Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh trong sân vườn

Trồng cây trong sân vườn ngoài có tác dụng trang trí. Nó còn giúp mang lại một không gian xanh mát cho ngôi nhà của bạn.

lưu ý khi trồng cây trong sân vườn

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh trong sân vườn dành cho người mới. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Phương pháp trồng cây cảnh trong sân vườn

1.1 Chọn loại cây cảnh phù hợp

Đối với loại cây cảnh thân gỗ, có thể lựa chọn : lạp mai, kim quất, hoa ngâu, hoa hàm tiếu, sơn trà, đỗ quyên, xương rồng bát tiên v.v.

Cây cảnh thân cỏ, có thể lựa chọn: hoa lan, cây dây nhện, thủy tùng, cẩm chướng, ngọc trâm v.v.

Cây cảnh dạng dây leo có thể lựa chọn: kim ngân, đăng tiêu v.v

Ở trên mặt đất có thể trồng các loại cây sân vườn như: thu hải đường, cỏ tai hổ, thủy bồn thảo.

Nếu như vườn nhà bạn mỗi ngày thời gian có ánh nắng vượt quá 4 – 5 tiếng đồng hồ, thì có thể trồng hồng Trung Quốc và xương rồng tròn.

các loại cây cảnh trồng sân vườn đẹp
Một số loại cây cảnh thích hợp để trồng ở sân vườn như: cây dây nhện (1) , hoa lan (2), cây đăng tiêu (3) và cây thu hải đường (4) – Ảnh: Internet

1.2 Kỹ thuật trồng cây trong sân vườn

Thông thường, sân vườn có một số đặc điểm như. Diện tích nhỏ, ánh sáng ít, thoảng gió kém, độ ẩm lớn. Những đặc điểm này đều không có lợi cho sự sinh trưởng của cây cảnh. Hơn nữa còn dễ khiến cho cây cảnh mắc sâu bệnh.

Biện pháp quan trọng để khắc phục những yếu tố bất lợi này là. Thay vì trồng trên đất thì trồng vào chậu cảnh. Xây giá đỡ nhiều tầng để nâng cao vị trí của cây. Giá đỡ cần đặt ở nơi được chiếu sáng dài nhất trong vườn.

Tầng thấp nhất của giá đỡ cách mặt đất khoảng 30 cm. Hai tầng kề nhau cách nhau khoảng 20 ~ 30 cm. Giá đỡ có thể xây bằng gạch, xi măng, hoặc đóng bằng gỗ.

Vì vị trí của cây được nâng lên, nên cây sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Độ ẩm không khí xung quanh cây cũng giảm đi. Khoảng cách giữa các cây được giãn cách, nên sẽ thoáng gió hơn.

2. Cách chăm sóc cây cảnh trồng ở sân vườn

2.1 Ánh sáng dành cho các loại cây cảnh

Đối với một số loại cây cảnh thưởng thức lá ưa bóng như : môn trường sinh đốm, tróc bạc, cây ráy Mỹ lá xẻ v.v… Vào khoảng giữa trưa cần có biện pháp che nắng cho cây.

2.2 Tưới nước đúng cách

Việc tưới nước cần tuân thủ nguyên tắc “đất trồng chưa khô thì chưa tưới nước”. Vào mùa đông và mùa mưa, lưu ý tưới ít nước, “thà để đất khô, chứ không để đất ướt”.

Sân vườn thường có độ ẩm lớn, thoáng gió kém, nếu không khống chế tốt việc tưới nước, thì cây dễ bị thối rễ, rụng lá, hoặc bị bệnh mốc, dẫn đến cây bị chết.

Vì thế, cần phải lựa chọn đất trồng là loại đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, kích thước của chậu cảnh phải phù hợp với kích thước của cây. Chậu cảnh quá lớn rất dễ khiến cho đất trồng ẩm ướt và rễ cây không phát triển.

tưới nước đúng cách

2.3 Bón phân đúng cách

Việc bón phân cho cây cảnh trồng trong sân vườn cần phải dựa trên giống cây cảnh và điều kiện thời tiết.

Vào mùa thu, đối với với loại cây cảnh ngủ nghỉ vào mùa hè đang phục hồi sinh trưởng, cần phải bón phân kịp thời. Dùng loại phân bón tăng trưởng nhanh dạng lỏng nồng độ thấp.

Đối với những loại cây cảnh ra hoa. Vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân như : hoa cúc vị hoàng hoa báo xuân, lan quân tử, hoa anh thảo, hoa thủy tiên, sơn trà, hoa mai, lạp mai v.v… Nên bón thúc hỗn hợp phân Mono Kali Photphat 0.2% và phân u-rê 0.1%.

Đối với loại cây cảnh thưởng thức quả như: cây chanh, kim quất, cây cà cảnh, cây trọng đũa v.v.. Vào khoảng đầu và giữa tháng 10. Có thể bón thúc lượng ít phân lân, phân kali. Đối với phần lớn các loại cây cảnh thưởng thức lá.

Sau trung tuần tháng 10, nên dừng bón phân, chỉ bón thúc một lượng ít phân kali nồng độ thấp, để giúp cây chống chọi với giá lạnh.

bón phân đúng cách

2.4 Cắt tỉa và tạo dáng

Đối với phần lớn cây cảnh trồng chậu được chuyển vào trong nhà vào mùa đông, thì vào khoảng giữa hoặc cuối tháng 10, cần phải cắt tỉa bớt cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh, đồng thời cắt ngắn những cành mọc dài.

Đối với những cây cảnh đã buộc, chằng bằng dây để tạo dáng trong vòng 1 ~ 2 năm, thì có thể gỡ dây, sau một thời rồi buộc lại. Mục đích là tránh hiện tượng cành lá bị khô héo do bị buộc cố định trong thời gian dài.

cắt tỉa và tạo dáng

2.5 Phòng trừ sâu bệnh

Bình thường cần phải chú ý xới đất và nhổ cỏ, phòng trừ sâu bệnh. Một khi phát hiện sâu bệnh thì cần phòng trị kịp thời, đồng thời phải tiêu hủy cành bị sâu bệnh hoặc cây bị sâu bệnh, để ngăn chặn sâu bệnh lây lan sang những cây khác.

3. Tổng kết

Trên đây là thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây cảnh trong sân vườn. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc cho khu vươn nhà mình luôn xanh tươi và tràn đầy sức sống nhé.

5/5 - (2 bình chọn)