Việc chăm sóc và bảo vệ cây cảnh tại nhà . Là giữ cho những hoạt động trao đổi chất của cây được tiến hành bình thường. Nếu chǎm sóc không tốt sẽ dấn đến cây bị chết. Tâm huyết bao nhiêu năm của bạn sẽ tan trong phút chốc. Bài viết này, WIKICAYCANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách lên chậu và thay chậu cho cây cảnh tại nhà.
1. Lên chậu cho cây cảnh / Bonsai
Những loại cây đã gia công tạo hình sau khi thành hình theo dáng mong muốn. Tất phải đưa lên chậu để thuởng ngoạn.
Truớc tiên phải chọn những chậu phù hợp với cây (cây, chậu, giá để hoà hợp trong một chậu cảnh). Do đó việc chọn chậu cẩn phải kỹ luỡng.
- Thông thuờng cây rậm rạp thích hợp dùng chậu nông (cạn).
- Cây mọc thằng thích họp với những chậu hơi nông.
- Cây mọc nghiêng nên dùng chậu sâu
- Cây dáng huyên nên chọn những chậu cao hình ống.
+ Bước chuẩn bị
Trước lúc đưa cây lên chậu cần phải chuẩn bị đất xốp, màu mỡ. Chứa nhiều chất phân huỷ và thoát nước tốt.
Tham khảo thêm: Đất sạch trồng cây cảnh giá rẻ tại Shopee
Vì mỗi loại cây đều có đặt tính sinh học khác nhau. Nên yêu cầu vể tính chất lý hoá của mối loại cũng khác nhau.
Lúc lên chậu, những thân cây hoặc những cành cây to phát triển dài nên kịp thời cắt ngắn. Nó sẽ giúp thúc cây ra ngọn và cành mới có lợi cho việc hấp thu của bộ rể. Để đảm bảo duy trì sự hô hấp bình thường của cây.
+ Tiến hành trồng cây lên chậu
Bước 1: Khi tiến hành lên chậu, trước tiên phải đặt lưới vào lỗ thoát nước rồi cho đất thô xuống dưới đáy chậu.
Bước 2: Kế đến cho đất nhuyễn vào và đặt rế tiếp xúc thật kín không để lại khe hỏ.
Lưu ý: Đất trong chậu phải thấp hơn so với thành chậu, sẽ có lợi cho việc tuới nước.
Bước 3: Sau khi đua cây lên chậu thì tưới ngay, nên tuới cho đều. Tránh tuới làm nước ứ động lại trong chậu không thoát. Sau đó để chậu cây nơi râm mát tránh gió, luôn giữ độ ẩm cho chậu cây.
2. Thay chậu cho cây cảnh tại nhà
+ Vì sao phải thay chậu cho cây cảnh ?
Sau nhiều năm trồng cây trong chậu, duỡng chất trong chậu bị cây hút hết dinh dưỡng. Hệ thống rễ già cũng như rễ mới chiếm hết không gian của chậu. Làm đất trong chậu đóng cứng lại, ảnh hưởng đến sự hô hấp.
Hơn nữa thân cây phát triển to, miệng chậu nhỏ cũng không còn phù hợp. Ho đó để cây kiểng lớn đến một năm bắt buộc phải thay chậu hay chuyển sang chậu mới to hơn.
+ Bao lâu thì phải thay chậu cây một lần ?
Lúc chuyển chậu phải nhìn kích cỡ của cây mà quyết định. Thông thường các nghệ nhân cây cảnh chuyên nghiệp sẽ dựa vào kích thước / kích cỡ của cây trong chậu.
- Những chậu kiểng nhỏ một tay bê thì một năm thay chậu một lần.
- Những chậu kiểng hai tay bê thì hai năm thay chậu một lần.
- Những chậu bonsai trung thì ba năm thay thay chậu mọt lần
- Những chậu kiểng cỡ đại thì bốn hay năm năm thay chậu một lần.
Đương nhiên có lúc gặp phải vấn để bón phân không hợp. Hay cây bị bệnh do nấm hoặc côn trùng, cũng phải xử lý thay chậu kip thời. Thay chậu nên làm vào đẩu xuân (xuân phân), cuối thu(thu phân) mới tốt. Có thể thực hiện khi có những hạt mua xuân.
+ Kỹ thuật thay chậu cho cây cảnh
Khi thay chậu, trước tiên phải làm xốp phẩn đất quanh thành chậu và bỏ đi một ít đất trong chậu. Sau đó dùng tay đập xung quanh thành chậu làm cho đất trong chậu và thành chậu tách rời ra.
Sau đó một tay đô thân cây, tay kia dùng bay hay mánh tre xúc đi một phần ba hay một phân hai đất bạc màu trong chậu.
Đồng thời cắt bỏ những rế khô, rế bị bệnh, rế mọc quá rậm và cắt ngắn những rế quá dài.
Cuối cùng đặt cây vào trong, thêm đất mâu mỡ vào là được.
3. Những câu hỏi thường gặp khi lên chậu và thay chậu cây cảnh tại nhà
Để trồng cây vào chậu, bạn nên chọn những loại đất mùn tơi xốp. Giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt phải thoát nước tốt, giữ ẩm để cây phát triển nhé.
Tuỳ theo, kích thước của cây cảnh mà chúng ta có thể tiến hành thay chậu mỗi năm 1 lần hoặc 2-3 năm một lần nhé. Ví dụ như sau:
+ Cây cảnh nhỏ, bonsai mini cần thay chậu mõi năm 1 lần
+ Cây kiểng cỡ trung thì 2 năm thay chậu và đất một lần
+ Cây cảnh cỡ lớn thì 3 năm bạn có thể thay chậu một lần
Tuy nhiên đó chỉ là tham khảo, việc thay chậu bạn cần quan sát sự phát triển của cây. Lá cây, tốc độ phát triển. Để xem đất trong chậu có thật sự đã bạc màu , hết chất dinh dưỡng không nhé
Bón phân chỉ là giải pháp tạm thời để giúp cây phát triển. Bạn vẫn cần thay chậu mới kết hợp với cắt tỉa rể già cỗi hoặc rể đã chết. Nó sẽ giúp cây phát triển bộ rễ mới nuôi lá, chồi và cành cây.
Trên đây là cách trồng cây lên chậu và thay chậu cây định kì tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biêt cách tự trồng cây lên chậu và thay chậu cho cây kiểng Bonsai tại nhà nhé.