Hướng dẫn cắt ngọn và tỉa cành cho cây cảnh đúng cách

Đối vời ngườ trồng và chăm sóc cây cảnh. Ngoài viết tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Cắt tỉa cây cảnh định kì sẽ giúp cố định dáng cho cây và thúc đẩy sự phát triển của cành lá.

ngắt ngọn tỉa cành bonsai cây cảnh

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn. Kỹ thuật ngắt ngọn và tỉa cành cho cây cảnh / Bonsai đúng cách. Cũng như là cách chăm sóc những chậu cây cảnh sau khi cắt tỉa. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Vì sao phải cắt ngọn / ngắt chồi cây cảnh

Ngắt chồi / ngắt ngọn / bấm ngọn là công việc chăm sóc quan trọng nhất có thể làm đối với một cây bonsai .

Cắt các chồi cuối, bạn có thể ngăn không cho các cành mọc với chiều cao không mong muốn. Đồng thời giúp kích thích các cành nhỏ hơn đâm chồi.

kỹ thuật bấm ngọn cây cảnh bonsai đúng cách
Các chồi được ngắt đúng cách sẽ mọc nhỏ, nhiều lá mịn tạo vẻ hấp dẫn và rậm rạp cho bonsai.

Cách thức ngắt chồi chịu ảnh hưởng bởi các loại cây khác nhau.

Đối với cây Keyaki (Zelkova), các chồi sẽ mọc ở bất kỳ nơi nào trên cành. Nhưng đối với cây GoyoMatsu (Thông Năm Lá Kim), Kuro-Matsu (Thông Đen Nhật Bản). Hoặc Ezo-Matsu (Vân Sam Saghalian) thì chồi chỉ mọc ở một số vị trí cụ thể.

Nếu bonsai được chăm sóc đầy đủ và hợp lý, thì chồi và rễ sẽ phát triển khoẻ. Việc tưới nước và bón phân tốt.

Để cây nhận được nhiều ánh nắng mặt trời cũng sẽ kích thích mọc các chồi mới trên thân cây và các cành cây. Đối với các cây ghép chồi mới có thể sẽ xuất hiện trên gốc.

Nếu giữ lại tất cả các chồi thì hình dáng của cây sẽ không đều.

Các chồi ở vị trí tốt sẽ mọc rất khoẻ, trong khi các chồi khác mọc chen chúc. Hoặc trong bóng râm sẽ chậm phát triển và trông không đẹp. Để tránh điều này, ngay khi các chồi mới bắt đầu mọc, ta phải tiến hành ngắt chồi.

Ngắt chồi ngăn cành non mọc ngoài tầm tay hoặc mọc quá dài. Đồng thời giúp phát triển các chồi chưa phát triển. Ở bonsai lấy hoa và quả, việc ngắt chồi giúp hoa phát triển khoẻ mạnh.

Ngắt chồi giúp cây có hệ cành rộng và đẹp.

Đối với cây Thích Nhật Bản và các cây mùa đông khác được trồng chủ yếu để ngắm cây sau khi lá rụng thì cần phải kích thích các đoạn cuối cành mịn, mềm và dày.

Ngắt chồi giảm việc tiêu thụ chất dinh dưỡng vô ích cho phép lưu thông ánh nắng và không khí tốt hơn.

Ngắt chồi giúp cải thiện dáng vẻ của cây

Cắt tỉa cây cảnh định kì sẽ giúp phát triển cành, lá và tình trạng của quả. Bằng cách kiểm soát sự phát triển của thân, các cành dày tạo thành khung chính của cây.

2. Khi nào thì ngắt chồi và ngắt chồi như thế nào?

2.1 Thời gian cắt tỉa chồi của các loại cây cảnh / Bonsai

Thời gian và cách ngắt chồi phụ thuộc vào các loại cây. Một số giống cây chỉ yêu cầu ngắt chồi một lần, trong khi các giống cây khác cần ngắt chồi nhiều lần.

a. Kuro-Matsu (Thông Đen Nhật Bản), Goyo-Matsu (Thông Năm Lá Kim)

Ngắt chồi khi chồi mới mọc và vẫn còn mềm nhưng trước khi lá phát triển, nên dùng kéo ngắt các chồi dài hơn để lại một chút phần gốc. Nếu có bốn hoặc năm chồi mọc ra từ một chỗ thì ngắt một hoặc hai chồi khỏi gốc, sau đó ngắt các chồi còn lại. Nhưng chỉ cần ngắt chồi một lần.

b. Aka-Ezo-Matsu (Vân Sam Saghalien)

Khi các chồi hình trứng bắt đầu mở lá, nên dùng móng tay ngắt chồi một lần. Tuy nhiên, vì có nhiều chồi nên cần phải ngắt chồi hàng ngày trong mùa đâm chồi.

c. Sugi (Tuyết Tùng Nhật Bản), Toshõ (Bách Xù Lá Kim)

Mỗi khi chồi bắt đầu mở lá, dùng móng tay ngắt đầu các chồi không mong muốn.

d. Shimpaku (Bách Xù Trung Quốc)

Cần ngắt các chồi ở đoạn giữa mỗi khi các chồi mới xuất hiện.

e. Ume (Hoa Mơ Nhật Bản), Boke (Hoa Mộc Qua Nhật Bản), Kaidõ (Táo Tây dại), Sanzashi (Táo Gai Trung Quốc), Sakura (Hoa Anh Đào), Tsubaki (Camellia), Hime-Ringo (Táo Dại Nagashaki), Karin (Mộc Qua Trung Quốc), Ume-modoki (Ilex Serrata var. Sieboldii).

Nên ngắt các chồi không mong muốn khỏi gốc ngay khi chúng xuất hiện, trong khi để cho các chồi còn lại phát triển. Khi lá mới đã lộ ra, nên ngắt ngay đầu các cành đã mọc quá dài.

f. Satsuki (Satsuki Azalea)

Vì một số chồi non mọc từ cùng một cành, hãy chờ đến khi tất cả các cành non đã nhú, giữ lại một hoặc hai cành phát triển mạnh và đặt ở vị trí bạn muốn cành mới phát triển và ngắt phần còn lại ở gốc. Ngắt các cành non còn lại, để lại hai hoặc ba lá. Theo các bước tương tự đối với tất cả các cành. Cũng nên ngắt các chồi mọc gần nhau.

g. Hoa Hồng

bấm ngọn cho cây hoa hồng đúng cách
Cũng theo các bước tương tự như đối với Ume (Hoa Mơ Nhật Bản), nhưng không được ngắt quá sâu. Nên hạn chế ngắt các chồi chính ở đoạn cuối.

h. Momiji (Thích Nhật Bản), Tô-kaede (Thích Đinh Ba), Soro (Hoa Trăn Xốp), Nire-Keyaki (cây Đu Trung Quốc)

Các cây này cần thiết phải trưởng thành thì đầu các cành mới mịn, mềm và dày. Để đạt được điều này ngắt các chồi mới lại ngay sau thời kỳ đâm chồi vào mùa xuân cho đến khi lá thay màu vào mùa thu.

i. Kaki (Hồng Vàng Nhật Bản), Kuri (Hạt Dẻ Nhật Bản)

Tốt hơn là không nên ngắt cành cho đến khi cây đã ra quả, với điều kiện việc ngắt chồi không làm cho cây mất tính cân đối.

2.2 Lưu ý khi cắt tỉa chồi của cây cảnh

a. Không nên ngắt chồi khi cây được ghép và đã được cắt tỉa rễ, cành đến khi cây đã hoàn toàn phục hồi.

b. Thời gian ngắt chồi cho cậy chỉ cần ngắt một lần rất quan trọng.

Nếu ngắt quá muộn, sự phát triển của các chồi thứ cấp có thể bị chậm trễ, vì vậy chúng sẽ bị thời tiết lạnh vào mùa đông làm hư. Nhưng nếu ngắt quá sớm, bạn có thể phá hoại dáng vẻ tương lai của các cành cây.

c. Các cây như Boke (Mộc Qua Nhật Bản), Satsuki (Satsuki Azelea) và hoa hồng có xu hướng mọc nhiều chồi từ thân cây. Và các cành cây và thậm chí từ phần gốc đã được ghép trước. Đối với các cây này, quan trọng là cần phải ngắt khỏi gốc những chồi trông có vẻ yếu ngay khi chúng xuất hiện vì những chồi này thường có xu hướng mọc thành các cành dài và yếu. Nếu ngắt chồi sau khi chúng đã phát triển, các vết sẹo xấu còn lại sẽ làm giảm vẻ bề ngoài tổng quan của bonsai.

d. Nếu ngắt quả thường xuyên, cây sẽ phải chịu đựng và trở nên yếu. Vì thế, bạn nên quan tâm đến sức khoẻ toàn thể của cây và bảo đảm rằng phải ngắt chồi đúng cách và đúng thời điểm.

c. Nên dùng móng tay ngắt các chồi mới mềm, nhưng phải dùng kéo lớn để ngắt những chồi đã cứng.

3. Cắt tỉa cành Bonsai / Cây cảnh

3.1 Mục đích chính của việc cắt tỉa là tạo dáng cho cây bonsai.

  • Tuy nhiên các biện pháp này cũng sẽ làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh). Nhằm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.
  • Khi các nhánh đang tăng trưởng bị cắt tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại, cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.
  • Tỷ lệ các phần của cây bonsai (thân, nhánh, lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiều lần cắt tỉa, uốn nắn.
  • Tinh thần của bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hoá cách.
  • Trong một kỹ thuật trồng cây, không áp dụng việc cắt tỉa để khống chế sự tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi cả của quả nữa).
  • Đối với bonsai thì cắt tỉa là một công việc rất quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.
cắt tỉa cành đúng cách cho bonsai
Cắt tỉa cành đúng cách sẽ giúp giữ dáng cho cây Bonsai của bạn như ý tưởng ban đầu

3.2 Có hai giai đoạn cắt tỉa

  • Cắt tỉa để tạo dáng.
  • Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng thế đã chọn.

Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.

4. Câu hỏi thường gặp

Có nên bón phân cho cây cảnh sau khi cắt tỉa không?

Giai đoạn đầu sau khi cắt tỉa không được bón phân quá đậm đặc. Và cần phải bón phân theo nguyên tắc bón phân loãng và bón nhiều lần. 
Đợi cho đến khi cây mọc cành mới lá mới. Có thể tăng dần lượng nước và lượng phân bón. Nhưng số lần và số lượng vẫn phải ít hơn một chút so với bình thường để cho cây có thể hấp thụ tốt.
Cây đã mọc ra khá nhiều cành mới và lá mới lúc đó có thể bón một lượng phân nhiều hơn khoảng 1/5 lượng phân bón bình thường. Đồng thời để đảm bảo cho sự quang hợp và sự thoát nước diễn ra bình thường. Có thể tăng lượng nước tưới nhưng khi tới cần phải dựa trên đặc tính cụ thể của mỗi loại cây.

Làm sao để cây cảnh có cành lá sum suê đẹp mắt?

Ngắt ngọn là cách giúp cây đẻ nhiều nhánh và hiệu quả nhất để cây sum suê hơn. Nếu muốn cây hoa cảnh phát triển mạnh, ra nhiều cành, nhánh phụ thì việc ngắt ngọn điều cần thiết phải làm. Ngắt ngọn hay hủy đỉnh sinh trưởng của cây làm ức chế ngọn, kích thích các mầm ở nách phát triển thành chồi mới.

Trên đây là kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh / Bonsai cũng như cách chăm sóc chậu cây sau khi cắt tỉa. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách cắt tỉa và tạo dáng cho cây bonsai của mình thật tốt nhé.

5/5 - (2 bình chọn)