Trong bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa nhài trong chậu. Và cách xử lý trình trạng cây hoa nhài bị vàng lá khi trồng tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.
1. Thông tin về cây hoa nhài
Cây hoa nhài (Jasminum sambac) còn được gọi là hoa lài. Đây là loại cây có nguồn gốc từ khu vực giữa Ấn Độ, Ả Rập và phía Nam Trung Quốc.
Cây thuộc dạng cây bụi hoặc dây leo thường xanh, cao khoảng 3 mét. Hoa nhài có đến hơn 200 loài, mỗi loài có các đặc tính riêng.
Cành già có màu nâu vàng. Cành non nhỏ màu xanh có dạng dây leo. Lá xanh nõn có chất giấy hình oval hoặc bầu dục, bề mặt lá ánh lên.
Hoa tinh khiết, cánh xoè dạng cây dù, thường mỗi cành có 3 hoa nhưng có lúc chỉ 1 hoa hoặc đến 5 hoa, hoa thường nở ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa có màu trắng, đơn cánh hoặc nhiều lớp. Thời gian ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10.
Những bông hoa nhài hình ngôi sao xinh xắn có hương thơm ngọt ngào quyến rũ lan tỏa trong không khí vào những đêm mùa hè.
Chúng nở suốt mùa hè trên những bụi cây hoặc dây leo, tùy từng giống hoa. Những nụ hoa nhài có thể được thu hoạch để làm một loại trà thơm và giúp phục hồi sức khỏe.
2. Kỹ thuật trồng hoa nhài làm kiểng
Hoa nhài là loại cây cảnh ngoại thất dễ trồng, cây có thể được trồng trong chậu hoặc trực tiếp ngoài vườn. Cây cũng thường được trồng ở các công trình công cộng như: công viên, trường học, khu dân cư… Để trồng được chậu hoa nhài tại nhà bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:
2.1 Đặc tính của cây hoa nhài
Cây hoa nhài không chịu được lạnh, sợ khô hạn, không chịu được ẩm ướt. Cây thích hợp với đất trồng là loại đất thịt hơi chua, màu mỡ, tơi xốp và thoát nước tốt. Cây không ưa đất có tính kiềm.
2.2 Vị trí trồng cây
+ Nhu cầu về ánh sáng của cây hoa lài
Cây hoa nhài ưa bóng. Trong môi trường nhiều nắng, lá cây sẽ xanh thẫm, cành to, nhiều nụ, hoa thơm, màu sắc đẹp.
+ Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa lài
Cây hoa nhài ưa nhiệt độ cao. Nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của cây là 22 ~ 35°C. Nhiệt độ quá cao khiến cây ở vào trạng thái bán ngủ nghỉ, ra ít hoa, ra hoa không đều.
Nhiệt độ quá thấp khiến cây sinh trưởng chậm, hơn nữa cây không chịu được nhiệt độ thấp. Trong thời gian dài, nếu nhiệt độ môi trường ở mức dưới 50C thì một bộ phận cành sẽ bị chết cóng.
2.3 Đất trồng
Khi trồng cây hoa nhài trong chậu cảnh, có thể sử dụng loại đất trồng hơi chua, tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt. Có thể phối trộn đất trồng như sau: 4 phần đất vườn, 4 phần đất lá mục và 2 phần cát
3. Cách chăm sóc chậu hoa nhài tại nhà
Việc chăm sóc chậu hoa nhài tại nhà cũng không quá phức tạo. Bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề về nước tưới, phân bón, cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh cho cây là được.
3.1 Tưới nước đúng cách
Cây hoa nhài không chịu được khô hạn, nhưng lại sợ úng nước. Vào mùa mưa nhiều, cần phải kịp thời đổ nước mưa ứ đọng trong chậu cảnh. Nếu không, cây dễ bị vàng lá.
Mùa hè, vào những ngày trời nắng, cần phải tưới nước cho cây hằng ngày, tưới 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối. Nếu phát hiện lá bị xoăn, tưới phun sương vào lá, có thể kích thích lá sinh trưởng.
3.2 Cách bón phân cho chậu hoa nhài
Thời kỳ sinh trưởng mạnh của cây là giữa mùa hè. Thời điểm này nên bón nhiều phân hữu cơ và phân lân, phân kali. Mỗi tháng bón 2 lần.
Thời kỳ sinh trưởng mùa hè, cây hoa nhài thường có hiện tượng cành lá tươi tốt nhưng không nở hoa. Nguyên nhân chủ yếu là bón quá nhiều phân đạm, làm cho cành lá mọc vượt.
Trong trường hợp này, cần phải hạn chế bón đạm. Tăng cường bón phân lân và phân kali, để thúc cho cây ra nụ. Đồng thời cũng cần phải lưu ý chuyển cây đến nơi thoáng gió, nhiều nắng.
3.3 Cắt tỉa và tạo dáng cho cây
Trước khi thay chậu, cần phải cắt tỉa 1 lần. Đối với những cành mọc từ năm trước, nên cắt ngắn, chỉ để lại khoảng 10 cm. Đồng thời, cắt bớt những cành khô, cành sâu bệnh, cành mọc quá dày, cành khẳng khiu. Sau khi hoa tàn, cần phải cắt bớt những cành có hoa tàn, để kích thích cây mọc ra cành mới, hạn chế chiều cao của cây.
3.4 Phòng trừ sâu bệnh
Một số bệnh hại thường gặp ở cây hoa nhài như bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh bồ hóng, bệnh héo rũ trắng gốc. Sâu hại chủ yếu có nhện đỏ và sâu cuốn lá. Trong quá trình chăm sóc, cần chú trọng đến việc phòng sâu bệnh. Nếu cây mắc sâu bệnh, cần phải phun xịt thuốc để chữa trị kịp thời.
4. Phương pháp nhân giống cây hoa nhài
Để nhân giống cây hoa nhài , hiện nay người ta thường áp dụng phương pháp nhân vô tính. Bằng cách cắt hom rồi giâm cành trong bầu đất hoặc trên liếp đất đã được chuẩn bị trước.
Cây hoa lài ngoài thân chính thì còn có những cành nhánh mọc vươn dài ra mặt đất gần giống như một loại dây bò. Thường gọi là dây “lươn” (hay cây “lươn”, nhánh “lươn”).
Những nhánh này thường dài một, hai mét. Và đôi khi đến trên 3 mét mà vẫn chưa phân nhánh phụ. Tức là, những mầm ngủ trên mỗi đốt lá chưa mọc ra nhánh con, mà vẫn còn đang “ngủ”.
Ngoài những dây “lươn” bò dưới đất còn có những dây “lươn” từ giữa bụi mọc thẳng lên, còn gọi là “lươn” đứng.
Khi chọn cây để lấy hom, không nên dùng thân chính vì những cây này mầm ngủ gần như đã mọc hết thành các nhánh cho bông.
Mặt khác, nếu còn thì những cây con mọc ra sau này tuy nhanh cho bông. Nhưng chúng lại rất nhanh già cỗi, chỉ cho một ít đợt bông rồi năng suất sẽ giảm dần, phải phá bỏ sớm.
Vì thế, bạn phải dùng những dây “lươn” để lấy hom. Vì loại dây này không những cho hệ số nhân giống cao (cho nhiều hom), mà cây con sau này vừa mọc khỏe, trẻ lâu mà cho năng suất cao.
Các bước nhân giống hoa nhài bằng phương pháp giâm cành:
- Bước 1: Bạn chọn những dây “lươn” có độ lớn cỡ cây đũa ăn cơm, “da” (vỏ cây) bắt đầu chuyển sang màu hơi xám. Cắt bỏ bớt phần gốc (do quá già) và phần ngọn (do quá non), chỉ lấy đoạn giữa.
- Bước 2: Dùng dao sắc cắt xéo dây “lươn” ra thành hom, mỗi hom dài khoảng 20 – 25cm, có 3 đốt lá. Với những hom có lá thì dùng kéo cắt bỏ những lá của hai đốt dưới, chỉ để lại của đốt trên cùng.
- Bước 3: Sau khi cắt để khoảng 3 – 4 giờ cho se mặt cắt thì đem trồng giâm hom vào bầu đất hoặc giâm trên liếp đất đã được chuẩn bị sẵn.
Lưu ý: Cả hai cách làm trên đây đều phải có giàn che nắng. Sau khi giảm hom, tưới đẫm nước một ngày 3 lần. Khi mầm mọc dài khoảng 3cm thì dỡ bỏ dần giàn che nắng và tưới ngày một lần, đảm bảo luôn đủ ẩm cho cây. Sau khi giâm hom khoảng 3 tháng rưỡi là có thể đem cây giống đi trồng ở chậu.
6. Câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân khiến cho lá cây bị vàng chủ yếu là tưới nước quá nhiều, đất trồng có tính kiềm và thiếu dinh dưỡng. Đất trồng luôn trong tình trạng ẩm ướt kéo dài, sẽ khiến cho rễ cây bị thối vì thiếu ô-xy, lá cây bị vàng, trường hợp nghiêm trọng có thể làm cho cây bị chết. Vì thế, việc tưới nước phải tuân thủ nguyên tắc “đất khô mới tưới, đã tưới thì phải tưới đẫm”. Trong trường hợp đất trồng hoặc nước tưới có tính kiềm, thì trong thời kỳ sinh trưởng của cây, có thể tưới dung dịch sunphat sắt pha loãng. Nếu lá cây bị vàng là do lâu ngày không thay chậu hoặc bón phân quá ít, thì chỉ cần thay chậu cho cây, bón phân định kỳ, không lâu sau, cây lại có thể sinh trưởng bình thường.
Hiện nay, hoa nhài được cá nhà vườn nhân giống bán rất phổ biến. Bạn có thể tìm mua dễ dàng với giá từ 30.000đ – 50.000đ mỗi chậu tùy theo từng giống.
Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy, hoa nhài có màu trắng. Nó đặc biệt phù hợp với người mang mệnh Thủy và mệnh Kim. Không hợp với người mệnh Thổ. Trong 12 con giáp thì người mang con giáp nào cũng có thể trồng hoa lài trong nhà.
Trên đây là thông tin về Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa nhài trong chậu. Cũng như là cách xử lí trường hợp lá cây bị vàng do tưới quá nhiều nước. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được cách trồng một loại hoa đẹp tại nhà nhé.