Cách phòng và trị những bệnh thường gặp khi trồng Bonsai

Khi trồng bonsai tại nhà, ngoài việc tưới nước, bón phân, tạo dáng cho cây. Phòng và trị các bệnh thường gặp cũng được nhiều người quan tâm và tìm kiếm thông tin.

cách chữa trị các bệnh thường gặp khi trồng bonsai cây cảnh

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn thông tin về. Những bệnh thường gặp khi trồng Bonsai tại nhà. Cũng như cách phòng và trị những bệnh trên cây Bonsai. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.

1. Phân loại bệnh trên cây bonsai

Bệnh hại bonsai bao gồm bệnh không truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm:

1.1 Bệnh không truyền nhiễm

Đây là bệnh không lây lan. Nguyên nhân do nhiệt độ, độ ẩm, đất đai, phân bón không thích hợp.

Muốn phòng trừ những bệnh này, chỉ cần nâng cao điều kiện sinh trưởng, cải thiện các biện pháp trồng.

1.2 Bệnh truyền nhiễm

Đây là bệnh lây lan do các sinh vật gây ra như: nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng. Trong điều kiện thuận lợi chúng có thể lây lan nhanh, gây tác hại nghiêm trọng.

Bệnh truyền nhiễm có thể phát sinh do môi trường không sạch, cỏ dại nhiều, lây lan nhanh. Chỉ có cải thiện điều kiện môi trường, cải tiến kỹ thuật trồng cây mới làm cho cây khoẻ, nâng cao tính chống chịu bệnh, giảm bớt nguồn lây bệnh.

2. Những bệnh thường gặp trên Bonsai / Cây cảnh

2.1 Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng trên cây Bonsai thường phát sinh trên lá và cành non, cuống hoa, cuống nhồi. Bộ phận bị bệnh được phủ lớp bột trắng, lá non và hoa xoăn lại, bệnh nặng có thể làm cho cây chết.

Phòng trừ: dùng thuốc Kasuran, Derosal, Ridomil… rất hiệu quả.

Cắt hủy cành lá bị bệnh, bón Kasuran tăng sức chống chịu cho cây.

Cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng
Cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng – Ảnh: Internet

2.2 Bệnh trên chồi

Bệnh này thường làm cho cành bệnh và lá rụng. Khi nhiệt độ 18 – 25°C sẽ sinh ra bào tử lây lan xâm nhiễm. Tháng 6 – 8 hình thành hàng loạt bào tử và tái xâm nhiễm.

Nếu bón nhiều phân nitơ, đất thiếu canxi hoặc đất cát khô đều có thể làm cho bệnh phát sinh. Những nơi thiếu ánh sáng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió cũng làm cho bệnh nặng thêm.

Những nơi biến đổi nhiệt độ nhiều, đất khô phá hại tác dụng bốc hơi bình thường, làm giảm sức căng mô tế bào và sức chống chịu bệnh, bệnh cũng nặng dần.

Phòng trừ: Chọn cây không bệnh để trồng; tăng cường quản lý, kịp thời tưới nước, thông gió; mùa đông cắt lá cành khô đốt đi.

Phun thuốc: đầu xuân phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3 – 4°Be; kỳ phát bệnh phun topsin 0,1% hoặc bavistain 0,1%.

2.3 Bệnh rỉ sắt

Đối với những cây bonsai bị bệnh rỉ sắt, sẽ hình thành bào tử trên cành non và gốc lá. Thời kỳ đầu phiến lá và cuống hoa có các đốm sùi lên, vỏ nứt và bào tử hạ màu vàng bay ra.

Khi nhiệt độ 24 – 25°C, độ ẩm 85%, bệnh gỉ sắt sẽ phát sinh và lây lan. Những nơi quản lý cây kém, trồng quá dày không thoáng gió. Hoặc thiếu ánh sáng, tích nhiều nước trong đất, nghèo dinh dưỡng hoặc bón phân quá nhiều rất dễ bị bệnh gỉ sắt.

Lá cây mai vàng bị nhiễm bệnh rỉ sắt
Lá cây mai vàng bị nhiễm bệnh rỉ sắt – Ảnh: Internet

Cách phòng trừ bệnh rỉ sắt trên Bonsai / Cây cảnh

Chọn cây không bị bệnh để trồng; tăng cường quản lý, bón phân hợp lý, cắt tỉa cành bệnh, đốt đi; phòng trừ bằng thuốc: đầu mùa xuân phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3 – 4°Be; mùa sinh trưởng phun xineb 0,1% hoặc topsin 0,1%.

2.4 Bệnh bồ hóng

Những cây cảnh bị bồ hóng tấn công, bạn sẽ thấy trên lá cây hoa trà, làm mốc đen cả cây và ảnh hưởng đến quang hợp của lá cây.

hoa lan bị bệnh bồ hóng
Cây hoa lan bị bệnh bồ hóng tấn công – Ảnh: Internet

Cách phòng và trị bệnh bồ hóng:

  • Cần tiến hành tỉa cành định kỳ, để nơi thông thoáng và đủ sáng.
  • Bệnh hồ bóng liên quan mật thiết với rệp ống, rệp sáp, nhện đỏ, tiêu diệt các loài sâu hại này sẽ làm giảm bệnh bồ hóng. Khi dùng thuốc trừ sâu có thể thêm 0,1% thuốc tím để trừ nấm bồ hóng.

2.5 Bệnh đốm lá

Đây là loại bệnh rất hây gặp khi trồng bonsai / cây cảnh trong nhà. Bệnh gây hại trên lá tạo nên các đốm tròn, màu tím, đỏ, nâu, đen, xám, trắng, có viền mép rõ rệt. Trên đốm có các chấm đỏ đen tạo thành các vấn vòng hoặc đồng tâm. .

Cây hoa hồng bị nhiễm bệnh đốm lá
Cây hoa hồng bị nhiễm bệnh đốm lá – Ảnh: Internet

Cách phòng trừ bệnh đốm lá trên cây cảnh cũng đơn giản:

Bằng cách chọn cây chống chịu bệnh: luân canh trong 2 năm tăng cường bảo vệ lá mới; phun thuốc: nước boocđô 0,1% hoặc thuốc bột thấm nước maneb 0,1% hoặc daconil 0,1%.

2.5 Bệnh đốm than

Đây là loại bệnh chủ yếu gây bệnh trên lá, có thể cả trên cành non của cây Bonsai. Thông thường có hai hiện tượng giữa đốm bệnh xuất hiện màu nâu nhạt. Hoặc trắng xám mép có viền nâu sẫm hình gần tròn, thường phát sinh trên mép lá . Hoặc ngọn lá, trên lá có các chấm nhỏ xếp thành vân vòng đồng tâm.

Một loại khác là trên cành hình thành các đốm hình tròn hoặc gần tròn màu nâu nhạt, trên mặt có các chấm nhỏ màu đen.

bệnh đốm than
Bệnh đốm than xuất hiện trên thân và lá của cây hoa hồng – Ảnh: Internet

Biện pháp phòng trị đốm lá thiêu quả:

Tỉa lá bệnh và đốt ngay; khi tưới nước nên tưới quanh chậu, luôn bảo đảm thông gió; phun thuốc: kỳ phát bệnh phun bavistin 0,2% hoặc topsin 0,2% phun 3 – 4 lần mỗi lần cách nhau 10 – 14 ngày.

2.6 Bệnh mốc xám

Có thể gây bệnh trên lá, hoa, cành. Bộ phận bị bệnh hình thành lớp mốc màu vàng hoặc màu xám, thân cây bị bệnh có thể bị thối gãy và làm cho cả cây bị chết.

Phòng trừ: Khử trùng đất trước lúc trồng; phun thuốc: zineb 0,2% hoặc daconil 0,2%; 10 ngày phun 1 lần, phun 2 – 3 lần.

hoa hồng bị bệnh mốc xám

2.7 Bệnh thối cổ rễ:

Bệnh thối cổ rễ phát sinh trên cây con là chính nhưng có thể gây ra trên các giai đoạn khác làm thổi hạt, thối mầm, cây đổ và chết đứng.

Cách phòng và trị bệnh thối cổ rễ trên cây cảnh:

Chọn đất mới hoặc khử trùng đất; kịp thời khử bỏ cây bị bệnh, sử dụng phân hoại không mang nấm bệnh; phun thuốc: dùng zineb 0,2%; khi mới bị bệnh phun captan 0,2% hoặc daconil 0,1%.

cây cảnh bị bệnh thối cỗ rễ

2.8 Bệnh thối nhũn

Bệnh thối nhũn thường phát sinh chủ yếu trên bonsai rễ củ, rễ chùm. Điểm dễ nhận biết nhất khi cây cảnh bị bệnh là sau khi cây bị thối thường có mùi.

Bệnh làm cho lá, thân cây phình nước, màu sẫm, mềm có chất nhầy. Khi cắt cây có ống dẫn màu nâu, đen.

Bệnh nặng có thể thấy chất nhầy màu trắng sáp và có mùi thối tiết ra chất độc làm cho các tế bào bị chết.

Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển vi khuẩn là 27 – 30°C, thời tiết ẩm. Đất nhiều nước có lợi cho vi khuẩn sinh sản, lây lan. Nhiệt độ cao, độ ẩm cao, không thoáng gió thường hay có bệnh này.

Để phòng trừ bệnh thối nhũn khi trồng cây cảnh

Trước khi cất trữ giống cần khử trùng bằng 1:80 formalin và chú ý thông gió, bảo đảm khô mát. Bạn cần khử trùng đất trước khi đem vào chậu. Trước khi trồng củ nên khử trùng bằng streptomicin 700 đơn vị/ml, ngâm 30 – 60 phút. Trong thời kỳ sinh trưởng nếu thấy bệnh phải cắt bỏ ngay.

cây sứ bị bệnh thối nhũn
Cây sứ bị nhiễm bệnh thối nhũn – Ảnh: Internet

2.9 Bệnh virus:

Bệnh do virus gây ra được gọi chung là bệnh virus. Rất nhiều loài bonsai bị bệnh này làm giảm sản lượng, gây tổn thất rất lớn. Bệnh virus thường có 3 loại hiện tượng:

  • Làm mất màu gây ra khảm lá hoặc vàng lá.
  • Mô bị chết thối.
  • Xoăn lá, lá cành nhỏ lại.

Phòng trừ bệnh do virus tấn công bằng cách: Tiêu diệt nguồn xâm nhiễm, tăng cường kiểm dịch, chăm sóc quản lý.

2.10 Bệnh sùi cành

Bệnh hại trên lá, thân, cành nhất là những cành non của cây Bonsai. Cây bị bệnh cằn cỗi, lá có màu xanh hoặc hơi vàng.

Các đốt thân ngắn lại tạo thành những u sưng sần sùi, vỏ, thân, cành nứt rạn nhiều khía chằng chịt. Bên trong gỗ nổi u, vết bệnh có màu nâu.

Có nhiều vết sần sùi có thể chập lại liền nhau thành một đoạn dài, có khi vết bệnh bao phủ quanh cả cành. Hoặc có khi chỉ một phía làm dễ gãy, khô chết.

Phòng trừ: vệ sinh sạch sẽ nơi trồng. Huỷ bỏ những thân cây bị bệnh. Dùng thuốc kháng sinh như: Streptomycine, Kasuran, Penicillium… và dùng Orthene 75S, Vydate 2L để trừ côn trùng truyền bệnh.

3. Tổng kết

Có cách nào cứu cây bị úng nước không?

Tùy theo mức độ cây bị úng nước mà chúng ta sẽ có các phương án xử lí khác nhau. Cơ bản bạn cần làm những việc sau:
Bước 1: Đưa cây vào bóng râm
Bước 2: Lấy cây ra khỏi chậu
Bước 3: Đặt cây bên ngoài chậu
Bước 4: Tỉa bỏ bớt rễ cây
Bước 5: Chọn đất trồng mới
Bước 6: Trồng cây vào chậu mới
Bước 7: Phục hồi cây trồng

Tôi quên tưới nước và cây bị héo thì phải làm sao?

Tùy theo mức độ héo của từng trường hợp. Bạn có thể cân nhắc sử dụng 1 trong các phương pháp phục hồi sau:
+ Hãy di chuyển chậu cây vào nơi râm mát
+ Tưới một lượng nước vừa phải trên đất và toàn bộ lá của cây
+ Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón, dù là nón lá hay rể nhé
+ Duy trì việc đặc chậu cây trong bóng râm. Không tưới thêm nước cho đến khi bạn nhận thấy đất trên mặt chậu thật sự khô ráo.
Sau 1 – 3 ngày cây của bạn sẽ tươi tắng trở lại. Chúc bạn thành công nhé.

Trên đây là thông tin về các bệnh thường gặp khi trồng Bonsai / Cây cảnh. Cũng như là cách phòng và trị các bệnh trên cây cảnh tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc thật tốt cho vườn cây cảnh nhà mình nhé.

3.5/5 - (2 bình chọn)