Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn kỹ thuật trồng thu hải đường. Cũng như cách chăm sóc cho loại cây cảnh sân vườn đẹp mắt này. Mời bạn cùng tham khảo cách trồng nhé.
1. Thông tin về cây thu hải đường
Cây thu hải đường có tên khoa học: Begonia spp, thuộc họ: Thu hải đường. Cây có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên toàn thế giới nay có hơn 1000 loại cây thu hải đường.
Thu hải đường là loại cây thân cỏ lâu năm, có loại thân gỗ, thân rễ. Lá đơn, một vài loại có lá kép, mọc xen kẽ hoặc toàn bộ mọc từ gốc thân; phiến lá hơi nghiêng, vành lá thường có các răng cưa thưa và nhạt không đều nhau, một số loại vành lá nguyên vẹn. Hoa đơn tính, có cả đực và cái trên cùng một cây, ít khi khác cây.
Hoa thu hải đường mọc thành cụm trên đỉnh, đôi khi có hình dáng như chiếc dùi. Hoa có màu trắng, hồng và đỏ. Quả chứa nhiều nước, có rất nhiều hạt, màu nâu nhạt. Thời gian trổ hoa tùy theo từng loài.
Cây thu hải đường ưa thích khí hậu mát và ẩm, tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây được trồng làm cây nội thất. Vào những mùa có tiết trời ấm, cũng có thể trồng loài cây này trong các bồn hoa.
2. Đặc điểm sinh học của thu hải đường
2.1 Tập tính
Thu hải đường thích hợp sống trong môi trường nóng, ẩm và có bóng râm bán phần. Cây sợ khô hạn, cũng sợ úng nước. Cây không ưa nóng, cũng không ưa lạnh, chịu nắng kém.
2.2 Ánh sáng
Thu hải đường là loại cây trong nhà ưa bóng râm, không thích hợp với môi trường nhiều ánh nắng mặt trời vì khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào lá sẽ bị cháy. Vào những mùa nhiệt độ cao, cây thích hợp với ánh sáng tán xạ. Mùa đông ánh nắng dịu, có thể đặt ở nơi có ánh nắng yếu. Nhưng nếu che quá kín, quá tối cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ. Nên đặt trong nhà ở những nơi ánh sáng vừa đủ không đặt ra giữa sân tránh cây bị chết.
2.3 Nhiệt độ
Thu hải đường sinh trưởng tốt nhất trong môi trường có bóng râm bán phần, ấm áp, độ ẩm tương đối của không khí từ 80% trở lên. Nhiệt độ cao và độ ẩm cao sẽ khiến cho bệnh khuẩn gây hại cho cây sinh sôi phát triển nhanh. Vì thế, khi trồng, nên tránh trồng quá dày, nên trồng thưa để cho cây thoáng gió. Khi trồng trong nhà kính, nếu vào những khoảng thời gian mà có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm, thì không nên tưới nước vào lúc chập tối, để tránh hiện tượng ban đêm nhiệt độ xuống thấp, dẫn đến độ ẩm quá cao, thậm chí xuất hiện hơi nước đóng băng. Ngoài ra, việc khống chế nhiệt độ còn có thể ngăn chặn được sự lan truyền của bệnh hại.
2.4 Đất trồng cây thu hải đường
Đất trồng thu hải đường phải được phơi khô nỏ, xào xới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Cây hoa thu hải đường thân mọng nước, không chịu úng nên đất trồng phải thoáng xốp, thoát nước tốt. Công thức đất nên trộn với tỷ lệ 5 phần đất thịt, 3 phần trấu hun và xơ dừa, 1 phần than bùn. Độ pH cần duy trì ở mức 5.5 ~ 6.5.
3. Phương pháp trồng cây thu hải đường
Phương pháp để nhân giống và trồng thu hải đường gồm: nhân giống hữu tính (gieo hạt) và nhân giống vô tính (giâm cành, tách củ). Vì hạt của thu hải đường rất nhỏ, nên người ta thường nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc tách củ.
Giâm cành và tách củ thường được tiến hành vào tháng 9. Nếu giâm cành vào mùa hè, thì do nhiệt độ cao, độ ẩm cao, cành dễ bị thối rữa, tỷ lệ sống thấp, khó làm chủ trong quá trình sản xuất.
Bạn cần lựa chọn cành khỏe mạnh ở phía trên ngọn để làm cành giâm. Cành có chiều dài khoảng 15 cm, có 2 ~ 3 chồi.
Nhiệt độ thích hợp để giâm cành là 10 ~ 25°C. Sau khi giảm từ 2 đến 3 tuần thì cành mọc rễ. Một tháng sau có thể trồng vào trong chậu cảnh. Từ khi giâm cành cho đến khi cây ra hoa khoảng 4 ~ 5 tháng
4. Cách chăm sóc cây thu hải đường tại nhà
Thu hải đường được biết đến là một loại cây cảnh dễ trồng và dễ chắm sóc. Để cây khỏe mạnh, lớn nhanh và ra hoa đẹp. Bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:
4.1 Tưới nước
Tưới nước cho thu hải đường vừa phải đảm bảo duy trì được độ ẩm không khí ở mức khá cao, lại không được để cho đất trồng thường xuyên bị quá ẩm ướt. Muốn duy trì cho không khí có độ ẩm cao, thì phải thường xuyên phun xịt nước vào lá cây hoặc xung quanh chậu cảnh. Tưới nước cho cây khi bề mặt đất trồng ở trạng thái ẩm nhưng không ướt. Bạn nên tưới nước cho cây thường xuyên hơn khi trời ấm, nhiều nắng và cây đang rộ hoa, mọc cành mới. Tưới nước cho đến khi nước chảy ra từ các lỗ thoát nước.
Hãy để đất trồng hơi khô một chút giữa các lần tưới nước trong điều kiện ít ánh sáng và nhiệt độ thấp vào cuối thu và mùa đông. Không được để cho chậu cảnh úng nước. Nếu trong thời gian dài đất trồng luôn trong tình trạng ẩm ướt thì sẽ khiến cho cây bị thối gốc, thậm chí là bị chết.
4.2 Phân bón
Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, cần phải tưới nước nhiều và bón phân nhiều. Sau khi lên chậu được khoảng nửa tháng, có thể bón 1 lần nước phân bánh dầu được ủ hoai. Sau đó, cứ cách khoảng 20 ~ 30 ngày, thì lại bón một lần phân loãng. Khi cây ra hoa, nên giảm phân đạm, tăng phân lân và phân kali.
4.3 Cắt tỉa
Khi cây con cao khoảng 6 cm, để thúc đẩy cây mọc nhánh, nâng cao giá trị thưởng thức của cây. Vào khoảng 45 ngày trước khi cây ra hoa, cần tiến hành cắt tỉa nhẹ, để thúc đẩy nhánh con ra hoa. Việc bấm ngọn sau khi cây đã định hình sẽ có tác dụng kéo dài thời kỳ ra hoa của cây. Sau khi cây nở hoa, cần phải kịp thời tỉa bớt hoa héo và cắt ngắn phần trên của cành có hoa, để thúc cho phần dưới của cành mọc chồi nách. Sau khi cắt khoảng10 ngày, thì cành non sẽ ra nụ và nở hoa.
4.4 Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh phấn trắng trên cây thu hải đường là bệnh hại mang tính toàn cầu. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây, làm giảm giá trị thưởng thức của cây.
Căn bệnh này chủ yếu tấn công lá, cuống lá, hoa và thân cây. Ở vị trí nhiễm bệnh hình thành nên những đốm màu nâu nhạt hoặc trắng xám.
Trên những đốm đó có lớp mốc phấn trắng. Sâu hại thường gặp ở thu hải đường là sâu cuốn lá. Ấu trùng của loại sâu này chủ yếu ăn lá non và hoa. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây.
Khi số lượng sâu ít, có thể bắt thủ công bằng tay. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể phun xịt thuốc Dimethoate pha loãng để phòng trị.
5. Câu hỏi thường gặp
Sử dụng một chiếc hộp giấy có kích thước to hơn chậu cảnh. Dưới đáy hộp đệm một lớp bọt biển giữ nhiệt. Đặt chậu cảnh vào trong hộp giấy, đồng thời chèn bọt biển vào bốn xung quanh chậu. Ở phía miệng hộp, dùng dây thép nhỏ đan thành hình cổng chào.
Sau đó, dùng túi ni-lông lớn chùm lên cả chậu cảnh lẫn hộp giấy. Buộc chặt miệng túi ni-lông, rồi đặt tất cả ở nơi có ánh nắng. Vào khoảng giữa trưa, nếu nhiệt độ trong túi ni-lông vượt quá 25°C thì có thể mở miệng túi để cho thoáng khí.
Vì bọt biển ban ngày hấp thụ một lượng lớn nhiệt lượng, ban đêm nhiệt lượng được giải phóng từ từ, nên nhiệt độ trong túi ni-lông vẫn có thể được duy trì vào khoảng 10°C. Nhờ vậy, cây thu hải đường trường sinh vẫn cho thể sinh trưởng và ra hoa bình thường.
Hiện nay, cây thu hải đường được nhiều nhà vườn trồng và nhân giống. Bạn có thể tìm mua cây tại các cửa hàng cây cảnh với giá bán trung bình từ 15.000đ – 70.000đ mỗi chậu tùy theo kích thước.
6. Tổng kết
Trên đây là kỹ thuật trồng thu hải đường cũng như là cách chăm sóc cây tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm một loại cây cảnh ngoại thất đẹp và dễ trồng nhé. Hãy truy cập website www.wikicaycanh.com thường xuyên để xem cách trồng nhiều loại cây cảnh khác nhé.