Hôm nay, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn “Cách trồng là chăm sóc cây trầu bà” tại nhà. Cũng như tìm hiểu ý nghĩa, công dụng của trầu bà trong đời sống. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết sau đây nhé !
1. Giới thiệu về cây trầu bà
1.1 Thông tin chung
Tên tiếng Anh | Epipremnum aureum |
Tên tiếng Việt | Trầu bà, vạn niên thanh leo, cây sắn dây hoàng kim, thạch cam tử, trâu bà vàng, hoàng tam điệp. |
Đặc điểm nhận dạng | Cây trầu bà có đặc điểm là cây thân cỏ dạng leo. Thân mọng nước, phân nhiều cành nhánh trên có mọc rễ khí sinh. Cây bò dài hoặc buông thông xuống trên các chậu treo. Trầu bà là loại cây lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh. Ngoài ra còn có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng nằm rải rác trên phiến lá. Hoa của tràu bà là những cụm hoa dạng mo, cuống ngắn. |
Môi trường sống | Trầu bà rất dễ sống, có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh trong điều kiên bóng râm. Cây có thể trồng thủy sinh. |
Nguồn gốc | Đây là loại cây được tìm thấy tại Indonesia, tuy nhiên hiện tại được trồng rất nhiều ở Việt Nam |
1.2 Phân loại
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại trầu bà trong nước và nhập khẩu. Tuy nhiên để phân loại trầu bà, người ta thường căn cứ vào đặc điểm màu sắc, hình dạng của lá cây. Sau đây là những loại trầu bà phổ biến để bạn tham khảo:
+ Dựa vào màu sắc của lá
+ Dựa vào cấu tạo và đặc điểm lá cây
Ngoài ra người ta còn chia trầu bà thành loại lá dài và lá tim. Tùy theo nguồn gốc còn chia làm các loại như: tràu bà Thái, tràu bà Pháp, trầu bà Nam Mỹ…
2. Ý nghĩa và công dụng
2.1 Tác dụng khi trồng trầu bà trong nhà
+ Tác dụng đầu tiên khi trồng trầu bà trong nhà là để trang trí và làm đẹp không giang sống. Bạn có thể trồng trầu bà trong chậu treo, cho cây leo trên tường, trên trụ gỗ hoặc làm thành chậu để bàn mini.
+ Đây là một loại cây có khả năng lọc không khí và hấp thụ chất độc rất tốt. Cây có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính. Loai bỏ chât gây ung thu formaldehydes và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác. Đây là loại cây lọc không khí rất tôt. Cây phù hợp để trong phòng khách, treo cua so, hiên nhà, hoặc để trên bàn làm việc.
2.2 Ý nghĩa phong thủy của trầu bà
+ Cây trầu bà có sức sống mạnh, sinh sôi và nảy nở cực nhanh. Vì thế nhiều người chọn trồng cây trong nhà với mong muốn thuận lợi về đường con cái.
+ Trầu bà có khả năng sống trong nhà và môi trường ánh sáng yếu rất tốt. Khi đặt chậu trầu bà trong văn phòng hoặc bàn làm việc. Nó sẽ giúp con đường công danh thăng tiến, công việc thuận lợi hơn.
+ Theo chia sẻ của chuyên gia về phong thủy, trầu bà đặc biệt hợp với gia chủ mang mệnh Mộc, Hỏa và Thủy.
+ Trong 12 con giáp thì những gia chủ tuổi Ngọ và Tuổi Thân rất hợp với cây trầu bà.
3. Cách trồng và chăm sóc
3.1 Kỹ thuật trồng trầu bà tại nhà
Trầu bà được biết là một loại cây cảnh dễ trồng tại nhà, tuy nhiên để có được 1 chậu trầu bà đẹp và luôn xanh tươi. Bạn cần lưu ý đến những đặc tính của cây như sau: Cây trầu bà ưa sống trong môi trường nóng ẩm, yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt.
+ Yêu cầu về ánh sáng khi trồng cây trầu bà
Cây thích hợp sinh trường trong môi truờng có ánh sáng tán xạ mạnh. Nếu sống lâu ngày ở nơi tối quá lâu, thì lóng (khoảng cách giữa 2 mắt trên cành nhánh) sẽ dài và yếu, lá cúng mông di, màu nhạt đi, và không bóng muợt.
+ Nhiệt độ thích hợp để trồng trầu bà
Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây trầu bà là 20~28°C (vào ban ngày), 15~ 18°C (vào ban đêm).
Mùa đông, chỉ cần nhiệt độ trong nhà trên 10°C là cây có thể sống an toàn qua mùa đông. Đồng thời phải giữ cho đất trồng ẩm ướt.
Mẹo: Nên thường xuyên tưới phun sương vào lá cây, để nâng cao độ ẩm không khí, có lợi cho sự sinh trưởng của rễ khí sinh.
Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 5°C, cây dễ rụng lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. Ở miền Bắc, nếu nhiệt độ trong nhà từ 20°C trở lên, cây có thể sinh trưởng bình thường.
+ Đất trồng thích hợp với trầu bà
Khi trồng cây trầu bà trong chậu cảnh nên lựa chọn loại đất trồng hơi chua, màu mỡ, tơi xốp và thoát nuớc tốt.
Muốn có đất trồng thoát nước tốt, nên trộn lẫn đất vườn, phân ngựa ủ hoai và một ít than bùn. Bạn cũng có thể trộn đất lá mục, than bùn và đất cát mịn để làm đất trồng.
Mẹo: Cây trầu bà cũng có khả năng sống trong nước rất tốt. Chính vì thế ngoài trồng cây bằng đất, nhiều người còn trồng theo dạng thủy canh trong chạu thủy tinh rất đẹp.
3.2 Cách chăm sóc cây trầu bà
Để chăm sóc chậu trầu bà tại nhà luôn xanh tươi và phát triển nhanh cũng không quá khó. Bạn chỉ cần để ý một vài vấn đề nhỏ sau đây:
+ Tưới nước cho cây trầu bà đúng cách
Tùy theo từng thời điểm trong năm mà bạn nên chọn cách tưới nước cho trầu bà như sau:
- Mùa đông: Việc tưới nước cần phải dụa trên nhiệt độ. Vào giai đoạn thời tiết lạnh, đất trống bốc hơi nước khá chậm. Bạn nên giảm lượng nước tưới, khống chế lượng nuớc tuới trong khoang 1/4 ~ 1/2 lượng nước tưới bình thuờng.
- Các mùa khác: Cho dù sau khi giai đoạn thời tiết lạnh đã qua đi, thì cũng không nên tưới nhiều nước.
Lưu ý: Bạn nên han chế việc tưới nước trực tiếp vào chậu, mà nên dùng phương pháp tưới nước thẩm thấu.
Ngoài ra, bạn cần phải tưới phun sương ởnhững vị trí có rễ khí sinh. Để tránh hiện tượng vì nước bốc hơi quá nhanh khiến cho rễ không đủ nước. Vào mùa đông, nên tưới loại nước đã được phơi nắng 1 ngày. Để tránh hiện tượng nước quá lạnh khiến cho rễ cây bị tổn thương.
+ Cách bón phân cho trầu bà trong chậu
Để giúp cây trầu bà phát triển nhanh và lá đẹp bạn cần bón phân đạm là chủ yếu, ngoài ra bón thêm phân kali. Tùy từng thời điểm trong năm mà bạn cần bón những loại phân với nhiều lượng như sau:
- Vào mùa Xuân: Trước thời kỳ sinh trưởng của cây. Cứ cách khoảng 10 ngày lại bón 1 lần nước phân u-rê 0.3% hoặc Ammonium sulfate. Đồng thời dùng nước phân u-rê 0.5‰ ~ 0.1‰ tưới bón thúc lá cây 1 lần.
- Vào mùa thu và mùa đông: ở miền bắc, thời tiết lạnh. Các loài cây cảnh nói chung và cây trầu bà nói riêng thường sinh trưởng chậm, thậm chí ngừng sinh trưởng vì thể nên bón phân ít. Từ tháng 5 đến tháng 9, là thời kỳ sinh trưởng của cây. Cách 2 tháng, nên bón 1 lân phân hóa học cho cây.
Ngoài ra, cú cách khoảng 10 ngày, bạn lại tưới 1 lần nước phân loãng. Bạn cần phải lưu ý, đối với những cây nhỏ, chỉ nên tưới nước phân.
3.3 Cắt tỉa & Tạo dáng
Với những cây trầu bà đặt làm cảnh trong nhà một thời gian dài. Lá cây phần gốc dễ bị rụng, từ đó làm giảm giá trị thưởng thức.
Vào khoảng tháng 5~ tháng 6, khi thời tiết đã ấm áp. Bạn có thể tiến hành cắt tỉa, làm mới cây kết hợp với giâm cành, để kích thích cho gôc cây mọc chồi mới.
3.4 Cách nhân giống cây trầu bà tại nhà
Người ta thường sử dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây trầu bà. Thời điểm nhân giống tốt nhất là vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
- Bước 1: Cách làm là bạn cắt một đoạn cành nhánh dài khoảng 15 ~ 30 cm.
- Bước 2: Ngắt hết lá ở phần phía dưới, rồi giâm trực tiếp vào chậu cảnh, mỗi chậu từ 3 ~ 5 sợi
- Bước 3: Tưới đẫm nước, rổi đặt ở nơi râm mát thoáng gió. Chú ý giữ cho đất trồng ẩm ướt.
Khoảng 1 tháng sau, thì cành mọc rễ và đâm chồi. Trong vòng 1 năm, cành có thể phát triển thành cây trưởng thành có giá trị thưởng thức.
3.5 Phòng trừ bệnh hại trên cây trầu bà
Cây trầu bà chủ yếu mắc bệnh đôm lá do vi khuẩn. Thời kỳ cây mới mắc bệnh, cần phải kịp thời cắt tỉa lá bị bệnh hoặc đốm lá bị bệnh. Đối với cây trưởng thành, thời kỳ mới phát bệnh, có thể phun xịt thuốc đồng sulphat 14% pha loãng 350 lần.
3.6 Cách thay chậu cho cây trầu bà tại nhà
+ Khi nào thì cần phải thay chậu cho trầu bà ?
Sau khi cây sinh trưởng được 1 ~ 2 năm, cần phải thay chậu cho cây. Khi chóp lá bị khô hoặc lá ở phía dưới bị rụng, thì có thể rễ cây bị thối hoặc mọc cuốn vào nhau. Lúc đó, cần phải tiến hành thay chậu cho cây. Trồng cây vào chậu có kích thước lớn hơn châu cũ.
+ Các bước thay chậu cho cây trầu bà tại nhà:
- Bước 1: Khi thay chậu, dùng tay khế vỗ vào thành chậu, để cho đất trồng tách khỏi chậu. Nhờ vậy, dễ lấy cây ra khỏi chậu.
- Bước 2: Sau đó gỡ bỏ khoảng 1/3 lượng đất bám vào rễ cây. Đổ đất vào chậu mới, sau đó đặt cây vào giữa chậu, tiêp đến bỏ thêm đất vào phía trên.
- Bước 3: Tưới nước thật đẫm, cho đến khi có nước chảy ra từ lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu. Dùng dao cắt bớt những chiếc lá bị vàng, hoặc lá bị tổn thương.
Để cho cây nhanh chóng phục hồi sinh trưởng, thì thời điểm tiến hành thay chậu nên vào khoảng đầu mùa xuân hoặc trong khoang tù tháng 6 dên tháng 8.
4. Những câu hỏi thường gặp khi trồng trầu bà
Nếu trầu bà bị vàng lá thì có thể là do 1 trong các nguyên nhân sau đay:
+ Thiếu anh sáng do bạn đặt cây trong nhà hoặc nơi tối quá lâu
+ Thừa nước: tưới nước quá nhiều cũng có thể làm hệ thống rể cây bị ún thối làm vàng lá
+ Tưới phân sai cách: bón quá nhiều phân hoặc sử dụng phân bón với liều lượng lớn cũng sẽ làm cho cây trầu bà bị vàng lá.
Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy , trầu bà hợp với người mang mệnh Thủy, mệnh Hỏa và mệnh Mộc.
Trong 12 con giáp thì những người mang tuổi Thân và tuổi Ngọ. Khi trồng cây trầu bà trong nhà sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, thăng tiến trong công việc.
Các giống trầu bà được bán phổ biến hiện nay đa số không chưa độc tính. Tuy nhiên, có một số loại nhựa cây có thể sẽ gây ra hiện tượng di ứng khi bạn tiếp xúc phải.
Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây trầu bà tại nhà. Nội dung bài biết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách tự bình trồng những chậu trầu bà để trang trí trong nhà nhé.