Trong bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn . Bí quyết để trồng và chăm sóc cây hoa ngâu làm kiểng tại nhà. Cũng như tìm hiểu về công dụng và giá trị về phong thủy khi trồng cây ngâu. Mời bạn cùng tham khảo bài viết nhé.
1. Thông tin về cây hoa ngâu
Cây hoa ngâu có nguồn gốc từ các khu rừng thưa hoặc cây bụi ở vùng núi. Tìm thấy nhiều tại Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Myanma, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Cây hoa ngâu thuộc loại cây thường xanh, cây thân nhỏ hoặc cây thân bụi phân nhánh nhiều từ gốc. Nhưng nếu được trồng trong điều kiện thích hợp cây có thể cao đến 6 m trong tự nhiên. Trong trồng cảnh quan, cây ngâu phát triển đến 2.4 ~ 3m . Nhưng khi cây bị cắt tỉa nó sẽ có kích thước nhỏ hơn.
Cây ngâu mang nhiều nét khá đặc biệt. Như tán lá xanh vàng và cành hoa màu vàng cho mùi thơm ngát. Nhưng không quá sặc sỡ. Lá cây có hình dạng kép lông chim lẻ dài 5 ~ 12.5 cm, thông thường có 3, 5 hoặc 7 lá chét có hình trứng cho đến hình elip dài 7.5 ~ 10 cm.
Hoa ngâu thường mọc thành từng cụm. Và mỗi cụm hoa có dạng chùy ở nách lá dài 5 ~ 10 cm. Chứa nhiều hoa vàng tròn nhỏ. Hoa ngâu thường nở từ tháng 4 đến tháng 9. Đặc biệt sau những cơn mưa rào, nó càng nở nhiều hơn.
Hoa ngâu chỉ cho mùi thơm ban ngày còn ban đêm gần như không có mùi. Hoa thơm mùi chanh ngọt ngào đã tạo thêm một tên gọi khác cho cây là “cây chanh giả”. Hoa ngâu có hoa đơn tính và lưỡng tính. Chỉ có những hoa cái được thụ phấn thì mới cho quả, nhưng việc ngâu đậu quả khá hiếm gặp.
2. Công dụng của cây ngâu trong đời sống
Cây ngâu thường được dùng làm cây trồng hàng rào tạo ranh giới phán chia các khu vực trong cảnh quan. Cây ngáu cũng có thể làm cây cảnh trong nhà hoặc trong sân vườn.
Trong y học cổ truyền cây ngâu có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như đau nhức xương khớp, tăng huyết áp … Ngoài ra hoa ngâu còn có tác dụng giảm căng thẳng và hỗ trợ sức khẻo tinh thần tốt.
Trong phong thủy, cây hoa ngâu được xem là loại cây giúp mang tài tài lộc cho gia chủ. Khi trồng cây trong nhà giúp lan truyền nguồn năng lượng tích cực cho mọi thành viên.
3. Kỹ thuật trồng cây hoa ngâu làm kiểng
Hoa ngâu rất dễ trồng, bạn có thể trồng cây ngoài vườn hoặc trong chậu đều được. Tuy nhiên, để việc trồng cây đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý các đặc điểm sau:
3.1 Đặc tính của hoa ngâu
Cây hoa ngâu ưa sống trong môi trường nóng, ẩm, nhiều nắng. Cây không chịu được lạnh, thích hợp với đất trồng là loại đất thịt màu mỡ, thoát nước tốt.
3.2 Vị trí trồng cây
+ Nhu cầu về ánh sáng của cây ngâu
Trong suốt bốn mùa, cần phải đặt cây ở nơi có nhiều nắng.
- Nếu đặt cây ở nơi ánh sáng đầy đủ, thoáng gió trong sân vườn hoặc ban công. Mỗi ngày cây được chiếu sáng từ 8 12 tiếng đồng hồ trở lên. Thì lá cây sẽ xanh tươi, cành nhánh to, hoa nở nhiều lần, hoa có màu vàng tươi, mùi thơm cũng nồng.
- Nếu đặt cây ở nơi không đủ ánh sáng, tối tăm, thì cành lá sẽ yếu ớt, mọc vượt, cây ra hoa ít, mùi thơm sẽ nhạt.
+ Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa ngâu
Cây hoa ngâu ưa nóng. Nhiệt độ càng cao, hoa càng thơm. Thông thường, nhiệt độ trên 30°C, với điều kiện cây được chiếu sáng đầy đủ, thì hoa sẽ có mùi rất thơm.
Ngược lại, nếu sống trong môi trường nhiệt độ thấp, hoa sẽ không thơm bằng khi cây sống trong môi trường nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp cho cây hoa ngâu là 20 ~ 35°C. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10, cây có thể nở hoa đến 5 lần.
3.3 Đất trồng cây
Cây hoa ngâu ưa loại đất trồng hơi chua. Nếu đất trồng có tính kiềm, thì cây sẽ sinh trưởng kém, thậm chí là bị chết.
Đất trồng chậu cảnh có thể chọn loại đất thịt, tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt, sau đó có thể trộn thêm một ít cát hoặc đất mặt đồi núi. Cũng có thể sử dụng đất sét vàng (đất hoàng thổ) tơi xốp màu mỡ trộn thêm 30% tro trấu.
4. Cách chăm sóc chậu hoa ngâu tại nhà
Việc chăm sóc chậu cây ngâu cũng không quá phức tạp, vì cây có sức sống tốt và thích nghi với khí hậu tại Việt Nam. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và ra nhiều hoa, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau đây:
4.1 Tưới nước đúng cách
Số lần tưới nước cho cây cần phải quyết định dựa trên các yếu tố như kích thước của cây, thời tiết và vị trí đặt cây.
Mùa hè là mùa sinh trưởng mạnh của cây, lượng nước tưới phải nhiều hơn các mùa khác, thông thường, mỗi ngày tưới 1 lần.
Những ngày nắng nóng nhiệt độ cao, nên tưới 2 lần, trong đó 1 lần vào buổi sáng, 1 lần vào buổi tối. Nếu cây bị thiếu nước, thì lá cây sẽ vàng, thậm chí là bị rụng.
Nếu trời mưa, thì sau khi mưa, cần phải đổ hết nước ứ đọng trong chậu, để ngăn ngừa cây bị thối rễ. Việc tưới nước nhiều ít cho cây còn ảnh hưởng đến mùi thơm của hoa.
4.2 Chế độ bón phân
Để cho cây ra hoa nhiều và thơm, thì nên bón nhiều phân lân, phân kali. Cây hoa ngâu có tập tính ra hoa nhiều lần trong 1 năm. Chính vì thế cây tiêu hoa nhiều dinh dưỡng. Bạn cần phải bón thêm phân vào những thời điểm thích hợp.
Thời gian tốt nhất để bón phân cho cây là khoảng 6 giờ chiều. Nếu trước khi cây ra hoa, tăng lượng phân lân, phân kali. Và đồng thời bạn nên để cây ở nơi có ánh nắng tán xạ. Kèm theo tưới đủ nước, thì cây sẽ cho hoa có mùi thơm đậm hơn.
Nếu trước khi cây ra hoa mà bón nhiều phân đạm. Hoặc để cây ở nơi thiếu ánh sáng. Hoặc tưới nước quá nhiều. Thì hoa sẽ chỉ mùi thơm thoang thoảng, thậm chí còn mất mùi thơm.
4.3 Cắt tỉa & tạo dáng
Nên cắt tỉa thường xuyên để cây có dáng đẹp. Đối với những cây sống lâu năm, thì những cành phía dưới thường già yếu khô chết.
Vì thế cứ cách khoảng 1 năm lại tiến hành cắt tỉa bớt. Để kích thích cho chồi bất định ở phía dưới mọc ra cành mới. Giúp cây có dáng khỏe mạnh, cành lá tươi tốt.
4.4 Phòng trừ sâu bệnh
Cây hoa ngâu thường mắc các bệnh như bệnh đốm lá. Bệnh thán thư và bệnh bồ hóng. Bạn có thể sử dụng thuốc bột hòa nước Thiophanate-Methyl 70% pha loãng 1000 lần để phun xịt. Sâu hại chủ yếu có nhện đỏ, rầy mềm và rệp vảy.
5. Phương pháp nhân giống cây hoa ngâu
Người ta thường sử dụng phương pháp chiết cành, giảm cành hoặc gieo hạt để nhân giống cho cây hoa ngâu. Tuy nhiên, phổ biến và nhanh chóng nhất là chiết và giâm cành cây ngâu.
Đối với phương pháp chiết cành: chủ yếu sử dụng phương pháp chiết cành cao. Vào mùa mưa phùn, lựa chọn cành 1 năm tuổi đã hóa gỗ. Ở vị trí cách gốc cành khoảng 20 cm, dùng dao cắt khoanh khoảng 1 cm, tách bỏ hết vỏ, dùng đất bó bầu. Dùng nilon bọc bầu lại bao quanh cành chiết, sau đó dùng lạt buộc 2 đầu bầu. Khoảng 2 ~ 3 tháng sau, cành sẽ mọc re.
Phương pháp giâm cành: thường tiến hành từ tháng 6 đến tháng 8, cắt phần đầu của cành một khúc khoảng 10 cm, sau đó giâm vào trong than bùn. Khoảng 2 tháng sau, cành giâm bắt đầu mọc rễ.
6. Câu hỏi thường gặp
Vào mùa đông, nhiệt độ phù hợp cho cây hoa ngâu là 10 ~ 20°C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 5°C, cây dễ bị tổn thương do lạnh và rụng lá.
Cây hoa ngâu sợ gió lạnh. Vào mùa đông, nếu sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời khá lớn. Thì bạn không nên vì muốn cho cây thoáng gió mà mở cửa sổ và càng không được đưa cây ra ngoài nhà để phơi nắng. Một khi bị gió lạnh thổi vào, cây sẽ rụng nhiều lá trong thời gian ngắn.
=>Nếu gặp tình huống này, cần phải đào cây ra khỏi chậu cảnh. Tiến hành gỡ bớt 1/3 đất ở bầu đất xung quanh rễ cây. Bạn cắt tỉa bớt rễ già, đồng thời cắt ngắn cành. Sau đó trồng lại vào trong chậu, đặt ở trong nhà cạnh cửa sổ, duy trì nhiệt độ từ 10°C trở lên. Đến mùa xuân, cây sẽ mọc cành lá mới.
Theo tìm hiểu của chúng tôi chưa thấy tài liệu nào đề cập đến độc tố trong cây hoa ngâu.
Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy, hoa ngâu màu vàng. Vì thế nó đặc biệt hợp với người mệnh Kim. Và trong 12 con giáp thì gia chủ tuổi nào cũng có thể trồng hoa ngâu trong nhà để thu hút tài vận và xua đuổi tà ma.
Trên đây là thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngâu. Cũng như là phương pháp nhân giống hoa ngâu, phòng và trị một số bệnh thường gặp khi trồng hoa ngâu tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết bạn sẽ biết thêm một loại cây kiểng vừa là cây thuốc lại là cây phong thủy thu hút tài lộc nhé.