Hoa huệ Tây: Cách trồng và chăm sóc cây tại nhà

Hoa huệ tây là loại cây cảnh dễ trồng và chăm sóc tại nhà. Được nhiều người chọn trồng trong chậu hoặc ngoài vườn để trang trí rất đẹp.

cách trồng hoa huệ tây

Trong bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn. Cách trồng và chăm sóc hoa huệ tây trong chậu tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Thông tin về hoa huệ tây

1.1 Nguồn gốc

Hoa huệ tây hay còn gọi là Hoa loa kèn. Cây có tên tiếng anh là Amaryllis. Đây là một loài thực vật có hoa với tên khoa học Lilium longiflorum Thunb (họ Liliaceae). Loài cây này xuất xứ từ Nhật Bản và đảo Ryukyu. Nhưng được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu từ thế kỷ 20 với nhiều màu sắc khác nhau. Phần lớn các hoa thuộc họ này có một đặc điểm chung là hoa loe ra nhìn như cái kèn. Nên được gọi là hoa Loa Kèn – tên đặt theo hình dáng bông hoa.

Hoa huệ tây du nhập vào nước ta cùng với hoa cẩm chướng. Hoa được trồng đầu tiên tại Đà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của hoa. Sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác.

Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet v.v, … Thì hoa huệ tây được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Nhất là với Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý.

Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như loa kèn là một thú chơi của dân nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Bởi vì, nước Pháp khi xưa được gọi là vương quốc của loa kèn. Với người Pháp, hoa loa kèn là biểu tượng của lòng trong trắng, trinh tiết.

phân loại hoa huệ tây
Các loại hoa huệ tây phổ biến trên thị trường – Ảnh: Internet

1.2 Đặc điểm nhận dạng

Huệ tây có nhiều lá mọc rải rác theo vòng rộng, hình thoi dài, khá đều đặn, phiến lá thẳng, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn.

Lá có Độ lớn của lá tùy theo điều kiện trồng, số lá thường từ 50 chiều rộng từ 1.8 ~ 2.8 cm. Chiều dài lá từ 9 ~ 12 cm. Lá mềm, bóng có màu xanh nhạt.

Hoa huệ tây trắng thường hơi nghiêng, tạo thành 3 góc so với mặt phẳng nằm ngang khoảng 45 ~ 60o. Hoa có hình loa kèn, màu trắng. Chiều rộng cánh hoa từ 5 ~ 7 cm. Chiều dài cánh hoa từ 14 ~ 18 cm. Đường kính hoa từ 10 ~ 12 cm, cánh hoa hơi cong. Hoa có hương thơm đậm đà, hoa cắt có độ bền khoảng 6 ~ 10 ngày.

Quả huệ tây là loại quả nẻ, hình tròn dài. Mỗi quả có 3 ngăn và có vài trăm hạt. Quả có chiều dài 8 ~ 10 cm, đường kính hạt 15 ~ 22 mm, 1 gam có 700 ~ 800 hạt. Trong điều kiện khô lạnh, hạt có thể giữ được 3 năm. (1) Đặc điểm

2. Kỹ thuật trồng hoa huệ tây

Mặc dù đây là một loại hoa du nhập từ nước ngoài. Nhưng nó thích nghi tương đối tốt với khí hậu tại Việt Nam. Tuy nhiên, để trồng hoa huê tây tại nhà, bạn cần lưu ý đến các đặc điểm sau:

cách trồng hoa huệ tây trong chậu

2.1 Đặc tính sinh học

Cây huệ tây ưa sống trong môi trường mát mẻ, ẩm ướt, nhiều nắng, nhưng che nắng một chút sẽ thích hợp hơn. Cây sợ khô hạn, nắng nóng. Cây chịu lạnh kém, ưa sống trong những lớp đất dày màu mỡ, nhiều mùn, kỵ nhất là đất sét

2.2 Vị trí trồng

+ Nhu cầu về Ánh sáng của hoa huệ tây

Cây hoa huệ thuộc loại cây ngày dài. Thời gian chiếu sáng dài hay ngắn không những ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa, mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hoa. Thời kỳ đầu yêu cầu che bóng nhiều, thông thường phải che nắng 60%. Khi ánh nắng dịu, có thể không cần che. Như thế sẽ giúp cây càng khỏe mạnh, không bị mọc vống, hoa to mà đẹp.

+ Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa huệ tây

Cây huệ tây ưa khí hậu mát mẻ, ẩm ướt. Nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của cây là 20 ~ 28°C vào ban ngày, khoảng 14°C vào ban đêm.

Nhiệt độ cao hơn 30°C sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, dẫn đến nụ hoa bị thoái hoa, số lượng hoa nở cũng giảm xuống rõ rệt.

Lưu ý: Nếu nhiệt độ thấp hơn 10°C, sự sinh trưởng của cây gần như dừng lại.

2.3 Đất trồng hoa huệ tây

Khi trồng cây trong chậu cảnh, có thể sử dụng loại đất trồng màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt. Để phối trộn đất trồng có thể dùng 4 phần đất vườn, 4 phần đất lá mục và 2 phần đất cát.

3. Cách chăm sóc hoa huệ tây trồng trong chậu

Để có được một chậu hoa hệ tây đẹp mắt, lá xanh mướt và hoa to với màu sắc rực rỡ. Bạn cần lưu ý những điều sau đây trong quá trình chăm sóc cây tại nhà:

cách chăm sóc hoa loa kèn

3.1 Tưới nước đúng cách

Cây hoa loa kèn là loại thực vật rễ nông, có yêu cầu cao đối với nước, vừa không được thiếu nước, vừa không được tưới quá nhiều.

Cần phải giữ cho đất trồng luôn trong trạng thái ẩm ướt, sao cho dùng tay nắm đất thành khối mà không có nước nhỏ xuống là được.

Sau khi cây mới trồng, thông thường cứ cách 3 ~ 4 ngày thì tưới nước 1 lần. Mỗi lần không nên tưới quá nhiều nước. Nếu không sẽ khiến cho rễ củ của cây bị thối.

Thông thường nên tưới nước vào buổi sáng những ngày nắng. Ngoài ra, chú ý đặt cây ở nơi thoáng gió, với độ ẩm không khí khoảng 80%.

3.2 Bón phân

Hoa loa kèn có nhu cầu khá lớn đối với phân đạm (N) và phân kali (K). Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, cứ cách khoảng từ 10 ~ 15 ngày thì lại bón một lần.

Lưu ý: Khi trồng hoa huệ tây tại nhà bạn cần hạn chế việc bón phân lân. Bởi vì, bón quá nhiều phân lân sẽ khiến cho lá bị vàng và khô. Trong thời kỳ cây ra hoa, có thể bón thêm phân lân từ 1 – 2 lần.

3.3 Cắt tỉa

Sau khi cây ra hoa, thì nên kịp thời cắt tỉa bớt những bông hoa héo úa, để làm giảm bớt một phần sự tiêu hao dưỡng chất, từ đó tập trung dưỡng chất nhiều hơn giúp cho củ phát triển. Sau khi cây ra hoa, rất nhiều người thường vứt rễ củ đi.

Thực ra, nó vẫn còn khả năng tái sinh, chỉ cần cắt hết lá đi. Đào rễ củ lên khỏi chậu cảnh rồi vùi ở trong cát, giữ ẩm. Và không được phơi nắng, thì đến năm sau vẫn có thể trồng lại thêm một lần nữa, và cây có thể ra hoa lần thứ hai.

3.4 Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh hại chủ yếu ở cây hoa huệ tây gồm bệnh đốm đen, bệnh mốc tro và bệnh khô héo. Để phòng chống, nên định kỳ phun xịt thuốc Carbendazim 25% pha loãng 300 lần.

Sâu hại chủ yếu có bọ đất và tuyến trùng, có thể sử dụng Trichlorfon 90% pha loãng 1500 lần để phòng trị.

4. Phương pháp nhân giống hoa huệ tây

Có hai phương pháp thường được sử dụng nhân giống hoa huệ tây là: gieo hạt và tách củ.

4.1 Gieo hạt hoa huệ tây

Gieo hạt là phương pháp nhân giống hữu tính, chủ yếu được sử dụng để gây giống.

Phương pháp cụ thể như sau:

  • Bước 1: vào mùa thu, thu hái hạt, cất trữ, đến mùa xuân năm sau đem gieo.
  • Bước 2: Sau khi gieo khoảng 20 ~ 30 ngày, thì hạt nảy mầm. Thời kỳ cây con cần phải che bóng. Đến mùa thu, khi củ nhỏ đã hình thành ở dưới đất, thì có thể đào lên để trồng riêng.

Lưu ý: Thời gian cây con trưởng thành và ra hoa có thể lên đến 3 năm hoặc lâu hơn nữa, tùy thuộc vào chủng loại. Vì thế, phương pháp này không thích hợp để nhân giống hoa loa kèn trong gia đình.

4.2 Phương pháp tách củ hoa huệ tây

Nếu chỉ cần nhân giống một hoặc vài cây, thì có thể sử dụng phương pháp tách củ nhỏ. Thông thường xung quanh củ già có mọc nhiều củ nhỏ.

nhân giống hoa huệ tây bằng củ
  • Bước 1: Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, là thời gian thu hoạch hoa loa kèn. Bạn có thể tách những củ nhỏ ra khỏi củ già. Cất trữ vào cát để trong phòng ấm với mục đích bảo vệ củ qua mùa đông.
  • Bước 2: Đến mùa xuân năm sau, đem củ trồng vào chậu cảnh. Nuôi đến khoảng tháng 9 – tháng 10 năm thứ ba thì củ nhỏ phát triển thành củ lớn và mọc thành cây.

Lưu ý: Phương pháp này thường được sử dụng khi nhân giống với số lượng ít, chỉ thích hợp với những hộ gia đình.

5. Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để ngăn ngừa nụ hoa loa kèn bị héo rụng?

Khi nụ hoa dài khoảng 1 ~ 2 cm thì đôi lúc xảy ra hiện tượng nụ bị héo úa và bị rụng. Sau khi cây ra nụ, nếu thiếu ánh sáng, đất trồng bị khô và rễ phát triển kém, thì hiện tượng này lại càng dễ xảy ra.

Ngoài ra, nhiệt độ quá cao cũng khiến cho nụ bị rụng. Phương pháp phòng tránh như sau: trong quá trình sinh trưởng của cây, không được để cho cây thiếu nước, để đảm bảo cho rễ phát triển tốt.

Trước khi cây ra nụ, cần phải bón thúc một số nguyên tố vi lượng như Bo, Molypden v.v.

Sau khi cây ra nụ, cần phải tăng cường chiếu sáng, độ ẩm không khí không được quá lớn. Những biện pháp kể trên đều có thể phòng tránh được hiện tượng nụ hoa bị héo úa hoặc bị rụng.

Hoa huệ tây hợp với người mệnh gì? Tuổi gì?

Hoa huệ tây có rất nhiều màu sắc, chính vì thế mỗi một màu hoa sẽ phù hợp với mệnh của từng gia chủ khác nhau. Ví dụ:
+ Hoa màu trắng hợp người mệnh Kim và Thủy
+ Hoa màu đỏ hợp người mệnh Hỏa và Thổ
+ Hoa màu vàng hợp người mệnh Thổ và Mộc
Theo chia sẻ của các huyên gia phong thủy, trong 12 con giáp thì gia chủ mang tuổi nào cũng có thể trồng hoa huệ tây trong nhà để mang lại may mắn.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc hoa huệ tây trong chậu. Cũng như là các phương pháp để nhân giống hoa huệ tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?