Những điều nên làm và cần tránh khi trồng cây cảnh ở trong nhà

Hoa và cây cảnh có chức năng làm đẹp, làm sạch và làm thơm môi trường sống. Đặt một vài chậu cảnh trong nhà, không những có tác dụng trang trí cho ngôi nhà, mà còn có tác dụng làm sạch không khí, giữ cho không khí trong lành, có lợi cho sức khỏe.

trồng cây cảnh trong nhà

Trong bài viết này, WIKICAYCANH.COM xin chia sẻ cùng bạn. Nhưng nếu không lưu ý đến những điều cần tránh thì việc trồng hoa và cây cảnh có thể lại gây hại cho sức khỏe. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Những điều nên làm khi trồng hoa và cây cảnh trong nhà

1.1 Nên trồng những loại hoa và cây cảnh có khả năng hút chất độc.

Một số loại hoa và cây cảnh có khả năng hấp thụ những chất khí độc hại trong không khí như: lưu huỳnh đi-ô-xít (SO,), hợp chất ni-tơ ô-xít, hydro florua, formaldehyde, hydro clorua v.v.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Cây lạp mai (tên khoa học là Chimonanthus praecox) có thể hấp thụ được hơi thủy ngân. Cây lựu có thể hấp thụ được hơi chì trong không khí. Cây hoa mõm sói, cây dong riềng. Cây bìm biếc, lay ơn, cẩm chướng thông qua lá có thể chuyển hóa chất lưu huỳnh đi-ôxít. Vốn có độc tính mạnh thành hợp chất sulfate có độc tính thấp hoặc không có độc tính.

Cây lựu có thể hấp thụ được hơi chì trong không khí.
Cây lựu có thể hấp thụ được hơi chì trong không khí.

Hoa thủy tiên, hoa phấn, hoa cúc, cỏ tai hổ có khả năng chuyển hóa hợp chất ni-tơ ô-xít thành protein trong tế bào thực vật.

Cây dây nhện, cây lô hội, cây lưỡi cọp có thể hấp thụ các chất ô nhiễm như Formaldehyde, cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

1.2 Nên trồng các loại hoa và cây cảnh có khả năng tiết ra các chất sát khuẩn

Các chất sát khuẩn do một số loài hoa như : hoa nhài, hoa đinh hương, hoa kim ngân, hoa bìm biếc … Tiết ra có thể giết chết một số loại vi khuẩn trong không khí. Ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn bệnh thương hàn và nguyên thể của các bệnh bạch hầu, bệnh lao, bệnh lỵ. Giữ cho không khí trong nhà trong lành, vệ sinh.

1.3 Nên trồng những loại hoa và cây cảnh có chức năng bổ sung cho nhau

Vào ban ngày, phần lớn các loại hoa và cây cảnh chủ yếu tiến hành quang hợp, hấp thụ carbonic, giải phóng ra ô-xy.

Vào ban đêm tiến hành hô hấp, hấp thụ ô-xy, giải phóng carbonic. Trong khi đó, các loại cây cảnh thuộc họ xương rồng thì ngược lại hoàn toàn. Ban ngày giải phóng khí carbonic, ban đêm hấp thụ khí carbonic, giải phóng ô-xy.

Trồng các loại hoa và cây cảnh có khả năng “tương hỗ” trong nhà, vừa khiến chúng làm lợi cho nhau, lại còn có tác dụng cân bằng hàm lượng ô-xy và carbonic trong nhà, giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành.

2. Những điều cần tránh khi trồng hoa và cây cảnh trong nhà

2.1 Các loại cây có hoa hoặc mùi hương gây kích thích

Tránh trồng nhiều các loại hoa và cây cảnh tỏa ra mùi thơm đậm và có tính kích thích. Chẳng hạn như: hoa lan, hoa hồng, hoa loa kèn, thiên lý … Tỏa ra mùi hương thơm nồng nặc.

Chỉ cần trồng một chậu thôi, thì mùi thơm sẽ tràn ngập trong nhà. Nhưng nếu trong nhà lại đặt quá nhiều chậu cảnh loại này. Nó sẽ khiến cho mùi thơm quá đậm. Từ đó khiến cho thần kinh con người hưng phấn.

Đặc biệt, trong phòng ngủ, nếu ngửi mùi thơm nồng nặc trong thời gian dài. Nó sẽ dễ khiến cho người ta mất ngủ.

cây trạng nguyên và cây vạn niên thanh không nên trồng trong nhà
Chất khí do hoa trạng nguyên, vạn niên thanh giải phóng ra không khí có tác hại đối với cơ thể con người. Tiếp xúc với những hạt phấn nhỏ do hoa tulip, hoa cẩm tú cầu phát tán khiến cho da bị dị ứng, mẩn ngứa.

2.2 Trồng quá nhiều cây trong nhà

Bạn cần tránh đặt quá nhiều chậu cảnh trong nhà. Vào ban đêm, phần lớn các loài hoa và cây cảnh đều hấp thụ khí ô-xy, giải phóng khí carbonic.

Hơn nữa, vào ban đêm, phần lớn nhà ở đều đóng kín cửa, không khí lưu thông kém. Nếu trong nhà đặt quá nhiều chậu cảnh.

Nó sẽ khiến cho nồng độ ô-xy giảm xuống, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con người, dẫn đến tình trạng tức ngực, thường xuyên gặp ác mộng.

2.3 Lựa chọn những loại cây cảnh an toàn cho sức khỏe

Tránh đặt các loài hoa có độc ở trong nhà của bạn nhé. Ví dụ: vào ba mùa xuân, hạ, thu, thì củ, lá và hoa của cây trúc đào đều có độc.

Chất nhựa màu trắng sữa nó tiết ra có chứa chất độc tên gọi Oleandrin, nếu chẳng may ăn vào có thể bị ngộ độc.

Củ của cây thủy tiên có chất Alkaloids, gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

Nhựa ở trong lá và hoa có thể khiến cho da mẩn ngứa, dị ứng, nếu nhựa bắn vào mắt có thể khiến cho mắt bị tổn thương.

cây hoa trinh nữ trồng trong nhà không tốt
Tiếp xúc quá nhiều với cây xấu hổ (cây trinh nữ) dễ khiến cho lông mày bị thưa. Tóc có màu vàng, trường hợp nghiêm trọng có thể khiến cho râu tóc bị rụng.

Vì thế, khi trồng cây cảnh, chúng ta cũng cần phải nắm vững một số kiến thức khoa học liên quan, để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

3. Những câu hỏi thường gặp khi trồng cây trong nhà

Nên trồng cây ở vị trí nào trong nhà là tốt nhất?

Hầu hết cây xanh đều cần ánh sáng để quang hợp. Bạn nên trồng cây trong nhà ở vị trí có thể tiếp xúc với ánh sáng như: cửa sổ, bang công, hành lang, cạnh cửa ra vào….

Có nên tưới phân cho các loại cây trồng trong nhà không?

Thông thường các loại cây khi được đặt trong nhà sẽ phải trồng vào các chậu. Để đảm bảo dinh dưỡng ho cây phát triển. Bạn nên sử dụng các loại phân tan chậm để bón cho cây. Nếu bạn thấy ngại vấn đề mùi từ các loại phân bón. Có thể tiến thành thay đất cho chậu cây định kì để tạo dinh dưỡng cho cây trồng trong nhà.

Trên đây là những đều bạn cần biết khi chọn trồng các loại cây cảnh trong nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ chọn cho mình được một loại cây cảnh phù hợp để trồng trong nhà nhé.

5/5 - (1 bình chọn)