Dây thường xuân: Kỹ thuật trồng & Chắm sóc

Cây thường xuân ngoài được trồng làm cây thuốc. Những năm gần đây, người ta còn trồng dây thường xuân để làm cảnh trong nhà. Giúp thanh lọc không khí rất tốt.

dây thường xuân

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc dây thường xuân tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo cách trồng nhé.

1. Thông tin về dây thường xuân

1.1 Nguồn gốc & Đặc điểm nhận biết

Cây thường xuân (còn gọi là dây thường xuân). Đây là loại cây dây leo thân gỗ thường xanh có nguồn gốc từ các quốc gia Tây Á và Châu Âu.

Với tên khoa học là Hedera helix . Điểm nổi bật của thường xuân là lá màu xanh đậm, có 3~5 thùy. Với 2 thùy cơ bản giảm kích thước để cho ra hình dạng lá thường xuân điển hình.

Hoa thường xuân nở vào cuối mùa hè đầu mùa thu, dưới điều kiện ánh nắng đầy đủ. Hoa nhỏ, màu xanh lục vàng, hình cầu, thường mọc ở đầu cành nhánh.

1.2 Phân loại cây thường xuân

Hiện nay trên thị trường, đựa vào đặc điểm về màu sắc của lá. Người ta chia chúng là thành 2 loại là lá thường và lá đốm.

phân loại dây thường xuân
Dây thường xuân lá thường (ảnh trái) và dây thường xuân lá sọc (ảnh phải)

1.3 Công dụng của dây thường xuân trong đời sống

Cây thường xuân là một loài cây dây leo có lá đẹp. Và cây thường được trồng leo rào, thân cây hay bám tường. Chúng bò phủ tòa nhà tạo không gian xanh mát và độc đáo cho công trình. Dây thường xuân cũng được trồng chậu sứ nhỏ để bàn hoặc chậu treo trang trí cho nhà ở thêm sức sống.

Dây thường xuân được biết đến là một cỗ máy thanh lọc không khí cực tốt tại nhà. Nó có thể loại bỏ được các chất độc có trong không khí như:  benzen, phenol, nicotine,…

Trong y học, dây thường xuân có tác dụng hỗ trợ đều trị một số bệnh về phổi, khớp rất hiệu quả.

Trong phong thủy, cây thường xuân luôn xanh tươi là biểu tượng của sự may mắn. Nó giúp lan toản nguồn năng lương tích tực đến với mọi người. Sự phát triển không ngừng của cây thường xuân giúp người ta liên tưởng đến một gia đình sung túc.

2. Phương pháp trồng dây thường xuân tại nhà

Mặc dù cây thường xuân là một loại cây cảnh nhập khẩu, nhưng cây thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu tại nước ta. Bạn có thể dễ dàng trồng cây tại nhà để làm cảnh. Tuy nhiên, để cây thường xuân luôn xanh tốt, bạn cần lưu ý những đặc điểm sau:

2.1 Đặc tính của cây thường xuân

Cây thường xuân sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Cây không chịu được lạnh. Mùa xuân là thời kỳ cây mọc nhiều cành lá. Bạn cần phải đặt cây ở ngoài trời, để cây được chiếu nắng đủ. Từ đó giúp cho cành lá tươi tốt xum xuê.

Bình thường, đặt cây ở nơi có ánh sáng khuếch tán, thì lá cây mới xanh thẫm và bóng mượt. Vào mùa hè, nên đặt cây ở nơi râm mát, thoáng gió.

Cây thường xuân có yêu cầu không cao đối với đất trồng. Cây có thể sống trên đất cằn cỗi. Tuy nhiên, loại đất trồng thích hợp với cây là loại đất thịt, tơi xốp, màu mỡ, ẩm ướt. Cây kỵ đất mặn, đất có tính kiềm.

2.2 Chọn vị trí trồng thích hợp

Ánh sáng: Cây thường xuân là cây dây leo ưa bóng điển hình. Cây chịu được môi trường ẩm ướt, tối tăm. Cây cũng có thể sinh trưởng được trong môi trường được chiếu sáng nhiều. Nếu trồng cây ở trong phòng tối, chỉ cần dùng bóng điện để bổ sung ánh sáng, thì cây cũng có thể sinh trưởng tốt.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là 20 ~ 25°C. Vào mùa đông, nếu đưa cây vào trong nhà thì cần duy trì nhiệt độ trong nhà ở mức trên 10°C.

trồng dây thường xuân trong chậu
Bạn có thể trồng dây thường xuân trong chậu và đặc cạnh cửa sổ để cây phát triển lá đẹp

2.3 Đất trồng dây thường xuân

Khi trồng cây trong chậu cảnh, nên sử dụng loại đất trồng giàu mùn, tơi xốp, màu mỡ. Có thể phối trộn đất trồng như sau: 4 phần đất vườn, 4 phần đất lá mục và 2 phần cát.

2.4 Hướng dẫn trồng dây thường xuân tại nhà

Có thể sử dụng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành để trồng và nhân giống cây thường xuân.

+ Trồng cây thường xuân bằng phương pháp giâm cành:

Phương pháp giảm cành rất dễ sống, thời điểm thích hợp để giâm cành là từ tháng 4 ~ tháng 5, hoặc từ tháng 9 ~ tháng 10.

giâm cành dây thường xuân
  • Bước 1: Bạn tiến hành cắt cành giâm (dây leo) bánh tẻ chiều dài khoảng 15 ~ 20 cm, có 2 ~ 3 lá. Ngâm cành vào nước, rồi mới đem giâm, thì cành sẽ mọc rễ nhanh hơn.
  • Bước 2: Vùi cành giâm vào trong đất, giữ cho đất trồng ẩm ướt, là cành có thể mọc rễ. Đặt cành giâm ở nơi giâm mát để chăm sóc.
  • Bước 3: Sau khi cành mọc rễ, mới bứng và trồng vào chậu.

Lưu ý: Bạn không nên chọn cành già lâu năm làm cành giâm. Bởi vì cành già khó mọc rễ. Mặt khác, cho dù có mọc rễ thì cũng đánh mất đi đặc tính mọc leo của cây thường xuân.

+ Trồng dây thường xuân theo phương pháp chiếc cành:

Phương pháp chiết cành thường sử dụng chiết cành liên tục. Cách làm rất đơn giản, bạn chọn cành dài bò trên mặt đất. Cứ cách khoảng 10 ~ 15 cm, lại vùi một mắt của cành vào trong đất.

Lưu ý: Giữ cho đất trồng ẩm ướt. Đợi đến khi rễ mọc ra từ những mắt, thì cắt đứt cành. Để kích thích mầm ngủ mọc ra. Khi cành mới dài khoảng 5 ~ 8 cm, thì có thể trồng cây con vào trong chậu.

3 Cách chăm sóc chậu dây thường xuân xanh tốt quanh năm

Thường xuân là một lại cây kiểng lá, chúng rất ít khi ra hoa. Chính vì thế, bạn cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Để cho lá cây luôn được xanh tươi và tràn đầy sức sống.

3.1 Tưới nước đúng cách

Cần phải giữ cho đất trồng ẩm ướt. Vào tháng 7 ~ tháng 8, nhiệt độ môi trường vượt quá 300C, cây ngừng sinh trưởng. Lúc đó, việc tưới nước cần phải theo nguyên tắc “đất chưa khô thì chưa tưới, đã tưới thì phải tưới đẫm”, đồng thời phải ngừng bón phân, để ngăn ngừa lá cây bị khô héo.

Chú ý duy trì độ ẩm không khí ở mức độ hợp lý. Đây cũng là việc làm quan trọng trong chăm sóc cây thường xuân vào mùa hè. Vào thời điểm giữa hè, mỗi ngày có thể tưới phun sương 2 ~ 3 lần vào bề mặt lá.

3.2 Bón phân cho cây thường xuân

Vào thời kỳ sinh trưởng của cây, cứ cách 2 tuần lại tưới 1 lần nước phân, hoặc 1 tháng bón 1 lần phân hóa học dạng hạt. Đối với cây thường xuân cẩm thạch lá dày có hoa, tỷ lệ phân đạm không nên quá cao. Nếu không, lá cây sẽ chuyển thành màu xanh toàn bộ.

3.2 Cắt tỉa

Khi cây con trồng vào chậu có chiều cao nhất định, thì nên chú ý bấm ngọn kịp thời, để kích thích cây mọc nhiều nhánh, làm cho cây có dáng đầy đặn.

3.3 Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh hại trên cây thường xuân không phải là nhiều lắm. Sâu hại chủ yếu là rệp vảy, lá cây có thể bị mắc bệnh thán thư. Cần phải định kỳ dọn dẹp lá vàng, lá bệnh, lá già rơi rụng ở trong chậu cảnh. Một khi phát hiện cành, lá nào bị sâu bệnh, thì cần

4. Tổng kết

Trên đây là thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc dây thường xuân tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website www.wikicaycanh.com để xem thêm cách trồng cây cảnh khác nhé.

Sau đây là những câu hỏi thường gặp khi trồng dây thường xuân:

Cách làm cho lá thường xuân luôn xanh mướt vào mùa hè?

Vào mùa hè, nên tránh để cây dưới ánh nắng gay gắt. Để lá cây xanh mướt đẹp mắt, bạn cần lưu ý:
+ Đặt cây trong nhà nơi mát mẻ, thoáng gió hoặc đặt cây ở ngoài nhà nơi có bóng râm bán phần, sẽ giúp cho lá cây xanh non.
+ Giữ độ ẩm không khí ở mức thích hợp cũng là một việc làm quan trọng khi chăm sóc cây vào mùa hè.
+ Mỗi ngày có thể tưới phun sương 2 3 lần vào bề mặt lá. Hoặc phun xịt nước xung quanh chậu cảnh. Để hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí.
+ Bạn cũng có thể đặt chậu cảnh vào trong một chiếc đĩa lớn chứa nước. Và dùng mảnh ngói vỡ để kê chậu, không để chậu tiếp xúc với nước.

Mua dây thường xuân ở đâu? Giá bán cây giống như thế nào?

Hiện tại cây thường xuân được nhân giống và bán hầu hết tại các cửa hàng cây cảnh. Bạn có thể tìm mua dễ dàng với giá bán trung bình từ 20.000đ – 60.000đ mỗi chậu, tùy kích cỡ

4.8/5 - (14 bình chọn)