất sức sống, mệt mỏi, buồn nôn và tổn thương dạ dày
+ Bạn sẽ cảm thấy nhịp tim đập nhanh hơn bình thường và có cảm giá rối loạn nhịp tim
+ Cảm giác ớn lạnh và da nhợt nhạt do tuần hoàn máu bị ảnh hưởng bởi chất độc của cây
+ Trường hợp sử dụng một lượng lớn cây trúc đào có thể dẫn tới tử vong do tổn thương hệ thần kinh dẫn đến dột quy và tai biến.
5. Câu hỏi hường gặp
Rễ cây trúc đào sinh trưởng rất nhanh. Cây trúc đào 3 năm tuổi, trồng trong chậu có đường kính 40 cm, thì rễ của nó có thể mọc kín chậu, hình thành nên khối rễ chằng chịt, gây trở ngại cho sự thẩm thấu của nước và phân bón, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Nếu không kịp thời tỉa bớt rễ, thì cây sẽ khô héo, rụng lá, thậm chí là chết. Thời điểm tốt nhất để cắt tỉa rễ là từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9. Lúc đó, rễ đang vào thời kỳ ngủ nghỉ. Đây là cơ hội tốt để cắt tỉa bớt rễ cây.
Công dụng đầu tiên có thể kể đến là được trồng làm cây cảnh trang trí nội ngoại thất.
Công dụng thứ là chiếc xuất thành chất chữa trị mẫn ngứa. Bào chế thuốc trợ tim, suy tim, phù nề … Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng trực tiếp các bộ phận của cây. Lượng độc tố bên trong cây trúc đào có thể làm bạn tử vong vi ngộ độc. Hãy liên hệ với trung tâm y tế địa phương để được hướng dẫn nhé.
Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây trúc đào. Cũng như các lưu ý cực kì quan trong về lượng độc tố có trong cây trúc đào. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổn ghợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về các loại cây có hoa đẹp . Nhưng mang độc tố nguy hiểm đến sức khỏe để cân nhắc trước khi trồng trong nhà.