Hướng dẫn cách sang chậu Bonsai

Sang chậu cho cây Bonsai là công việc bắt buộc đối với người trồng và chơi bonsai Tuy nhiên sang chậu sai kỹ thuật khiến cây sinh trưởng kém.

sang chậu bonsai đúng cách

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn kỹ thuật sang chậu Bonsai đúng cách. Cũng như tìm hiểu những lưu ý khi tiến hành sang chậu cho cây Bonsai tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Vì sao cần sang chậu Bonsai?

Lâu không sang chậu, cây hỏng. Sang chậu sai kỹ thuật khiến cây yếu sinh trưởng kém. Đa phần nhà nào cũng có ít nhiều bọnsai để trang trí ngoại thất hay nội thất. Vì vậy việc giới thiệu kỹ thuật sang chậu là rất cần thiết. Sau đây là một số mục đích của việc sang chậu Bonsai:

  • Bonsai trồng lâu năm, đất cứng, hất màu, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dày xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong, cây lại hết đất nên lụi tàn rồi chết dần. Buộc phải sang chậu để thay đất cho cây.
  • Ngoài mục đích trên, việc sang chậu còn mục đích để nhân giống.
  • Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thôi, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên.
  • Thay đổi chậu, bể đang trồng sang một chậu, bể khác cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây.
  • Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thể cũ.
  • Xử lý thoát nước ở những chậu bế tắc nước.
dấu hiệu của cây bonsai cần sang chậu
Dấu hiệu của một cây bonsai cần được sang chậu – Ảnh: Internet

Tuy chậu có hình dạng ra sao cũng không thể đáp ứng nổi sự phát triển của cây bonsai. Bởi vì số lượng đất trong chậu không đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Do đó cần phải thay chậu mới để nới rộng không gian dinh dưỡng cho cây càng ngày càng lớn, đòi hỏi nhu cầu sống cao.

Chậu Bonsai lúc đầu có thể phù hợp với cây, sau trở nên chật hẹp và hạn chế. Mặc dù trồng bonsai, các nghệ nhân muốn kìm hãm sự tăng trưởng của cây. Nhưng với số lượng đất quá ít đó, trong một thời gian dài, hệ rễ dày đặc, cuộn xoắn vào nhau. Nó tạo thành một khối chiếm hết thể tích chậu. Không còn chỗ cho các rễ sinh non ra nữa, và hết cả màu mỡ.

2. Kỹ thuật sang chậu Bonsai đúng cách

2.1 Tách cây ra khỏi chậu

Tránh đào bới và tuyệt đối không được tóm gốc nhổ lên. Làm như vậy cây bị đứt hết rễ và chết. Nếu đất trong chậu xốp. Bạn cần đặt chậu xuống nền đất mềm, hai tay cầm chặt miệng chậu nâng nghiêng chậu về phía trước. Và đẩy đi giật lại nhanh nhiều lần. Cứ thế xoay các phía chậu mà lay. Toàn bộ vùng đất sẽ tách rời khỏi thành chậu. Và ta chỉ việc đổ cây ra, bầu cây còn nguyên vẹn. Nếu cây to, một người bê chậu đổ, một người đỡ cây.

tách cây ra khỏi chậu
Nếu đất quá chặt, lấy một que sắt đầu đánh dẹt chọc xung quanh thành chậu xuống tận đáy.

Sau đó thao tác như trên. Ngoài ra có thể dùng que đẩy toàn bộ vầng re qua lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu vẫn chưa được, tưới nước cho ngấm toàn bộ bầu cây hoặc ngâm chìm chậu vào nước. Rồi sau đó đưa chậu cây ra, để ráo nước rồi lay như đã nói ở trên, nhất định sẽ lấy được bầu cây ra dễ dàng.

Gặp chậu phình hông, miệng chậu nhỏ hơn dưới. Cây trồng lại để lâu năm không thay chậu. Áp dụng các biện pháp trên không thể được. Với những cây dễ sống thì dùng dao xắn một rạch thẳng xuống tận đáy chậu và vòng theo miệng chậu rồi đổ ra. Với cây quý hoặc cây khó sống mà chậu không đáng giá thì nên đập vỡ chậu lấy cây.

Riêng địa lan không cho phép xọc, đào bới, xén vầng rễ mà chỉ được tưới đẫm nước. Bạn tiếp tục làm cho rễ bong khỏi chậu rồi nhẹ nhàng lắc chậu đổ lan ra. Rễ lan to nhưng rất giòn, phải làm thật cẩn thận kẻo bị gãy.

2.2 Xử lí bộ rể của cây

Nếu dưới đáy gốc cây có phần gỗ thừa quá dài, đó là dấu tích của đầu đoạn cành khi giâm sâu hơn lúc cắt cành chiết. Và bầu càng to, đoạn gỗ thừa càng dài, cây không thể trồng được vào khay, bể. Ta dùng cưa sắc nhẹ nhàng cắt bỏ đi.

Công tác thay chậu mới, có kích thước lớn hơn. Cũng đồng thời thay đất mới để cải thiện nhu cầu sống cho cây. Trong khi thay đất mới có thể tháo gỡ bộ rễ, làm cho rễ dễ thở hơn trong đất tơi xốp mới, cũng để loại bỏ các rễ già thối rữa hay chết khô do bị chèn ép. Bộ rễ thoáng hơn trong đất mới sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho cây về nguồn thức ăn, nước và không khí.

xử lí bộ rể khi sang chậu bonsai

2.3 Bao lâu thì cần sang chậu bonsai?

Lúc thay đất có thể bổ sung thêm phân bón, các chất dinh dưỡng cần thiết. Bởi vì sau một thời gian hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất bị rễ hút hết. Đất trong chậu bị chai sạn lại, kết dính thành khối cứng ngăn cản sự thông thoát cả về nước lẫn không khí.

Số lần thay đất và đổi chậu tùy thuộc vào từng loại cây và yêu cầu thẩm mỹ của người trồng. Tuy nhiên có thể nêu một số quy ước chung như sau:

  • Bonsai có rễ mọc khoẻ, chóng dài, hút nhiều nước thì nên thay mỗi năm một lần đất. Và tuỳ theo mức độ tăng trưởng của bộ rễ, chậm hơn và hút nước ít hơn, thì cú 3 5 năm mới thay đất một lần (cây lá kim tăng trưởng chậm).
  • Những cây bonsai có rễ lồi lên mặt đất, hay bám trên đá buông rễ xuống đất, thì nên thay đất mới thường xuyên.
  • Trong khi thay đất có thể thay chậu, hay vài lần thay đất mới phải thay chậu (5 – 7 năm) tuỳ theo độ lớn của cây, bộ rễ và yêu cầu sống.

Mùa thay đất và thay chậu tốt nhất là vào mùa mưa (ở các tỉnh phía Nam) và đầu mùa xuân (ở các tỉnh phía Bắc) nếu có hoa nở vào mùa xuân thì làm sớm hơn, lúc cây chớm có chồi nụ. Không thay đất vào mùa lạnh hay mùa cây đang ngủ (trạng thái tiềm sinh, ngừng tăng trưởng). Tuy nhiên cần theo dõi từng cây cụ thể để thay đất cho thích hợp. Cây đã ở tuổi phát triển thành thục có sức chịu đựng cao khi bị thay đất, còn cây non hay vào già, cần chăm sóc kỹ trước và sau khi thay đất.

2.4 Chuẩn bị đất để sang chậu

  • Đối với các loại cây lá kim (thông, tùng, bách) thành phần đất bao gồm 70% đất thịt, và 30% đất cát pha.
  • Đối với các loại cây lá rộng, dùng 60% đất thịt, 30% đất pha cát, 10% lá mục nát.
  • Đất ở đáy chậu và ở mặt chậu cũng có tính chất cơ giới khác nhau, đất đáy chậu có hạt thô hơn (đường kỉnh 6 – 10mm) còn đất mặt thì mịn hơn được rây qua các lỗ nhỏ hơn.

2.5 Trồng cây lại vào chậu

Chọn chậu, khay có màu sắc, hình dáng kích cỡ phù hợp với cây lỡ. Nếu chậu có nhiều lỗ thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Việc trồng cây vào chậu rất cần phải có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây dễ tính, chỉ cần đặt một mảnh sành lên lỗ là được.

trồng lại cây vào chậu
Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sứ thì phải kê cao mảnh sành lên một chút.

Sau đó đặt một lớp xỉ than rắn chắc xuống đáy chậu, tiếp theo xếp lớp đất cục. Rồi đến phủ lớp đất tơi mới đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất màu.

Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối và gây đóng váng mặt chậu. Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy. Bạn chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất màu.

Quan trọng là vị trí của gốc cây trong chậu? Cần đặt chính giữa hay lệch về bên nào? Độ cao thấp của gốc đúng tầm? Độ nghiêng đúng dáng thế?

Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh. Bao giờ cây ở đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất.

trồng bonsai vào chậu
Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu. Tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len lỏi vào mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được.

Những cây như trà, đỗ quyên, địa lan có thể xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Các cây khác không nên cho đất đầy khít miệng chậu. Bởi vì như vậy khi tưới nước, nước sẽ không ngấm vào chậu mà chảy ra ngoài. Và ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới. Nếu trời nắng cần che hoặc để cây chỗ râm mát khoảng mười ngày.

3. Kết luận

Trên đây là kỹ thuật sang chậu cho cây Bonsai tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách sang chậu cho bonsai của mình an toàn và cây khỏe mạnh nhé.

5/5 - (2 bình chọn)