Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là loại cây cảnh nội ngoại thất rất phổ biến tại Việt Nam. Ngoài được trồng làm cảnh, đây còn là một loại cây phong thủy giúp xua đuổi ma quỷ và mang lại mai mắn cho gia chủ.

trồng cây lưỡi hổ

Hôm nay, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn về kỹ thuật trồng và chắm sóc cây lưỡi hổ tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Thông tin về cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ (Sansevieria trifasciata) là loài cây mọng nước, không có thân, mọc thẳng đứng, chiều dài từ 30 ~ 80 cm. Lá lưỡi hổ dày, cứng, dạng giáo hẹp mọc thành bụi 5 ~ 6 lá.

Cây lưỡi hổ có khả năng làm sạch không khí, giảm ô nhiễm. Cây Lưỡi hổ có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde.

Do vậy là cây phù hợp để ở phòng khách, phòng làm việc và làm cây nội thất, nhất là nơi thường xuyên sử dụng máy tính.

Lưỡi hổ còn được chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác, với hàm ý chúc may mắn, cầu bình an và tài lộc cho người nhận.

phân loại cây lưỡi hổ
Hiện tại ở Việt Nam phổ biến nhất là loại lưỡi hổ lá sọc vàng và lưỡi hổ lá sọc xanh – Ảnh: Internet

2. Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ tương đối dễ trồng tại nhà, tuy nhiên để đạt được tỉ lệ thàng công cao thì bạn cần lưu ý những đặc điểm sau đây:

kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ tại nhà

2.1 Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có khả năng chịu được khô hạn, ưa sáng và nhiệt độ ấm áp. Tuy nhiên cây cũng có thể sống trong bóng râm. Cây sợ úng nước dư nước. Cây sinh trưởng khỏe mạnh khi được trồng trong loại đất pha cát có tính thoát nước tốt.

2.2 Nhu cầu về ánh sáng khi trồng lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ trồng trong chậu không thích hợp đặt ở trí thiếu ánh sáng trong thời gian dài. Bạn nên thường xuyên để cây tiếp xúc với ánh nắng.

Nếu không, lá cây sẽ trở nên tối màu và cây sẽ thiếu sức sống. Nhưng cũng không nên đột ngột chuyển cây từ vị trí tối ra ngoài nơi có ánh nắng, mà nên có quá trình quá độ.

2.3 Nhiệt độ môi trường

Cây lưỡi hổ thích hợp với khí hậu ấm áp. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là 20 ~ 30°C. Cây không chịu được rét.

Nếu nhiệt độ thấp hơn 13 độ C, cây ngừng sinh trưởng. Để bảo vệ cây sống qua mùa đông, thì nhiệt độ không được thấp hơn 8°C. Khi nhiệt độ thấp, lá sẽ bị thối rữa bắt đầu từ phần cuống, khiến cho cây bị chết.

Vì thế, vào mùa đông bạn cần làm tốt công việc giữ ấm, chống rét để giúp cho cây có thể sống sót qua mùa đông. Vào mùa hè, nên để cây ở nơi thoáng gió và tăng cường công tác hạ nhiệt.

2.4 Đất trồng lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có tính thích nghi rất tốt, sức sống bền bỉ, không cần phải chăm sóc nhiều. Nếu trồng trong chậu có thể pha trộn 3 phần đất vườn với 1 phần xỉ than để làm đất trồng. Sau đó bón lót bằng một ít bã đậu phụ trộn với phân gia cầm.

3. Cách chăm sóc chậu lưỡi hổ tại nhà

Việc chăm sóc chậu lưỡi hổ tại nhà cũng không quá khó với mọi người. Đây là loại cây cảnh có sức sống mạnh, thích nghi tốt với nhiều điều kiện trồng khác nhau.

Tuy nhiên để có được một chậu lưỡi hổ có lá đẹp và nhanh lớn. Bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.1 Tưới nước đúng cách

Trồng cây lưỡi hổ, không nên tưới nhiều nước. Chỉ cần giữ cho đất trồng hơi ẩm ướt là được. Tưới nước nhiều sẽ khiến cho lá bị nhạt màu, thậm chí cây bị thối rễ mà chết. Việc tưới nước cần tuân thủ nguyên tắc “có lúc khô có lúc ướt, nhưng khô nhiều hơn ướt”.

Đặc biệt vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí đều cao thì dễ khiến cho rễ và củ của cây bị thối. Mặc dù khô hạn trong thời gian dài không khiến cho cây bị khô héo, nhưng cây thiếu nước sẽ khiến cho lá trở nên mỏng và nhỏ lại, mất đi vẻ bóng mượt.

Đối với cây lưỡi hổ trồng ở ngoài nhà, thì vào những ngày mưa cần phải kiểm tra đồng thời đổ nước ứ đọng ở trong chậu cảnh. Mùa đông chỉ nên tưới ít nước. Việc giữ cho đất trong chậu khô ráo có tác dụng nâng cao khả năng chịu rét của cây.

3.2 Bón phân cho cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có thể sống ở trên đất cằn cỗi, lâu ngày bón phân một lần cũng được. Tuy nhiên, nếu muốn cây phát triển tốt, thì trong thời kỳ sinh trưởng.

Tốt nhất là mỗi tháng cần dùng phân đạm, phân lân, phân kali kết hợp bón thúc một lần. Bón phân đạm trong thời gian dài sẽ khiến cho vằn trên bề mặt lá trở nên nhạt đi.

Đặc biệt là loại cây lưỡi hổ mà vằn có nhiều màu sắc khác nhau, thì cần chú ý tránh chỉ bón nguyên phân đạm. Nếu không, màu sắc sặc sỡ của vằn trên lá sẽ bị phai nhạt và trở thành màu xanh.

Vào mùa thu, nên ngừng bón phân đạm, mà cần bón nhiều phân lân và phân kali hơn, để nâng cao khả năng chịu rét của cây. Mùa hè và mùa đông nên ngừng bón phân.

3.3 Cắt tỉa và tạo dáng

So với các loài thực vật xanh khác được nuôi trồng ở gia đình, thì cây lưỡi hổ có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.

Vì thế, khi cây đã mọc đầy chậu, cần phải tiến hành cắt tỉa thủ công, chủ yếu là tỉa bớt những chiếc lá già và lá ở những vị trí mọc quá dày, quá tốt, để giúp cho cây có không gian sinh trưởng.

4. Phương pháp nhân giống cây lưỡi hổ

Để nhân giống cây lưỡi hổ, có thể sử dụng phương pháp giâm lá hoặc tách cây. Thời gian thích hợp cho việc giảm hom là từ mùa xuân đến mùa hè.

cách nhân giống cây lưỡi hổ tại nhà
Cây lưỡi hổ thường được nhân giống theo 2 phương pháp: Tách cây con ( ảnh trái) – Giâm lá (ảnh phải) – Nguồn: Internet

Các bước nhân giống cây lưỡi hổ bằng lá như sau:

  • Bước 1: Cắt lá thành từng khúc có chiều dài 15 cm, sau đó đem giâm vào trong đất cát hoặc mùn cư và chú ý giữ ẩm.
  • Bước 2: Khoảng 3 tháng sau, có thể mọc rễ. Khi giâm lá lưu ý, không được đặt ngược chiều. Đối với cây con có được bằng phương pháp giảm lá, thì những vằn trên bề mặt lá rất dễ biến mất.

Lưu ý: Cây lưỡi hổ sọc vàng khi giâm hom từ 1 lá cây mẹ. Cây con rất dễ bị mất màu sọc vàng và chuyển thành màu xanh 100%. Để cây ươm giữ được màu sọc vàng từ cây mẹ, bạn nhớ chọn lá già và để nguyên lá rồi ươm xuống giá thể đất. Khi đó, cây con mọc lên sẽ dữ được màu sọc vàng từ cây mẹ.

Nhân giống bằng phương pháp tách cây có thể tiến hành quanh năm. Nhưng tốt nhất nên tiến hành tách cây vào mùa xuân và mùa hè. Khi ở phần gốc của cây trưởng thành mọc ra cây con, có thể cắt và trồng ở chỗ khác, để có được cây mới.

5. Những bệnh thường gặp trên cây lưỡi hổ

  • Đốm nâu trên lá cây lưỡi hổ, thối ở gốc: dư nước.
  • Lá cây lưỡi hổ bị thâm đen và mềm: nhiệt độ quá thấp.
  • Ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác: ánh nắng chiếu vào qua cửa kính.
  • Lá cây lưỡi hổ nhạt màu hay mất sự pha trộn: thiếu ánh sáng.
  • Lá con quá mềm: bón phân quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian. Để phòng tránh cần có biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải theo sự hướng dẫn.

6. Câu hỏi thường gặp

Cây lưỡi hổ có độc không?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lưỡi hổ không chứa độc tố. Đây là một loại cây cảnh nội ngoại thất đẹp và tốt cho sức khỏe. Cây có khả năng thanh lọc không khí, làm giảm dị ứng da, giảm căng thẳng… Và nó còn được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học.

Cây lưỡi hổ hợp mệnh nào? Tuổi nào?

Theo chia sẻ của chuyên gia về phong thủy, gia chủ mệnh kim và thổ thích hợp trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Giúp mang lại mai mắn và xua đuổi tà ma cho ngôi nhà của bạn.
Trong 12 con giáp thì gia chủ tuổi nào cũng có thể trồng cây lưỡi hổ trong nhà.

Mua cây lưỡi hổ ở đâu? Giá bán như thế nào?

Hiện tại lưỡi hổ được nhân giống và bán phổ biến tại hầu hết các cửa hàng cây cảnh. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử. Với giá bán trung bình từ 30.000đ – 300.000đ mỗi chậu (tùy theo từng giống và kích thước cây).

Trên đây là thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc và nhân giống cây lưỡi hổ tại nhà nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?