Dáng thế Bonsai và những đều cần biết

Dáng và thế của Bonsai hay cây cảnh nghệ thuật. Được xem là hình dáng của những cây bên ngoài tự nhiên. Được con người uốn tỉa và trồng lại nó vào trong chậu.

dáng thế bonsai

Bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn những đều cần biết về dáng và thế Bonsai. Cũng như tìm hiểu về những dáng thế cây cảnh cơ bản. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.

1. Vì sao cần phải tạo dáng thế cho Bonsai ?

Như chúng ta đã biết, Bonsai (bồn tài) là tên gọi xuất phát từ việc trồng cây cảnh nhỏ trong bồn chậu nhỏ. Trong tiếng Nhật là 盆栽 – Bằng cách mô phỏng lại hình dáng của những cây đại thụ ngoài thiên nhiên. Thu gọn nó lại với kích thước phù hợp để trang trí trong sân vườn hoặc trong nhà.

Tuy nhiên, ngày nay việc trồng hoặc trang trí cây cảnh trong nhà không dừng lại ở mức độ làm đẹp. Nó còn phụ thuộc vào yếu tố phong thủy. Chính vì thế các dáng thế bonsai cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn.

2. Cách tạo thế và dáng cho cây bonsai

Thông thường một cây bonsai có dáng thế đẹp phụ thuộc vào 3 yếu tố gồm: rể, thân và cành. Chính vì thế đối với các nghệ nhân, họ sẽ tập trung cắt tỉa và tạo dáng cho 3 bộ phận này của cây nhiều nhất.

2.1 Tạo dáng cho rể cây

Rể hay còn gọi là đế cây bonsai vô cùng quan trọng, đây là vị trí thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Một bộ rể bonsai đẹp phải mọc tỏa đều xung quanh gốc. Nhưng không chồng chéo hoặc mọc lung tung nhé.

Tạo dáng Bonsai với phần rể trồi trên mặt đất đẹp mắt
Tạo dáng Bonsai với phần rể trồi trên mặt đất đẹp mắt – Ảnh: Internet

Tuy nhiên với một số trường hợp, rể cây có thể phát triển mạnh mẽ. Trồi lên cả trên mặt đất, tạo hình một hình dạng cổ quái. Như tạo hình của những cây đa đầu làng hoặc cây cổ thụ bên bờ suối.

Để tạo được bộ rể đẹp cho cây cảnh, các nghệ nhân thường dùng một số phương pháp sau:

  • Sắp rể cho cây sau mỗi lần thay chậu
  • Sử dụng dây nhôm, kẽm móc những sợi rể trồi lên mặt đất

Lưu ý: Bạn không nền dùng dây sắc nhé, theo thời gian nó sẽ bị rỉ sét không tốt cho sự phát triển của cây sau này.

2.2 Thân cây

Một dáng cây đẹp thì phần thân cây phải to từ gốc và nhỏ trên gọn. Dạng như đầu voi đuôi chuột mà mọi người vẫn hây nói.

Ngoài tự nhiên, thân cây với dáng to lớn có thể cao tới vài mét. Tuy nhiên, khi được tạo dáng Bonsai chúng chỉ cao hơn 1 mét, có trường hợp chỉ vài chục cm mà thôi. Vì thế phần thân cũng là điểm thu hút người xem nhất.

Đặc biệt đối với người chơi cây thế, phần thân được xem là quan trọng nhất. Và thông thường người ta sử dụng nhiều cách để uống nắn phần thân cây. Có thể là sử dụng các loại dây nhôm cỡ lớn. Sử dụng chằng chéo để uốn cây….

Đây là dụng cụ được người Nhật Bản sử dụng để uốn thân cây Bonsai cỡ lớn
Đây là dụng cụ được người Nhật Bản sử dụng để uốn thân cây Bonsai cỡ lớn

2.3 Cắt tỉa cành nhánh

Nếu một cây đại thụ ngoài tự nhiên cành nhánh mọc tự do lung tung. Thì với một cây bonsai, các cành nhánh được nghệ nhân, cắt tỉa, uống nắn gọn gàn. Có thể làm thành từng cụm tán bonsai, hoặc từng tầng từng lớp.

Tuy nhiên, vẫn tuân thủ theo nguyên tắc là cành bên dưới lớn và càng về ngọn cây sẽ nhỏ hơn. Bạn có thể sử dụng các loại dây nhôm hoặc đồng cỡ nhỏ để uốn tạo dáng cho cành và nhánh.

2.4 Một số lưu ý khi tạo dáng thế cho cây Bonsai

+ Sau một thời gian sử dụng dây kẽm để tạo dáng Bonsai, bạn nên cẩn thận loại bỏ chúng khỏi thân và cành cây. Thời gian nhanh hây chậm còn tùy thuộc vào từng loại cây mà bạn đang trồng nhé.

+ Tuyệt đối không sử dụng dây kẽm để tạo dáng cho cành và nhánh khi chúng đang ra mầm non.

3. Những dáng thế Bonsai cơ bản

3.1 Dáng nghiêng

Đây là dáng cây có góc nhỏ hơn 90 độ, khoảng tầm 70 độ. Nều ở ngoài thiên nhiên cây có thế nghiêng hầu như là do tác động bên ngoài.

Cây bonsai dáng nghiêng thể hiện sự ảnh hưởng của khí hậu, gió mưa, bão bùng,.. Tuy nhiên cây vẫn có sức sống dẻo dai mà vươn lên.

Cây bonsai dáng nghiêng
Cây bonsai dáng nghiêng – Ảnh: Internet

Ngược lại ở một góc nhìn khác, với thế nghiêng của cây nhìn thấy được sự mềm mại lại duyên dáng của một thiếu nữ.

3.2 Dáng hoành

Đối với những cây Bonsai dáng hoành thường có thân cây gần như song song với mặt đất. Nhìn góc nghiêng gần 180 độ.

Ngoài tự nhiên chúng có điều kiện sống khắc nghiệt hơn dáng xiên. Chịu tác động nặng nề của thiên tai . Nhưng không đổ gục chết đi mà vẫn đâm chồi nảy lộc vươn ra xa. Tìm kiếm sự sống để một ngày chúng có thể vươn lên cao một lần nữa.

Cây tùng Bonsai dáng hoành
Cây tùng Bonsai dáng hoành – Ảnh: Internet

Thế cây mang ý nghĩa ca ngợi những người có ý chí kiên cường, đầy nghị lực vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.

3.3 Dáng huyền

Đối với những cây Bonsai dáng huyền thường có tán cây vươn ra ngoài chậu và chúi hẳn xuống dưới. Nó thể hiện nguồn sống khắc nghiệt nhất.

Trong tự nhiên những cây như thế này thường mọc ở những sườn núi, vách đá cheo leo. Để có thể sinh tồn và phát triển cây đã phải nỗ lực sử dụng hết sức mình để những sợi rễ bám chắc vào đá. Phía trên là nắng, mưa, bão tố đổ xuống khiến cây rất khó khăn trong việc vươn lên. Nhưng dù là thế cây vẫn xanh tốt.

Cây linh sam bonsai dáng huyền
Cây linh sam bonsai dáng huyền – Ảnh: Internet

So với dáng nghiêng và hoành, cây dáng huyền có độ dẻo dai hơn hết vì độ dốc của chúng. Với vẻ ngoài mềm mại, dịu dàng, tươi trẻ song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

3.4 Dáng trực

Những cây bonsai có dáng trực thông thường các nghệ nhân sẽ tạo dáng đứng thẳng 90 độ so với mặt đất. Kèm theo đó là tán và nhánh được tỉa gọn gàng, ngay thẳng. Nhìn vào cây với một tư thế hiên ngang bất khuất. Trong dáng trực còn được chia ra 3 loại trực phổ biến, mỗi loại đều có ý nghĩa khác nhau.

4. Hỏi đáp về dáng và thế Bonsai

Tạo dáng và thế cho Bonsai bằng cách nào?

Thông thường các nghệ nhân sử dụng dây nhôm, kẽm, đồng, sắt… và các thanh gỗ để tạo dáng thế cho cây Bonsai.

Thời điểm nào có thể tạo dáng cho cây cảnh tốt nhất?

Theo chia sẻ của những nghệ nhân tạo thế cây cảnh, thời điểm thích hợp để tạo dáng cho Bonsai là vào cuối hạ (khoản tháng 7).

Các bước cơ bản để tạo dáng cây cảnh tại nhà?

Bước 1: Tạo dáng cho thân cây
Bước 2: Uốn và tạo hình các cành xung quanh thân cây từ gốc đến ngọn
Bước 3: Sử dụng dây nhôm hoặc đồng để quấn cành, nhánh theo ý định
Lưu ý: Bạn nên phát thảo trước ý tương và tạo dáng Bonsai trên giấy. Từ đó bạn sẽ định hình được những dụng cụ và phụ kiện uốn cây cần thiết.

Trên đây là thông tin về cách tạo dáng thế Bonsai cũng như 4 dáng thế cơ bản. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm ra được thêm ý tưởng cho những dáng thế Bonsai độc đáo cho riêng mình nhé.

4.3/5 - (17 bình chọn)