4 lưu ý khi bạn trồng cây cảnh trên ban công

Hiện nay, nhà ở đô thị ngày một phát triển. Diện tích sân vườn ngày một thu hẹp hoặc không còn. Trồng cây trên ban công là giải pháp được nhiều người lựa chọn.

cách trồng cây trên ban công

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn. 4 lưu ý khi trồng cây cảnh trên ban công tại nhà. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

1. Lợi ích khi trồng cây trên ban công là gì?

Ngày nay, việc trồng và chăm sóc cây cảnh tại nhà được rất nhiều gia đình lựa chọn. Ngoài việc trồng cây cảnh ngoài vườn, trong nhà… Đối với một số gia đình việc tận dụng ban công nhà để trồng cây cảnh cũng rất thú vị.

+ Giúp mang đến không gian xanh mát cho ngôi nhà của bạn

+ Giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏi

+ Cây xanh có tác dụng cản bụi và giảm tiếng ồn hiệu quả

+ Một số loại cây cảnh còn có khả năng thanh lọc không khí và loại bỏ các chất độc hại. Tạo môi trường sống lý tưởng cho bạn và các thành viên trong nhà.

Tuy nhiên, việc trồng cây trên ban công không đơn giản như ngoài vườn đâu nhé. Để cây trồng ở ban công luôn khỏe mạnh và lướn nhanh. Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

2. Một số lưu ý khi trồng cây trên ban công

Trồng và chăm sóc cây cảnh nói chung và ở gia đình nói riêng cũng là một bộ môn khoa học. Đặc biệt là khi trồng cây cảnh ở ban công vốn có không gian chật hẹp, thì lại đòi hỏi nhiều kiến thức khoa học cũng như kỹ năng hơn.

2.1 Lựa chọn loại cây trồng phù hợp

Nếu bạn là người rất bận rộn với công việc, thì nên lựa chọn loại cây mọng nước. Chẳng hạn những cây cảnh thuộc họ xương rồng hoặc lỗ hội v.v. Yêu cầu của các loài cây này đối với các yếu tố ngoại cảnh. Như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm không quá khắt khe. Cho dù bạn có vắng nhà mười ngày hoặc nửa tháng. Thì khi trở về nhà bạn vẫn thấy chúng chẳng khác là mấy, vẫn tươi tốt, đầy sức sống giống như trước khi bạn đi ra khỏi nhà.

lựa cây trồng ban công
Hãy lựa chọn loại cây trồng ban công có đặc tính phù hợp với quỹ thời gian của bạn

Nếu bạn có quỹ thời gian rảnh rỗi nhất định cho việc chăm sóc cây cảnh. Thì bạn sẽ có khá nhiều sự lựa chọn trong việc lựa chọn loại cây cảnh. Chẳng hạn, phía trên cao, bạn có thể treo vài giò phong lan hoặc bìm biếc. Phía dưới đặt một vài chậu cảnh để trồng cây bóng nước, hoa xác pháo, lựu, hoa hồng, hoa hướng dương v.v. Lúc đó, ban công nhà bạn sẽ trở nên đẹp mắt và sinh động với màu sắc khác nhau của các loại hoa.

2.2 Vị trí đặt chậu cây

Không phải như khi bạn trồng cây ngoài vườn. Khi trồng cây ở ban công, bạn phải dựa trên hướng của ban công để lựa chọn loại cây cảnh phù hợp.

Nếu ban công quay về hướng đông hoặc hướng tây. Để che ánh nắng gay gắt, hạ thấp nhiệt độ0 Thì có thể trồng một số cây cảnh dây leo. Ví dụ như: dây thường xuân, bìm biếc, đồng thời bố trí dây hoặc lưới sắt để cho chúng leo lên. Từ đó hình thành nên một tấm rèm thực vật xanh che mát cho ngôi nhà hoặc căn phòng của bạn.

Ngược lại, nếu ban công quay về hướng bắc, thì nên trồng các loại hoa và cây cảnh ưa bóng chẳng hạn như vạn niên thanh, ngọc trâm.

vị trí trồng cây trên ban công
Đặt chậu cây đúng vị trí sẽ giúp chúng phát triển nhanh và khỏe mạnh

2.3 Chú ý về nhiệt độ

Có rất ít loại hoa và cây cảnh ra hoa vào mùa đông, vì mùa đông nhiệt độ thấp. Vào mùa hè, nhiệt độ cao khiến cho một số loài cây không những không ra hoa. Mà chúng còn rất dễ rơi vào trạng thái ngủ nghỉ, hoa héo, lá rụng. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây cảnh trên ban công là 15 ~ 30°C. Nếu nhiệt độ môi trường không đáp ứng được điều kiện này, thì nên nghĩ cách khắc phục.

Mẹo nhỏ: Nếu nhà bạn có nhiều ban công, thì vào mùa hè nên tránh sử dụng ban công ở phía nam và phía tây. Trong khi đó, sử dụng ban công ở phía bắc và phía đông đều có thể tránh nóng cho cây cảnh.

Vào mùa hè, phun xịt nước cũng là một phương pháp khá tốt để hạ nhiệt độ. Biện pháp đơn giản nhất là xả nước trực tiếp trên sàn.

nhiệt độ cao
Đặt các chậu cây của bạn vào một chiếc giỏ hoặc chậu lớn bằng gỗ. Sẽ giúp cải thiện được nhiệt độ quá cao trên ban công

Còn nếu bạn là người chăm chỉ thì có thể dùng biện pháp sau:

  • Sử dụng những tấm ván gỗ đóng thành một chiếc chậu “lớn”. Sau đó đặt chậu cảnh vào trong, phía trên lắp một thiết bị phun sương.
  • Nước sau khi được phun sẽ rơi xuống và tập trung ở trong chiếc chậu đó. Dùng một chiếc máy bơm công suất nhỏ hút nước ở trong chiếc chậu lớn, đưa ngược lên thiết bị phun sương, như vậy nước có thể được sử dụng một cách tuần hoàn.

Trong trường hợp cây cảnh rơi vào tình trạng ngủ nghỉ vì bạn không thể điều chỉnh nhiệt độ ở khu vực ban công. Lúc đó, cần phải lưu ý, không nên tưới nước hoặc bón phân cho chúng nữa.

2.4 Tưới nước và bón phân

Loại cây cảnh thưởng thức hoa khi trồng trên ban công. Đòi hỏi tưới nước và bón phân nhiều. Trong khi đó loại cây cảnh thưởng thức lá chỉ cần tưới nước và bón phân ít.

Điều cần phải chú ý là trong giai đoạn nhiệt độ môi trường cao. Hoặc trong thời kỳ cây sinh trưởng chậm, cần phải bón ít phân. Nếu phải bón phân hóa học cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Cần phải pha loãng phân vào nước, 1 ~ 1.5 gam phân tổng hợp NPK cần phải dùng 1 lít nước để pha loãng.
  • Đối với một số loại cây cảnh, chẳng hạn như cây trầu bà, cây kim ngân, sau khi hình dạng của cây đã ổn định, thì không nên bón phân. Nếu không, chúng sẽ mọc vống lên, khiến cây sẽ trở nên xấu đi.
  • Đối với cây cảnh thưởng thức lá, vào giai đoạn cây con, cần bón phân đạm, phân lân và phân kali với tỷ lệ là 3:1:1. Đối với cây cảnh thưởng thức hoa, có thể điều chỉnh tỷ lệ này thành 2:1:2 hoặc 3:1:3.
  • Đối với loại ban công đua ra ngoài, nên chọn loại cây cảnh ưa sáng

2.5 Dựa trên loại hình của ban công để lựa chọn cây cảnh

Hiện nay, có hai dạng ban công chủ yếu là ban công đua ra ngoài và ban công thụt vào trong. Tùy theo thiết kế ban công của nhà bạn mà có cách tìm loại cây trồng như sau:

+ Đối với loại ban công đua ra ngoài: vì nhiều ánh sáng và thời gian chiếu sáng dài. Bạn nên lựa chọn các loại cây cảnh ưa sáng như: hoa ngâu, hoa nhài, hoa hồng Trung Quốc, hoa dâm bụt, hoa cúc, hoa hướng dương, lựu, kim quất, cam chua. Cùng với các loại cây cảnh mọng nước chịu được nóng và chịu được khô hạn.

+ Đối với loại ban công thụt vào trong: vì không đủ ánh sáng. Vì thế bạn nên thích hợp trồng các loại cây cảnh thưởng thức lá ưa bóng hoặc chịu được bóng râm. Chẳng hạn như: dương xỉ cảnh, cây trầu bà, cây vạn niên thanh, cây ráy Mỹ lá xẻ, cây thủy tùng, cây ngọc trâm, cây cao su cảnh, cây trúc mây v.v.

thiết kế của ban công
Tùy theo thiết kế của ban công nhà mà bạn sẽ chọn những loại cây phù hợp để trồng

3. Tổng kết

Trên đây là những lưu ý khi trồng cây trên ban công. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website www.wikicaycanh.com thường xuyên để xem thêm cách trồng nhiều loại cây khác nhé.

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi trồng cây trên ban công:

Loại cây trồng ban công nào chịu được nắng tốt?

Sau đây là danh sách một số loại cây cảnh chịu được nắng và nhiệt độ cao trên ban công để bạn tham khảo: các loại xương rồng, cây trúc quân tử, vạn tế, đa búp đỏ, cọ Nhật, cây nha đam, dương xỉ….

Tôi ở miền bắc, khí hậu lạnh thường xuyên thì trồng loại cây nào chịu được lạnh tốt?

Nếu bạn đang sống ở khu vực có nhiệt độ thấp và lạnh. Có thể trồng một số loại cây cảnh sau đây: trúc đào, cây phong Nhật Bản, hoa cẩm chướng, hoa hồng, hoa oải hương…

5/5 - (1 bình chọn)