Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn thông tin về. Cách trồng và chăm sóc giống bụp hồng cận (râm bụt cánh kép). Mời mọi người cùng tham khảo nhé.
1. Thông tin về cây bụp hồng cận
1.1 Đặc điểm nhận dạng
Cây bụp hồng cận còn có tên gọi khác là dâm bụt kép, râm bụt kép, mộc cận, hồng cận biếc. Với tên khoa học là Hibiscus syriacus.
Cây mọc thành bụi, phân cành nhiều thành dày đặc, cao đến 3 m. Phần gốc thường không có lá, trơ cành nhánh màu xám trắng, mọc thẳng. Lá đơn mọc cánh, phiến lá xẻ thùy sâu không đều, mép khía răng thô, màu xanh bóng nổi rõ các gân.
Cây râm bụt hồng cận thường ra hoa vào mùa hè, mùa thu. Thời kỳ ra hoa khá dài. Hoa đơn hoặc hoa kép. Hoa có màu sắc thay đổi (tùy theo các chủng). Cánh tràng xếp sát nhau, mềm xoắn lại và xòe rộng đến 10cm.
Cây bụp hồng cận là loại cây cảnh thưởng thức hoa thường được trồng trong công viên hoặc sân vườn.
1.2 Đặc điểm sinh học
+ Tập tính:
Cây bụp hồng cận ưa sáng, nhưng cũng có thể chịu được bóng râm bán phần. Cây có thể chịu được lạnh, nhưng sợ khô hạn. Cây có yêu cầu không cao đối với đất trồng, có thể sống được ở đất cằn cỗi, cũng có thể sinh trưởng được ở vùng đất sét hoặc đất có tính kiềm.
+ Nhu cầu ánh sáng:
Cây có yêu cầu không quá khắt khe đối với ánh sáng. Vừa có thể sinh trưởng trong môi trường với ánh nắng chan hòa, lại có thể sinh trưởng trong môi trường bóng râm bán phần.
+ Nhiệt độ trồng phù hợp:
Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là khoảng 20°C. Cây có thể chịu đựng được nhiệt độ thấp đến -150C. Ở những khu vực giá lạnh, thì mùa đông nên sử dụng các biện pháp chống rét cho cây. Nếu không, cây sẽ bị chết cóng.
+ Loại đất trồng cây bụp hồng cận:
Cây bụp hồng cận trồng trong chậu cảnh rất dễ sống. Có thể phối trộn đất trồng với những thành phần sau: 3 phần đất vườn, 2 phần đất lá mục, 1 phần phân gà, 1 phần xỉ than đã được sàng.
2. Hướng dẫn trồng cây bụp hồng cận tại nhà
Có thể trồng cây theo 2 hình thức là gieo hạt hoặc giấm cành. Hiện nay thì cả phương pháp đó đang được rất nhiều người đang sử dụng.
Phương pháp giâm cành sẽ áp dụng với những cây lớn và phát triển nhanh chóng, còn đối với những ai yêu thích những cây bụp hồng cận lùn thì có thể chọn cách gieo hạt.
2.1 Cách trồng bụp hồng cận theo phương pháp giâm cành.
Nếu tiến hành giâm cành vào mùa xuân, thì vào mùa hè cùng năm, cây có thể ra hoa. Phương pháp giâm cành như sau:
- Bước 1: Khi nhiệt độ môi trường đã ổn định ở mức khoảng 15°C. Thì bạn lựa chọn những cành râm bụp khỏe 1 ~ 2 tuổi. Và chưa đâm chồi (nếu khi tiến hành giâm cành, cành đã mọc lá dài, thì nên ngắt bỏ những lá mới mọc).
- Bước 2: Bạn chặt râm bụt cành thành những khúc nhỏ, có chiều dài từ 15 ~ 20 cm. Rồi cắm xuống đất, sâu khoảng 10 15 cm. Tức là chiều sâu cắm xuống đất vào khoảng 2/3 của cành giâm, rồi vun đất chặt.
- Bước 3: Sau khi giâm xong, cần phải tưới đủ nước ngay. Nhưng cần lưu ý, chưa cần phải bón lót.
2.2 Cách trồng cây bụp hồng cận bằng hạt:
- Có thể gieo trực tiếp hạt cây bụp hồng cận xuống đất hoặc chậu mà bạn đã chuẩn bị trước đó với lượng phân bón đã chuẩn bị sẵn.
- Sau đó, dùng bình xịt để tưới, để giữ độ ẩm và đồng thời giúp hạt nhanh chóng nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp để cho hạt nảy mầm từ 15 ~ 20°C.
- Khi cây con mọc từ 2 ~ 3 lá, có thể mang cây đi trồng vào những vị trí ưa thích của bạn.
3. Cách chăm sóc cây bụp hồng cận
Mặc dù nói cây là một loại cây cảnh dễ trồng, tuy nhiên để cây luôn xanh tươi và ra nhiều hoa to đẹp. Bạn cần tuận thủ một số qui tắc chăm sóc cơ bản sau:
3.1 Nước tưới
Sau khi cây được trồng cố định, cần phải tưới nước đẫm. Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, nên thường xuyên tưới nước, để giữ cho đất trồng ẩm ướt.
3.2 Phân bón
Khi các cành bắt đầu đâm chồi, thì cần phải bón thúc kịp thời, để thúc đẩy sự sinh trưởng dinh dưỡng của cây.
Trước khi cây ra nụ cần bón từ 1 ~ 2 lần phân lân, phân kali, để thúc cho cây ra nụ. Trong khoảng thời gian cây ra hoa nhiều nhất (từ tháng 5 đến tháng 10). Đồng thời với việc dọn cỏ, vun đất, thì nên bón thúc 2 lần, chủ yếu là phân lân và phân kali, có thể bón thêm phân đạm.
Vào mùa đông, khi cây ở trạng thái ngủ nghỉ thì nên tiến hành dọn cỏ. Khai thông rãnh thoát nước ở xung quanh cây hoặc đào lỗ để bón phân. Chủ yếu là bón phân hữu cơ, có thể bón thêm một lượng vừa phải phân vô cơ tổng hợp. Với mục đích cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và ra hoa vào năm tới.
3.3 Cắt tỉa
Sau khi trồng và trước khi cây đâm chồi vào mùa xuân, thì cần tiến hành cắt tỉa và tạo dáng cho cây. Thông qua việc tỉa bớt cành, cắt ngắn cành, để giúp cây có dáng đẹp. Cần phải kịp thời tỉa cành khô, cành mọc dày, để đảm bảo cây được chiếu sáng và thoáng gió.
3.4 Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh hại cây râm bụt chủ yếu có bệnh thán thư, bệnh khô lá, bệnh phấn trắng. Sâu hại chủ yếu có nhện đỏ, rầy mềm, bướm đêm xén tóc v.v. Nếu phát hiện sâu bệnh hại, thì cần phải phòng trị kịp thời.
4. Câu hỏi thườn gặp
Sau tết, cây bụp hồng cận bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh. Lúc đó, muốn hạn chế hiện tượng cành mọc quá dài, nên làm một số công việc sau:
+ Đối với những cành mọc vượt, mọc quá dài nên xử lý như sau, khẽ bẻ nhẹ cành, sao cho cành không bị đứt rời khỏi cây, sau đó dùng dây buộc lại. Công việc này có thể tiến hành vào buổi chiều những ngày nắng. Như thế, lá cây sẽ không bị rụng.
+ Hạn chế tưới nước. Đất trồng khô thì cành sẽ to, đất trồng ướt thì cây sẽ mọc dài. Dùng ngón tay chọc sâu xuống bề mặt đất trồng khoảng 1 cm, nếu không cảm giác ướt thì mới tưới nước. Hoặc cũng có thể quan sát lá cây, nếu lá có biểu hiện héo thì mới tưới nước.
+ Giảm lượng phân bón, hạn chế tối đa bón phân đạm. Từ tiết cốc vũ đến tiết mang chủng, bón phân khoảng 3 lần, chủ yếu bón phân tổng hợp. Không bón hoặc bón ít phân đạm, để thúc cho cành phát triển to khỏe.
Cả 2 loại hoa này là 1 khi chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tên tiếng Anh của nó là Rose of Sharon.
Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây dâm bụp hồng cận tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết bạn sẽ biết thêm được cách trồng 1 loại cây râm bụp với hoa đẹp nhé.