Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phù dung

Cây hoa phù dung từ lâu được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng chữ bỏng, u nhọt và các bệnh về khớp. Ngoài ra, cây cũng được trồng để làm cảnh trang trí sân vườn.

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phù dung

Hôm nay, Wiki Cây Cảnh sẽ cùng bạn tìm hiểu về Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phù dung. Cũng như công dụng và giá trị của hoa phù dung trong đời sống. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Thông tin về cây phù dung

1.1 Giới thiệu chung

Cây hoa phù dung (Hibiscus mutabilis), còn có tên gọi mộc phù dung hoặc cự sương. Đây là cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi rụng lá. Phù dung là loại cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh.

Cây cao chừng 2 ~ 5m, cành có lông hình sao ngắn. Vỏ thân có nhiều xơ sợi. Lá mọc cách, xẻ 3 ~ 5 thùy, hình bàn tay, rộng 10 ~ 20cm, mặt trên có lông, mép khía răng cưa.

Hoa to, màu sắc rực rỡ, với những màu sắc khác nhau như hồng, trắng, đỏ, vàng v.v. Hoa mọc đơn ở đầu cành hoặc nách lá.

Hoa có 3 loại gồn: hoa đơn, loại hoa kép và hoa kép bán phần. Khi mới nở vào buổi sáng sớm hoa có màu trắng ngần tinh khiết . Rồi chuyển dần sang màu hồng phấn buổi ban trưa. Và đỏ thẫm lúc chiều tà, cuối ngày hoa sẽ héo tàn.

phân loại hoa cây phù dung
Hoa phù dung cách kép (ảnh trái) và Hoa phù dung cánh đơn (ảnh phải) – Nguồn: Internet

1.2 Đặc điểm sinh học

+ Tập tính sinh học: Cây phù dung ưa sáng, cũng có khả năng chịu bóng râm. Cây ưa khí hậu nóng ẩm, không chịu được lạnh, kỵ khô hạn, chịu ẩm ướt. Cây sinh trưởng tốt nhất ở những vùng đất gần ao hồ sông suối.

+ Nhu cầu về ánh sáng: Cây thích hợp trong môi trường nhiều nắng. Cây chịu được bóng râm bán phần.

+ Điều kiện nhiệt độ: Cây phù dung có khả năng chịu lạnh kém. Vào mùa đông, nên chuyển cây vào trong nhà để chăm sóc, giữ cho nhiệt độ trong khoảng 0 ~ 10°C, để cho cây ngủ đông.

+ Yêu cầu về dinh dưỡng: Khi trồng cây vào chậu cảnh, có thể phối trộn đất trồng như sau: 7 phần đất vườn, 3 phần phân compost.

1.3 Công dụng của cây phù dung

+ Công dụng đầu tiên có thể kể đến của phù dung chính là được trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn, các công trình công cộng. Ngoài ra, người ta còn trồng hoa phù dun để cắt cành chắm bình trang trí trong phòng rất đẹp mắt.

+ Trong y học cổ truyền, cây hoa phù dung được dùng để điều trị một số bệnh như: chữa bỏng, u nhọt, viêm khớp và bệnh giời leo…

Lưu ý: Bạn không nên tự ý sử dụng cây phù dung để chữa bệnh. Cần liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ hướng dẫn sử dụng.

2. Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây phù dung

2.1 Hướng dẫn trồng hoa phù dung

Có thể áp dụng nhiều phương pháp nhân giống cây hoa phù dung như giâm cành, tách cây, chiết cành, phương pháp phổ biến là giâm cành.

+ Phương pháp giâm cành:

Thông thường được tiến hành sau mùa thu, khi cây phù dung đã rụng lá. Trước hết, chọn cành mọc trong năm, cắt thành từng đoạn, dài 15 ~ 20cm, bó thành bó, bỏ vào đống cát, qua đông.

Mùa xuân năm sau lấy ra, giâm vào luống đất trồng (có thể chỉ sử dụng cát + mụn dừa). để cành giâm nhô ra ngoài khoảng 10 cm, mặt trên luống phủ cỏ, để tránh gió lạnh. Giâm cành có tỷ lệ sống từ 95% trở lên.

trồng hoa phù dung bằng cách giâm cành
Cách trồng hoa phù dung bằng phương pháp giâm cành – Ảnh: Internet

+ Phương pháp tách cây:

Thông thường tiến hành vào đầu mùa xuân. Trước hết phải đào cả cây, chọn một rễ có cây bất kỳ sau đó trồng vào đất có phân. Sau một tuần tưới nước, cây sinh trưởng rất nhanh và ra hoa trong năm.

+ Phương pháp chiết cành:

Thường tiến hành vào tháng 6 ~ 7. Uốn cong cành phù dung và vùi vào đất (lưu ý, không được để cho cành bị gãy).

Sau 1 tháng đắp đất, cành sẽ mọc rễ và 1 tháng sau đó có thể cắt rời cây mẹ. Nhớ đào cả đất ở phần rễ cây, rồi đưa vào trong nhà ấm qua mùa đông. Mùa xuân năm sau đem trồng.

2.2 Cách chăm sóc cây hoa phù dung

+ Tưới nước đúng cách:

Sau khi trồng cây vào chậu cảnh, cần đặt cây hướng về phía mặt trời, đồng thời giữ cho đất trồng ẩm ướt.

+ Bón phân cho cây phù dung:

Vào mùa mưa nên bón thúc 1 lần nước phân lân và phân kali, để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho sự phân hóa mầm hoa của cây.

+ Cắt tỉa

Sau khi cây đâm chồi, chỉ giữ lại 4 – 6 chồi khỏe mạnh, ngắt hết các chồi còn lại. Đợi đến khi chồi dài khoảng 30cm, thì chỉ giữ lại 2 ~ 3 lá ở phần gốc.

Bạn nên cắt bớt phần ngọn, để kích thích cho cây mọc nhiều nhánh. Nếu nụ quá nhiều, thì nên tỉa bớt nụ, mục đích tập trung dinh dưỡng giúp hoa to và sặc sỡ.

Sau mùa hoa tàn, nên cắt ngắn tất cả những cành cách mặt đất 5 ~ 8cm. Sau đó, đưa cây vào trong nhà để tránh đông.

+ Cách phòng chống sâu bệnh khi trồng hoa phù dung tại nhà

Sâu hại thường gặp ở cây phù dung gồm rệp sáp vảy, rầy mềm, nhện đỏ. Đặc biệt là khi nhiệt độ cao, thời tiết khô hạn, cây đặt ở nơi không thoáng gió, thì sâu hại này dễ xảy ra.

Ngoài việc, tiến hành phun xịt thuốc để phòng trừ. Thì còn nên tiến hành tưới nước và cắt tỉa cho cây một cách hợp lý.

  • Đối với rệp sáp vảy, có thể dùng DDVP 80% dạng nhũ dầu pha loãng 500 900 lần. Hoặc Sumithion 50% pha loãng 1000 lần để phun xịt 1 ~ 2 lần.
  • Đối với rầy mềm, có thể dùng Dimethoate hoặc Omethoate pha loãng 1000~1500 lần. Hoặc Rotenone 2.5% pha loãng 1000 ~ 1500 lần. Và cách 7 10 ngày phun xịt 1 lần, phun xịt 2 3 lần.
  • Đối với nhện đỏ, có thể dùng Dicofol, E.C. dạng nhũ dầu pha loãng 2000 lần. Và cách 7 ~ 10 ngày phun xịt 1 lần, phun xịt 2 ~ 3 lần.

3. Câu hỏi thường gặp

Có thể trồng cây hoa phù dung trong sân vườn được không?

Hằng năm, vào mùa hè và mùa đông, mỗi mùa cần phải cuốc xới đất để diệt trừ cỏ 1 lần. Vào mùa đông, cần phải vun đất cho cây, kết hợp với bón thúc 2 − 3 lần. Vào mùa xuân, mùa hè, chủ yếu sử dụng phân gia súc hoặc phân hóa học để bón thúc. Vào mùa thu và mùa đông, sau khi hoa tàn, có thể đào hố hoặc rãnh gần cây, rồi đổ phân hữu cơ, phân chuồng hoặc phân rác thải xuống.

Mua cây hoa phù dung giống ở đâu? Giá bán như thế nào?

Hiện nay, hoa phù dung được các nhà vườn trồng và nhân giống để bán rất nhiều. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các vựa hoa kiểng hoặc cả trên mạng Internet. Giá bán tham khảo của chậu hoa phù dung giống từ 65.000đ – 150.000đ mỗi chậu tùy theo kích thước của cây.

Trên đây là thông tin về loài cây phù dung, cung như kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phù dung. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm một loại hoa đẹp để trồng trong sân vườn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)