Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dong riềng làm kiểng trong sân vườn. Mời mọi người cùng tham khảo cách trồng cây nhé.
1. Thông tin về cây dong riềng
1.1 Giới thiệu về cây dong riềng
Cây dong riềng (Canna indica) là loại cây thân cỏ, sống nhiều năm. Củ to, mọc bò ngang. Hàng năm, cây nẩy chồi cho các thân nhẵn, mọc thẳng đứng cao từ 1 ~ 2m.
Lá cây dong riềng to, mọc cách, dạng thuôn dài, màu xanh bóng, gân giữa to, gân phụ song song.
Hoa của cây dong riềng có nhiều màu sắc như: hồng, vàng, đỏ hay trắng. Một số loại cây hoa dong riềng thường gặp là cây dong riềng hoa to, cây dong riềng lá tím và cây dong riêng hoa hai màu.
1.2 Đặc điểm sinh học của cây
+ Tập tính của cây dong riềng:
Cây dong riềng ưa sống trong môi trường nóng ẩm, nhiều nắng. Cây không chịu được lạnh, sợ gió to và sương giá.
+ Nhu cầu về ánh sáng
Trong thời kỳ sinh trưởng, cây đòi hỏi phải có ánh sáng đầy đủ. Mỗi ngày cần phải được chiếu nắng ít nhất 5 tiếng đồng hồ. Nếu thiếu ánh sáng, cây sẽ ra hoa muộn.
+ Nhiệt độ thích hợp cho cây dong riềng phát triển:
Cây dong riềng là loại cây cảnh cận nhiệt đới, ưa khí hậu ấm áp. Khi nhiệt độ trong khoảng 25 ~ 28°C, cây ra hoa nhanh, thông thường khoảng 7 ngày là có thể thưởng thức hoa.
Ở miền bắc, nếu muốn cây ra hoa vào mùa đông thì vào khoảng giữa tháng 10, cần phải chuyển cây vào trong nhà.
Nếu nhiệt độ trong nhà duy trì từ 15 – 18°C, thì thời kỳ ra hoa của cây có thể kéo dài đến mùa xuân năm sau.
+ Nhu cầu về dinh dưỡng – Đất trồng cây dong riềng:
Cây dong riềng là loại cây dễ tính, có yêu cầu không cao đối với đất trồng, có thể sống trên đất cằn cỗi. Nhưng cây sinh trưởng tốt trong đất màu mỡ, ẩm, thoát nước tốt.
1.3 Công dụng của dong riềng
Cây dong riềng được trồng làm cảnh thì cây phù hợp trong sân vườn, trồng viền khuôn viên đô thị, công viên. Bạn cũng có thể trồng cây dong riềng trong từng cây chậu. Hoặc trồng bụi nhỏ vào chậu để trang trí trong nhà, nội thất văn phòng.
Trong y học, cây dong riềng được ứng dụng làm bài thuốc hỗ trợ các bệnh về tim mạch. Đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành vànhồi máu cơ tim hiệu quả. (Theo tài liệu tại vinmec.com)
2. Kỹ thuật trồng cây dong riềng
Người ta thường sử dụng phương pháp tách cây hoặc gieo hạt để trồng và nhân giống cây dong riềng.
2.1 Trồng dong riềng bằng cách tách cây
Với phương pháp tách cây, vào khoảng cuối tháng 4, theo các bước đơn giản sau đây:
- Bước 1: Bạn đào củ lên, cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn có từ 2 ~ 3 chồi ngủ, và có một ít rễ.
- Bước 2: Tiến hành đào hố trồng sâu khoảng 8 ~ 10 cm. Cho các đoạn dong riềng vào hố. Với khoảng cách giữa các cây khoảng 60 – 80 cm, sau đó tưới đủ nước.
- Bước 3: Khi mầm mọc 5 6 chiếc lá thật, bón 1 lần phân ủ hoai, thì cây có thể ra hoa trong năm.
2.2 Trồng dong riềng bằng hạt
Người ta ít khi sử dụng phương pháp gieo hạt để nhân giống cây dong riềng. Chỉ trừ trường hợp muốn tạo giống mới hoặc nhân giống hàng loạt. Việc gieo hạt thường được tiến hành khoảng tháng 3 tháng 4 ở trong nhà kính.
- Bước 1: Vì hạt có vỏ cứng, nên trước khi gieo, cần phải dùng dao để rạch đứt vỏ.
- Bước 2: Ngâm hạt vào nước ấm có nhiệt độ 25 – 30°C trong 1 ngày. Có như thế, hạt sẽ dễ nảy mầm. Nếu duy trì nhiệt độ trong khoảng 22 – 25°C, khoảng 1 tuần sau, hạt sẽ nảy mầm.
- Bước 3: Đợi cho đến khi cây con mọc 2 ~ 3 lá thật, có thể đánh cây đi trồng ở sân vườn, hoặc chậu cảnh.
3. Cách chăm sóc cây dong riềng tại nhà
Mặc dù là một loại cây dễ trồng, nhưng để chăm sóc được cây luôn xanh tốt và có nhiều hoa. Bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau đây:
3.1 Tưới nước đúng cách
Cây dong riềng ưa khí hậu nóng ẩm, sợ sương giá, sợ úng nước. Sau khi trồng, cứ cách 7 ~ 10 ngày, thì tưới nước 1 lần.
Vào mùa hè, nên lưu ý tìm cách thoát nước cho cây vào ngày mưa, để tránh thối rễ. Khi nhiệt độ cao hoặc gió to, cây đòi hỏi nhiều nước, chú ý giữ cho đất trồng ẩm ướt.
Có thể cất trữ củ bằng phương pháp sau: cho củ vào trong chậu, rồi đổ cát lên trên, đặt trong nhà ở nơi không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Trong thời gian cất trữ cũ, không được tưới nước. Nếu không, củ sẽ bị thối.
3.2 Phân bóng cho cây dong riềng
Khi trồng cây, cần phải đào hố thật sâu và bón đủ phân bón lót. Phân bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, đồng thời cho thêm một ít bánh đậu, bột xương.
Sau khi trồng xong, cần phải chú ý tưới nước, không được để đất bị khô. Trước khi cây ra hoa, bón lót 2 ~ 3 lần nước tiểu ủ hoai, sẽ có lợi cho việc ra hoa.
Trong thời kỳ cây sinh trưởng, chỉ cần xới đất, nhổ cỏ, không cần phải bón thúc liên tục, mỗi tháng bón thúc một lần, giữ cho đất trồng ẩm ướt, đồng thời đảm bảo cây được chiếu nắng đầy đủ.
3.3 Cắt tỉa
Sau khi cây ra hoa, cần phải cắt tỉa kịp thời những bông hoa héo, để tránh tiêu hao dinh dưỡng vô ích, đồng thời giúp cho nhánh mới tiếp tục mọc, hoa tiếp tục nở.
3.4 Phòng trừ sâu bệnh trên cây dong riềng
Dong riềng là loại cây ít bị sâu bệnh hại, mức độ gây hại gần như không ảnh hưởng đến năng suất củ. Tuy nhiên, giai đoạn cây nhỏ, có thể bị sâu xanh, sâu khoang hại.
Khi giai đoạn cây lớn có thể bị bọ lẹt hại. Sau trồng 180 ngày cây có thể bị bệnh khô lá.Với sâu hại như sâu xanh, sâu khoang và bọ lẹt hại, có thể bắt tay, vì mức độ gây hại rất nhỏ.
4. Tổng kết
Trên đây là thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dong riềng làm cảnh tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm www.wikicaycanh.com thường xuyên để tìm hiểu về cách trồng nhiều loại cây cảnh khác nhé.
Sau đây là những câu hỏi thường gặp khi trồng dong riềng tại nhà:
+ Bệnh cháy lá: Khi cần thiết bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Rydomyl Gold 68WP, Copper B 75WP, Anvil 5SC, Carbenzim 500FL, Score 250EC... phun thuốc ướt đều hai mặt lá.
+ Bệnh thối thân: Bạn cần phải nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh kịp thời. Tiến hành rắc vôi vào đất tại chỗ đã nhổ bỏ cây. Phun thuốc các loại thuộc như: Carbendazim 500 FL, Benlat 50WP, Vida 5WP, Rovral 50WP…
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì bên trong cây dong riềng không chứa độc tố làm hại đến sức khỏe con người. Nên bạn có thể an tâm trồng cây dong riềng làm cảnh trong sân vườn nhé.