Trong bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn. Kỹ thuật trồng hoa cúc trong chậu tại nhà. Cũng như là cách chăm sóc để chậu cúc nhanh lớn và nhiều hoa đẹp. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.
1. Thông tin về cây hoa cúc
1.1 Nguồn gốc
Cây hoa cúc là một trong những loại cây trồng làm cảnh lâu đời và quan trọng trên thế giới, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản.
1.2 Đặc điểm
Cây hoa cúc có tên khoa học là Asteraceae hoặc Compositae. Đây là loại cây cảnh thân cỏ sống lâu năm.
+ Rễ cây
Rễ là loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang, phân bố ở tầng đất mặt từ 5 – 20cm. Kích thước các rễ trong bộ rễ Cúc chênh lệch nhau không nhiều. Và số lượng rễ rất lớn do vậy khả năng hút nước và dinh dưỡng rất mạnh.
+ Thân cây
Cây thuộc thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy, càng lớn càng cứng. Cây dạng đứng hoặc bò. Kích thước thân cao hay thấp. To hay nhỏ, cứng hay mềm phụ thuộc vào từng giống và thời vụ trồng.
Những giống cúc nhập nội thân thường to, mập, thẳng và giòn. Và ngược lại những giống Cúc dại hay giống cổ truyền Việt Nam thân nhỏ mảnh và cong.
+ Lá cây
Lá thường là lá đơn, không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim, phiến lá mềm mỏng có thể to hay nhỏ, màu sắc xanh đậm hay nhạt phụ thuộc vào từng giống. Mặt dưới phiến lá bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng. Trong một chu kì sinh trưởng cây có từ 30 ~ 50 lá trên thân.
+ Hoa
Hoa cúc chủ yếu có 2 dạng chính: Dạng lưỡng tính (trong hoa có cả nhị đực và nhuỵ cái). Dạng đơn tính (trong hoa chỉ có nhị đực hoặc nhuỵ cái). Đôi khi có loại vô tính (không có cả nhụy, nhị, hoa này thường ở phía ngoài đầu).
Mỗi hoa gồm rất nhiều hoa nhỏ gộp lại trên một cuống hoa. Hình thành hoa tự đầu trạng mà mỗi đầu trạng là một bông hoa.
Trong thực tế tùy theo mục đích sử dụng mà người ta để một bông trên một cành hay nhiều bông trên một cành. Màu sắc của hoa cúc rất khác nhau, hầu như có tất cả các màu tự nhiên: trắng, vàng, đỏ, tím, hồng, nâu, xanh.
2. Kỹ thuật trồng hoa cúc trong chậu
Để trồng được chậu hoa cúc tại nhà sống khỏe, nhanh lớn cũng không quá khó. Bạn chỉ cần lưu ý đến một số đặc điểm sau đây:
2.1 Đặc tính của cây hoa cúc
Cây hoa cúc ưa khí hậu ấm áp và môi trường nhiều nắng. Cây chịu được lạnh, sợ úng nước, nhưng thời kỳ cây con không được thiếu nước.
2.2 Vị trí trồng hoa cúc
+ Nhu cầu về ánh sáng của hoa cúc
Cây hoa cúc thuộc dài cây ngày ngắn, rất nhạy cảm với thời gian được chiếu nắng. Nếu mỗi ngày chiếu nắng ít hơn 10 tiếng đồng hồ, thì cây mới ra nụ nở hoa.
+ Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa cúc
Cây hoa cúc có khả năng thích nghi khá tốt với sự thay đổi của nhiệt độ, cây ưa mát mẻ, chịu lạnh tốt. Nhiệt độ phù hợp để trồng hoa cúc tại nhà là 18 ~ 22°C. Và cây chịu được nhiệt độ cao nhất là 32°C, nhiệt độ thấp nhất là 10°C.
Rễ dưới đất có thể chịu được nhiệt độ thấp -10°C. Vào thời kỳ phân hóa mầm hoa, nên duy trì nhiệt độ khoảng 20°C vào ban ngày, khoảng 15°C vào ban đêm. Như thế sẽ có lợi cho sự phân hóa mầm hoa. Đương nhiên, những loài khác nhau, thì khoảng nhiệt độ phù hợp cũng sẽ khác nhau.
2.3 Đất trồng hoa cúc
Khi trồng cây trong chậu cảnh, có thể sử dụng đất trồng là loại đất thịt tơi xốp, màu mỡ,thoát nước tốt. Cũng có thể phối trộn đất trồng theo công thức sau: 5 phần đất vườn, 3 phần đất lá mục và 2 phần cát.
3. Cách chăm sóc chậu hoa cúc tại nhà
Việc chăm sóc chậu hoa cúc tại nhà cũng khong quá phức tạp. Bạn chỉ cần lưu ý những yêu cầu về nước tưới, phân bón, cắt tỉa và phòng sâu bệnh cho cây là được.
3.1 Tưới nước đúng cách
Trong thời kỳ cây con, cần giữ cho đất trồng ẩm ướt. Vào mùa hè, nên tăng lượng nước tưới, một ngày nên tưới 2 lần, buổi sáng 1 lần, buổi tối 1 lần.
Lưu ý: Trời mưa không tưới nước. Trời râm mát, tưới nước ít. Khi hoa cúc ra nụ chuẩn bị nở hoa, cây cần nhiều nước. Khi cây đã nở hoa, thì nên giảm bớt lượng nước tưới, để tránh rụng hoa, rụng nụ.
3.2 Cách bón phân cho hoa cúc trồng chậu
Việc bón phân nhiều hay ít cần phải dựa vào tình hình sinh trưởng phát triển cụ thể của cây.
- Nếu phân bón lót đủ, thì trước tiết lập thu không cần bón phân.
- Nếu phân bón lót không đủ, thì cứ cách khoảng 10 ngày lại tưới 1 lần nước phân loãng. Vào khoảng giữa tháng 6, ngừng bón phân.
- Sau tiết lập thu, thì bón lót, nồng độ phân có thể tăng lên. Sau khi nụ hình thành, có thể bón phân lân.
Thời điểm tốt nhất để bón phân là lúc chập tối. Sáng hôm sau, tưới 1 lần nước sạch, để giúp cho rễ hô hấp bình thường.
Khi nụ chuẩn bị nở thành hoa thì tưới 1 lần dung dịch Mono Kali Photphat 0.2% . Nó có thể giúp cho màu sắc của hoa thuần khiết, và kéo dài thời kỳ ra hoa.
Lưu ý: Khi bón phân, lưu ý không được để cho phân dính vào lá cây, đồng thời phải thường xuyên xới đất, nhổ cỏ, để thúc đẩy rễ sinh trưởng phát triển.
3.3 Cắt tỉa
+ Ngắt cành cho hoa cúc
Một điều rất quan trọng cần lưu ý là cây hoa cúc mọc ra rất nhiều cành non và có thể ra hoa rất nhiều. Nhưng hoa sẽ rất nhỏ và chất lượng không tốt mấy.
Vì thế, điều cần thiết là hạn chế sự phát triển quá giới hạn. Nếu người trồng hoa chú trọng đến chất lượng hoa. Ngắt cành là ngắt bỏ đầu cành hay cả cành chính. Để thúc đẩy sự phát triển các nhánh ở bên ra những bông hoa chính của cây. Có thể ngắt bỏ đầu của các nhánh bên, và thực hiện sau khi sang luống khoảng 2 tuần.
+ Tỉa chồi cho hoa cúc
Tỉa chồi là cắt bỏ đi những chồi hoa không thích hợp và chỉ để lại những chồi tốt nở thành hoa. Thông thường chỉ để lại chồi mọc sau cùng.
Ngoài ra, ngắt đi các chồi ở giữa chùm hoa sẽ cải thiện hình dáng hoa. Công việc này thường tiến hành vào thời điểm 3 tuần trước khi thu hoạch.
+ Làm giàn lưới cho hoa cúc
Hoa cúc khi nở ra có trọng lượng rất nặng, đặc biệt là thời gian gần thu hoạch. Có thể làm giàn lưới nâng đỡ cây để hoa mọc thẳng, đều đẹp.
Nếu trồng ngoài vườn với diện tích lớn thì mỗi mét vuông có khoảng 64 mắt lưới. Và mỗi cây ở trong một lỗ mắt lưới. Mắt lưới nâng đỡ được giăng cách mặt đất khoảng 30 cm dọc theo cây. Phần lún xuống giữa các mắt lưới, thì có thể sử dụng cây tre để chống ở các mặt bên tại nhiều điểm khác nhau.
Nếu bạn trồng hoa cúc trong vườn nhà, chỉ cần di chuyển chậu cây vào bóng mát của các cây to là được nhé.
3.4 Phòng chống sâu bệnh
Bệnh hại thường gặp ở cây hoa cúc gồm có bệnh thối rễ, bệnh mốc sương, bệnh đốm nâu.
Vào mùa mưa, cây hoa cúc dễ bị khô héo lá. Nếu nhổ lên, sẽ thấy rễ bị thối mốc, đồng thời có tuyến trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây. Phương pháp phòng trị như sau: trước khi trồng cần phải dùng furadan để xử lý cây con và hố trồng cây.
Ngoài ra, nếu phát hiện có cây mắc bệnh, thì phải nhổ và tiêu hủy kịp thời, tránh để bệnh lây lan sang cây khác. Vào mùa mưa, cần phải đào rãnh thoát nước.
4. Phương pháp nhân giống hoa cúc
Để nhân giống cho cây hoa cúc, thông thường người ta sử dụng phương pháp giâm hom. Hoặc cũng có thể sử dụng phương pháp ghép cành và gieo hạt. Phương pháp gieo hạt thường được sử dụng để tạo giống mới. Còn phương pháp ghép cành hay được sử dụng với một số loài cúc đặc biệt.
+ Các bước giâm cành hoa cúc:
- Bước 1: Phương pháp giâm cành thường tiến hành vào mùa hè. Cắt cành mới mọc trên cây già. Cành có chiều dài khoảng 10 cm, để 2 ~ 4 đốt ngọn cành, cắt bỏ lá phía dưới, những lá phía trên cắt một nửa lá.
- Bước 2: Cắt bằng phía dưới và cắm vào đất sâu 5 cm. Mỗi cây trồng cách nhau 10 cm. Tưới đẫm nước và che bóng.
Lưu ý: Đất giâm cành thường là đất vườn trộn với đất vôi tường. Lượng nước tưới nên căn cứ vào sự bốc hơi trong ngày.
Sau nửa tháng đến 25 ngày, cành sẽ nảy chồi. Sau đó, cứ 3 ngày lại tưới nước phân đạm loãng 1 lần. Một tháng sau là có thể trồng tách ra. Cũng có thể giâm lá, nhưng cần phải lấy lá mà ở gốc cuống lá có lớp vỏ của cành và có chồi nách lá, thì lá mới có thể mọc chồi mới được.
Trên đây là thông tin về kỹ thuật trồng hoa cúc trong chậu. Cũng như là cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng hoa cúc tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, sẽ giúp bạn biết thêm cách trồng một loại hoa đẹp trong nhà nhé.