Hiện nay trong các sách báo viết vể Hoa lan người ta phải dùng một số thuật ngữ. Nhưng thường không thống nhất. Nên đã gây ra nhung khó hiểu cho người đọc.
Ngày nay, cây lan đã được nuôi trồng và thưởng thức rất phổ biến. Do đó sự thống nhất về thuật ngū là điều cần thiết. Bài viết này, WIKICAYCANH.COM sẽ chia sẻ với bạn một số thuật ngữ của hoa lan nhé.
1. Họ lan (Orchidaceae)
Nguời Việt Nam có một số khó khăn khi nói về họ cây lan. Đã từ rất lâu, các cụ nhà ta đã nuôi trồng hai nhóm cây lan gồm
+ Thân gỗ: cây ngọc lan thuộc họ ngọc lan (Magnoliaceae) và cây Hoàng lan thuộc họ Na, họ Māng cầu (Annonaceae).
Các cây lan này cao, to có nhiêu hoa rất thơm. Trong văn hoá và ngôn ngữ dân gian, thường chỉ nói cây lan: Cây Lan ở cổng chùa làng ta.
Có nhà khoa học đã ưng thuật ngữ Họ Phong lan để phân biệt với hai họ lan trên. Nhưng đều này cũng không ổn vì rừng Việt Nam chỉ có 70% các loài lan là phong lan thôi. Cũng có ý kiến nên dùng thuật ngữ họ Thảo lan, Lan thân cỏ để phân biệt vái các họ lan thân gỗ.
2. Phong Lan – Địa Lan – Lan Kiếm
Phong lan ,địa lan là hai thuật ngữ đặc biệt của chúng ta. Vì để hiểu và lại phân biệt được lối sống bám trên cây hay mọc trên đất của chúng. Người Việt Nam biết nuôi trồng các loài Lan kiếm mọc trên đất (Terres trial Cymbidium) từ lâu.
Đời nhà Trần đã có “Ngū Bách Lan Viên” (Vườn có 500 chậu lan). Nhưng có lẽ các cụ xưa chưa phân biệt rõ cây nào là cây lan nên nhầm. Cho rằng chỉ có Địa lan kiếm là Địa lan mà thôi. Sự nhầm lẫn này của nguời xưa cũng ảnh hưởng tới nguời ngày nay.
Hiện nay, rừng Việt Nam có khoản 200 loài địa lan và trong 24 loài lan kiếm (Cymbidium) . Nhưng lan kiếm chỉ có 5 loài là địa lan mà thôi.
Có một điều khá lạ, cây Lan kiếm bám trên cây (epi-phytic cymbidium). Được gọi là Lan kiếm khá lâu rôi nhu: Đoản kiếm, Kiếm lô hội v.v… Nên thuật ngữ Cymbidium -Lan kiếm không phải là lạ lùng với nguời Việt Nam ta.
3. Epiphytic và Terrestrial
Nếu ta tra trong từ điển tiếng Anh, tiếng Pháp (Epiphyte) ta đuợc các thuật ngữ: biểu sinh – phụ sinh. Biểu sinh là gì? Phụ sinh, sống phụ là sai.
Nhưng nếu phân tích cấu tạo của từ này: Epi là trên – phyt là cây, vậy nếu dịch epithytic là bám trên cây, tuy hơi nôm na nhưng dễ hiểu và rất đúng.
Terrestrial – địa sinh, cây trên cạn, nếu dịch là địa sinh hay lan đất cũng đúng, nhưng nếu dùng các từ: mọc ở đất càng dễ hiểu hơn.
4. Monopodial và Sympodial:
Có sách đã dịch là Đơn trực và Hợp trục nhưng có sách dịch là Đơn thân và Đa thân. Tử trực không hợp vói thực vât nên dùng Đơn thân và Đa thân, cách dịch sẽ đúng hơn.
5. Pseudobulb và Rhizom
+ Thuật ngữ Pseudobulb
Đây là hai bộ phận rất quan trong của các loài lan da thân. Thuật ngữ Pseudobulb được dịch chính xác là Hành giả.
Hành là (thân), được cấu tạo từ các màng, chồng chất lên nhau. Nhưng bô phận này của cây hoa lan lại nạc và đặc nên không phảl là hành. Vậy nên nó chỉ là hành giả.
Nhưng thuật ngữ hành giả này hoàn toàn không làm rõ được chức nǎng cua bộ phận này trong cây hoa lan. Do đó nhiêu nhà khoa học đã dùng các từ như thân giả, củ giả, thân bọng, thân vây…
Thân bọng có ý đây là bộ phận phồng to nhưng bọng thường chứa các dung dịch. Thân vẩy không đúng vì không phái là vẩy. Thân giả, củ giả cũng không đúng vì là thân thật, củ thật. Bộ phận này mang lá, mang cả hoa và lại là nơi chứa các chất dinh dưỡng, nuớc. Để duy trì sự sống của cây hoa lan. Vậy có lẽ ta nên dùng thuật ngũ Thân củ.
+ Thuật ngữ Rhizom
Rhizom đuợc dịch là căn hành, từ hành ở đây không có ý nghĩa gì cả. Do chức năng là một bộ phận của cây noi liên các thân củ và có mọc các đám rễ nên gọi là Thân rễ , có thể đúng hơn.
Trong các sách, các bài báo nên tôn trong câp phân loại thục vật. Ho (Family) bao gổm một hay nhiểu chí (generas hay genus). Chi bao gổm một hay nhiêu loài (species). Loài bao gổm nhiểu giống, các giống có nhiểu màu sắc khác nhau, các giống đã biến dị, các giông lai, v.v…
Nói về một cây lan, cần nói tên chỉ (Viết hoa) rồi nói đến tên loài, giong: Lan bướm hồ điệp (Papilionanthe teres). Hoàng thao hồ điệp (Dendrobium phalaenofasis) và chi Lan Hồ điệp (Phalaenopsis). Vậy nẽu chí nói hoa lan hồ điệp, sẽ không xác định rõ hoa thuộc chỉ lan nào, loàl lan nào.
Ví dụ về cây lan ngọc điểm hoa đỏ
Tên chi | Tên loài | Tên giống |
Cây ngọc điểm | Đai châu | Hoa đỏ |
Nhiều người yêu lan, nghiên cứu vể lan rất muốn đặt tên loại cho các chi lan, loài hoa lan cho hay hơn. Rhynchostylis gigantean được người trồng lan ở miền trong goi là Lan ngọc điểm (Nghinh Xuân) là rất hay vì thuờng hoa nở vào đầu xuân.
Nhưng ở khu vực Phía Bắc, khi nguòi ta quan sát lá lan to và dày. Giong cái tai cua con trâu nên gọi là lan Ngọc điểm tai trâu.
Nhưng cũng không ít nguời thưởng thức cụm hoa lan dài 50-60cm với đầy những bông hoa trắng tím, rực rỡ và rất thơm. Nên nghī đến một cái đai, gắn đầy những hạt châu ngọc. Do đó loài lan này cũng có tên là lan Ngọc điểm đai châu.
Vậy nên thống nhất đặt tên cho loài lan đó là gì?
Cũng không ít các nhà văn hoá yêu quý lan rất không thích nghe các tên dân dã. Nôm na như đuôi sóc, đuôi chồn hay đuôi cáo. Vậy có nên dùng các từ Hán và đổi thành: Tùng thử vỹ (tùng thử – con sóc), ngân thử vỹ (ngân thủ -con chồn) và hổ vỹ (hổ – con cáo), với từ vỹ có nghĩa là đuôi.
Trên đây là thông tin về một số thuật ngữ trong hoa lan. Cũng như cách gọi tên của một số loài lan tại Việt Nam. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết, bạn sẽ biết thêm kiến thức về trồng lan nhé.