Cách trồng hoa dạ yến thảo ra hoa theo ý muốn

Hoa dạ yến thảo là loại cây cảnh ngoại thất được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Trồng hoa dạ yến thảo trong chậu treo hoặc bang công rất đẹp mắt.

cách trồng hoa dạ yến thảo tại nhà

Trong bài viết này , Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn cách trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo tại nhà. Để cây nhanh lớn và ra hoa theo ý muốn của bạn.

1. Giới thiệu về hoa dạ yến thảo

1.1 Đặc điểm chung

Dạ yến thảo (Petunia hybrida) là loại cây thân cỏ lâu năm, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Nam Mỹ. Cây thường được trồng như cây 1 năm hoặc cây 2 năm.

Cây hoa dạ yến thảo được phân thành 2 loại: Cây hoa dạ yên thảo kép và cây hoa dạ yến thảo đơn .

  • Cây hoa dạ yến thảo kép dạng thân leo và có xu hướng lan rộng. Chúng có những bông hoa lớn với đường kính đến 13 cm. Hoa có nhiều cánh nên gọi là hoa dạ yến thảo kép.
  • Cây hoa dạ yến thảo đơn là cây bụi, rậm rạp nhưng mọc nhỏ gọn hơn. Và cho hoa nhỏ hơn với đường kính khoảng 5 ~ 7.5 cm. Tuy kích thước nhỏ hơn nhưng cây dạ yến thảo đơn lại cho hoa nhiều hơn. Cây hoa dạ yến thảo đơn dễ trồng và ít bị vấn đề về sâu bệnh.
phân loại hoa dạ yến thảo
Hoa dạ yến thảo cánh đơn (ảnh trái) và hoa dạ yến thảo cánh kép ( ảnh phải)

Về cơ bản, hoa dạ yến thảo có dạng phễu. Nhưng chúng đã được lai tạo ra nhiều dạng hoa đơn và hoa kép với cánh hoa có gợn sóng hoặc mép được khía. Cánh hoa có nhiều loại có sọc, đốm với nhiều màu phong phú. Bao gồm: màu tím, tím cà, tím lavender, màu hồng, màu đỏ, màu trắng và vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất đặc biệt.

mau sac

1.2 Công dụng khi trồng hoa dạ yến thảo

Cây hoa dạ yến thảo là một loài cây có hoa được dùng trồng bồn, thảm hoa, trồng vào các vật dụng như xe bò, quang gánh trang trí sân vườn, công viên, vườn hoa.

Cây hoa dạ yến thảo là loài cây rất thích hợp trồng chậu treo và được nhiều người ưa chuộng. Hoa treo dạ yến thảo trang trí cho ban công, sân thượng, cửa sổ, hàng rào v.v.

Ngoài ra, cây hoa dạ yến thảo cũng được trồng chậu đứng, chậu để bàn hoặc ô trồng cây tô điểm thêm màu sắc.

trồng hoa dạ yến thảo
Có thể trồng hoa dạ yến thảo trong chậu treo hoặc trực tiếp ngoài vườn

2. Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo

Dạ yến thảo là loại hoa trang trí ngoại thất dễ trồng. Để cây khỏe mạnh, lớn nhanh và ra nhiều hoa. Bạn cần ưu ý một số đặc điểm sau dây:

2.1 Đặc tính của hoa dạ yến thảo

Cây dạ yến thảo thích hợp với môi trường ấm áp, có ánh nắng thoáng gió. Cây không chịu được lạnh, nhưng chịu được nóng. Khi thời tiết âm u, mưa nhiều, nhiệt độ môi trường thấp, cây ra hoa không đẹp. Dạ yến thảo thích hợp với loại đất thịt, nhiều mùn và thoát nước tốt.

2.2 Chọn vị trí trồng hoa thích hợp

Ánh sáng: Dạ yến thảo là loại cây ngày dài, yêu cầu ánh nắng mạnh. Cây được chiếu sáng nhiều thì quá trình quang hợp mới diễn ra thuận lợi. Vì thế, dù là trồng trong chậu cảnh hoặc trồng trong sân vườn, đều cần phải đảm bảo cây nhận được ánh sáng đầy đủ. Khi đủ ánh sáng, cây mới sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, cành lá tươi tốt. Nếu thiếu ánh sáng, cành dễ mọc vượt, hoa ít hoặc chất lượng ra hoa kém. Nếu có thể đảm bảo chiếu sáng cho cây 12 tiếng trở lên mỗi ngày, hơn nữa nhiệt độ duy trì ở mức trên 10°C thì cây có thể ra hoa quanh năm.

Nhiệt độ: Khoảng nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của cây là 13 ~ 18°C. Vào mùa hè, cây có thể chịu được nhiệt độ lên đến trên 35°C. Vào mùa đông, nếu nhiệt độ thấp hơn 4°C, cây sẽ ngừng sinh trưởng.

2.3 Đất trồng hoa dạ yến thảo

Dạ yến thảo yêu cầu đất trồng là loại đất hơi chua, tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Nếu trồng trong chậu, có thể pha đất cát và đất lá mục với tỷ lệ 1:1 để làm đất trồng.

3. Chăm sóc chậu hoa dạ yến thảo đúng cách

3.1 Nước tưới

Bình thường tưới nước với lượng vừa phải, tránh để đất quá khô hoặc quá ướt. Nếu đất quá khô, dễ khiến cho cây bị khô héo.

Đất quá ướt, dễ khiến cho cây thối rễ. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, sự thoát hơi nước qua lá cây diễn ra mạnh, chính vì thế cần phải kịp thời tưới nước bổ sung, để giữ cho đất trồng ẩm ướt.

Tuy nhiên, không được tưới quá nhiều dẫn đến cây bị úng nước. Vào mùa mưa, cần phải kịp thời tìm cách thoát nước, để tránh để cho cây bị úng.

3.2 Bón phân

Vào thời kỳ cây ra hoa, cần phải liên tục bổ sung dưỡng chất, thì mới giúp cho cây ra hoa liên tục. Vì thế, trong thời kỳ sinh trưởng của cây.

Thông thường cứ cách 10 ngày lại bón nước phân loãng một lần. Trong thời kỳ cây ra nụ, nên bón nhiều phân lân hơn, để cho cây ra nhiều hoa và hoa có màu sắc đẹp.

3.3 Cắt tỉa

Khi cây con có chiều cao khoảng 10 cm, thì cần phải tiến hành ngọn, để thúc đẩy cây mọc nhiều nhánh nhỏ và ra nhiều hoa. Mỗi lần hoa tàn, nếu không muốn giữ giống, thì nên kịp thời cắt hoa tàn đi, đồng thời cắt ngắn cành. Cách làm này sẽ khiến cho cây tiếp tục mọc cành bên và tiếp tục ra hoa.

3.4 Phòng chống sâu bệnh

+ Bệnh héo rủ trên cây hoa dạ yến thảo:D

Đây là căn bệnh đáng sợ đối với cây dạ yến thảo là bệnh héo rũ do nấm hoặc vi rút. Nấm và vi rút này tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại.

Nó có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Nó dễ dàng xâm nhập qua vết thương hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, thân. Sau khi chúng xâm nhập vào cây trồng. Chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch. Cây sẽ không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết.

Tốc độ lây nhiễm và gây bệnh diễn ra rất nhanh chóng. Tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Chúng phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 ~ 38°C.

Biện pháp để phòng bệnh ngay tức là cắt hết các cành đã bị héo và thiêu hủy. Cách ly cây bị nhiễm vi rút ra khỏi các cây khỏe khác.

Và phun các loại kháng sinh thông thường bằng cách pha 2 viên với 1 lít nước. Hoặc sử dụng Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP tưới cách nhật mỗi ngày 1 lần cho cây từ gốc đến ngọn. Nếu may mắn diệt trừ được mầm bệnh thì chỉ sau vài ngày phun, cây có thể hồi phục trở lại và tiếp tục cho hoa.

Một lưu ý là phòng bệnh hơn chữa bệnh:

Vì nếu cây hoa đã bị bệnh thì chết rất nhanh nên có khi chưa kịp ngấm thuốc cây đã quắt khô rồi. Vì vậy ngay cả khi cây còn tươi tốt và đặc biệt là trong mùa mưa ẩm nên định kỳ 1 tuần một lần phun kháng sinh hoặc Cuprimicin để phòng bệnh.

4. Phương pháp nhân giống hoa dạ yến thảo

Để nhân giống dạ yến thảo, có thể sử dụng phương pháp gieo hạt hoặc phương pháp giảm cành.

4.1 Gieo hạt hoa dạ yến thảo

Hoa dạ yến thảo trồng từ hạt đa phần là được nhập từ Trung Quốc. Vì giá thành rẻ chất lượng trồng cũng không quá kém. Nhưng về độ đặc sắc thì không có nhiều.

Hiện nay giống dạ yến thảo tốt nhất là các giống hoa đơn, kép mix màu của các nước châu Âu. Như Đức, Nga, hoặc Ba Lan, giá không quá đắt, mà lại đa dạng màu sắc và chất lượng tốt nhất.

Các bước gieo hạt hoa dạ yến thảo:

  • Bước 1: Khi chuẩn bị khay ươm xong, bạn rải đất dày khoảng 3 5cm lên khay.
  • Bước 2: Sau đó làm ẩm đất bằng bình phun sương nhỏ, rải hạt đều lên bề mặt các lỗ trên khay. Tiếp tục rải một lớp đất mỏng chừng 0.5cm lên trên.
gieo hạt hoa dạ yến thảo

Lưu ý: Những ngày sau tưới 4~6 lần trong 1 ngày bằng vòi phun sương loại nhỏ. Yêu cầu của khay ươm hạt dạ yến thảo lúc này là cần chỗ thoáng khí, mát mẻ.

Sau 5~7 ngày hạt nẩy mầm. Tiếp tục chăm sóc đến khi cây có 3 đến 5 lá non. Thường có chiều cao từ 15 ~ 20cm thì đưa cây ra trồng riêng. Một chậu treo bình thường trồng 1 đến 2 cây dạ yến thảo là vừa đủ.

Sau khi trồng cây vào chậu hoặc giỏ treo. Trong vài ngày đầu nên đặt giỏ/chậu vào chỗ mát để cây bén rễ. Khi cây cứng cáp, chuyển ra chỗ có nhiều ánh sáng để cây quang hợp. Tưới nước từ 1 ~ 2 lần/ngày cho cây, chú ý dùng bình dạng xịt vì nếu tưới quá nhiều cây sẽ bị úng nước.

4.2 Giâm cành hoa dạ yến thảo

Sau đây là các bước đơn giải để trồng hoa dạ yến thảo theo phương pháp giâm cành:

  • Bước 1: Cắt vài ngọn dạ yến thảo. Chú ý cắt dưới đốt lá và đảm bảo rằng phải còn lại ít nhất 3 đốt lá trên ngọn. Giữ cho các ngọn vừa cắt luôn tươi bằng cách cắm chúng ngay vào ca nước trong khi làm thao tác khác. Tỉa bỏ các lá gần vết cắt. Ngắt bỏ hết hoa nếu muốn các ngọn này tập trung năng lượng để phát triển rễ trước.
  • Bước 2: Đổ đầy đất vào chậu, sau đó ấn nhẹ đất xuống, để đất lấp đều. Dùng dụng cụ tra hạt tạo một vài lỗ trên đất trong chậu.
  • Bước 3: Cho từng ngọn dạ yến thảo vào từng lỗ. Lấy dụng cụ tra hạt gạt đất vào phía ngọn hoa sao cho các lỗ được lấp kín. Tưới nước thật đẫm đất và ngọn hoa. Điều này giúp đất nén đều quanh ngọn hoa.
  • Bước 4: Đặt các ngọn hoa ở nơi thông thoáng và có lưới che. Vị trí thông thoáng và râm mát cũng tốt. Không được đặt các ngọn hoa trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới điều kiện quá nóng và khô.
giâm cành hoa dạ yến thảo
Trồng hoa dạ yến thảo bằng phương pháp giâm cành

Những lưu ý khi trồng hoa dạ yến thảo bằng phương pháp giâm cành cây.

Các ngọn hoa còn chưa có rễ, vì thế nó rất dễ bị mất nước. Cần tưới nước thường xuyên đẫm cả ngọn hoa và đất hàng ngày.

Vào ngày nóng, cần tưới nước đẫm vào buổi sáng và tưới lại vào buổi tối. Vào ngày mát, chỉ cần tưới nước đẫm vào buổi tối.

Các ngọn hoa sẽ bị mềm, héo đi một chút, nhưng chúng không bao giờ gục hẳn. Nếu chúng bị gục hẳn, có thể là do không tưới đủ nước hoặc vị trí đó quá nóng.

Khoảng 2 ~ 3 tuần sau, các ngọn hoa bắt đầu tươi trở lại. Điều này là một dấu hiệu cho thấy rễ đã bắt đầu mọc ra. Và các ngọn hoa đã có thể bắt đầu hút nước từ đất.

Nhấc nhẹ nhàng một ngọn ra để kiểm tra. Nhúng xuống nước để rơi hết đất và kiểm tra xem rễ đã phát triển thế nào. Sau đó lại nhẹ nhàng trồng chúng lại vào đất và tưới đẫm nước để đảm bảo rằng đất lại bọc kín xung quanh ngọn hoa.

Trong trường hợp không có rễ, cắm nhẹ nhàng ngọn hoa trở lại đất và đợi đến tuần tiếp theo. Chừng nào các ngọn hoa chưa chết, nó vẫn có khả năng mọc rễ. Một vài ngọn sẽ cần nhiều thời gian để mọc rễ hơn các ngọn khác.

5. Cách trồng hoa dạ yến thảo tại nhà ra hoa theo ý muôn

Thời kỳ ra hoa của dạ yến thảo chủ yếu được điều chỉnh thông qua thời gian gieo hạt.

  • Vào mùa xuân hoặc mùa hè gieo hạt, thì khoảng 75 ~ 90 ngày, cây sẽ ra hoa.
  • Mùa thu hoặc mùa đông gieo hạt, thì khoảng nửa năm sau, cây sẽ ra hoa.
trồng cây dạ yến thảo ra hoa theo ý muốn

Nếu muốn cây ra hoa vào đầu tháng 5, thì nên gieo hạt vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông. Mùa đông nên chăm sóc cây thật tốt để cây sống qua được mùa đông

Vào nửa cuối tháng 4 là thời kỳ ra hoa nhiều nhất. Nếu muốn có hoa vào đầu tháng 10, thì đầu tháng 7 nên gieo hạt. Mùa hè cần phải che nắng cho cây, đến cuối tháng 9 là thời kỳ ra hoa đỉnh điểm của cây.

Muốn cây dạ yến thảo nở hoa vào dịp Tết nguyên đán, thì sau khi gieo hạt vào mùa thu. Nên trồng cây ở trong phòng ấm, phải duy trì nhiệt độ từ 12°C trở lên, thì cuối tháng 12 cây sẽ nở rộ hoa.

Nếu duy trì được nhiệt độ vào khoảng 20°C, bón phân, tưới nước hợp lý, duy trì chiếu sáng hợp lý, đồng thời chú ý sau khi hoa tàn cần phải kịp thời ngắt bỏ những bông hoa tàn, thì cây có thể ra hoa quanh năm.

6. Những câu hỏi thường gặp

Mua hạt hoa dạ yến thảo ở đâu? Giá bán như thế nào?

Dạ yến thảo là một loại cây cảnh phổ biến, bạn có thể tìm mua hạt của cây dạ yến thảo tại hầu hết các cửa hàng cây cảnh hoặc hạt giống. Với giá bán trung bình từ 15.000đ – 30.000đ mỗi sản phẩm

Nên tưới phân gì cho cây hoa dạ yến thảo nhanh lớn?

Theo chia sẻ của các nhà vườn trồng hoa chuyên nghiệp, bạn nên bổ sung phân bón cho hoa dạng yến thảo từ 10 – 15 ngày một lần. Có thể sử dụng các loại phân bón lá như Đầu Trâu (501, 701 và 901) để tưới cho cây nhé.

Trên đây là thông tin về cách trồng hoa dạ yến thảo ra hoa theo ý muốn. Cũng như là cách chăm sóc chậu hoa dạ yến thảo tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy truy cập website www.wikicaycanh.com để xem thêm cách trồng và chăm sóc nhiều loại hoa khác nhé.

2.7/5 - (3 bình chọn)