Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh trong chậu

Cây cảnh trồng trong chậu lâu ngày sẽ tiêu hết phần dinh dưỡng trong đất. Bón phân định kì chính là cung cấp thêm dưỡng chất giúp cây phát triển khoẻ mạnh.

kỹ thuật bón phân cho cây cảnh trong chậu đúng cách

Nếu như bạn trồng chiều chậu cây cảnh tại nhà, ngoài việc tưới nước, bắt sâu mỗi ngày. Việc bổ sung thêm phân bón cho cây cảnh cũng là đều nên làm? Vạy khi nào bạn sẽ cần bón phân cho cây cảnh? Hoặc nên sử dụng những loại phân bón nào ? Bài viết này, WIKICAYCANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu về kỹ thuật bón phân đúng cách cho cây cảnh trong chậu nhé.

1. Vì sao cần bón phân cho cây cảnh trong chậu ?

Chậu trồng có không gian hạn hẹp, cây càng lớn lên thì càng tiêu hao càng dinh dưỡng trong đất. Vì thế cần bón bổ xung. Cần nắm vững thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ tích luỹ và số lượng của nó để bón mới có thể phát huy hết tác dụng của phân.

vì sao cần bón phân cho cây cảnh

Thời kỳ bón cũng thay đổi theo loài cây, tuổi cây. Môi trường nơi đặt cây và tính chất phân bón mà khác nhau.

Trước khi bón phân cũng cân tìm hiểu đặc tính sinh trưởng, phân bố và hấp thu của bộ rễ . Để quyết định chọn loại phân bón phù hợp. Bón vào vị trí thích hợp nhất thì mới phát huy hết hiệu quả của phân bón.

Nói chung thời kỳ cây sinh trưởng và cây mới trổng cân bón nhiểu phân. Cây đã là thành phấm và thời kỳ ngủ của cây, cản bón ít.

+ Hiệu suất sử dụng phân: phân bón vào chậu sẽ có một phân bốc hơi, một phân rửa trôi qua tưới nước chảy theo đáy chậu ra ngoài vì thế không thểhấp thu 100%.

+ Bón phân trên mặt chậu: hiệu suất lợi dụng phân đạm khoảng 50 – 70%, kali khoáng 40 – 50%.

+ Bón theo cách phun lên lá: hiệu suất lợi dụng phân đạm khoảng 95%, lân khoảng 54%, kali khoáng 80%.

Bón phân qua lá thì lượng phân bón cân ít. Bón phân qua lá còn có tác dụng xúc tiến quang hợp. Do cường độ tác dụng quang hợp nâng cao nhằm cung cấp thêm nhiểu chất hữu cơ, hệ rễ phát triển. Vì thế cây hút thêm nhiểu nước và thức ǎn. Quá trình đổng hoá của cây tăng mạnh. Song nếu bón phân qua lá lôu dài có thể làm cho rễ cây thoái hoá, cho nên cản áp dụng cả 2 cách bón.

2. Tiêu chí để chọn phân bón cho cây trồng trong chậu

Trong thể thực vật đại bộ phận (92 – 95%) do cacbon (C), hydro (H) và oxy (O) cấu thành. Còn lại 5 – 8% do 13 loại nguyên tố cấu thành.

thành phần trong phân bón cho cây cảnh

Trong đó có 6 loại còn là nguyên tố đa lượng gồm: Đạm (N), kali (K), lân (P), vôi (ca), lưu huỳnh (S), Mangiê (Mg). Và 7 loại nguyên tố cần ít, còn gọi là nguyên tố vi lượng là mănggan (Mn), sắt (Fe), đổng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo), kêm (zn), Clo (Cl). Nói chung gọi là phân bón N.P.K là Ca.

+ Phân đạm

Là nguyên tố cấu thành protein và hạch tế bào. Vì thế nếu không có đạm thì không có sinh vật tổn tại. Nếu thiếu đạm thì cây nhạt (mất màu xanh), thiếu sinh khí.

Nếu quá nhiều đạm thì than lá mểm, yếu. Đạm là yếu tố cấu thành tổ chức lá, protein và các tác dung kích thích vât khiến lá tốt tươi, mập mạp còn gọi là “phân bón lá”.

+ Phân lân

Có tác dụng lớn đến tổ thành tế bào và phân chia tế bào. Lân phối hợp với đạm, kali phát huy tác dụng lớn nhất.

Còn nếu thiếu lân thì ảnh huởng phát triến bộ rễ. Lân có tác dung giúp hoa nở, qua phát triển còn gọi là “phân cho hoa”, “cho quả”.

+ Phân Kali

Có tác dụng rất lớn đến quang hợp hỗ trợ vận chuyển dinh dưỡng đến rễ và cành khiến mở rộng tán, rễ. Kali có thể đdiểu chỉnh đất trong chậu khi quá chua. Làm cho đất giảm chua, cūng có thể bón tro để giảm độ chua của đất.

Trong tro có chứa khoảng 60% kali, kali cũng xúc tiến hấp thu dạm và lân. Nâng cao tính chịu rét, chịu nóng của cây trong chậu, kali còn được gọi là “phân cho rễ”.

+ Vôi

Ngoài tác dung tham gia vào câu tạo thuc vat và tác dung dông hoá, vôi còn có tác dung làm thay đổi độ chua trong đất, xúc tiến vi khuẩn cố định đạm.

3. Khi nào chúng ta cần bón phân cho cây cảnh ?

Thời kỳ bón phân thích hợp nhất là sau khi chôi non mùa xuân. Mùa thu nảy ra hoặc là vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh.

Song cây gỗ lá rộng nói chung không nên bón phân vào mùa xuân dể tránh đốt cành vươn dài. Sẽ ảnh hưởng đến tán cây. Khi nhiệt độ 20 – 25oC độ ẩm 70 – 90% là môi trường tốt nhất cho cây trong chậu. Sau khi mưa hoặc sau khi tưới, dât châu ẩm, phân bón dễ khuyêch tán và xâm nhập. Bón phân lúc này có hiệu quả cao.

Các loại cây có hoa thì vào lúc hoa nở, bón phân để bảo dưỡng. Các cây ăn quả thì sau khi nở hoa có thể bổ xung ít kali để nâng cao tỷ lệ đậu quả.

4. Bón phân cho cây cảnh trong chậu như thế nào ?

Tuỳ theo từng dạng phân bón mà chúng ta có chọn phương pháp bón phù hợp:

+ Nếu phân khô hoặc phân viên thì bón vào xung quanh chậu, vùi kín.

+ Nêu là phân có dạng nước (dung dịch) thì tưới lên mặt chậu hoặc phun lên lá.

Khi bón phân kết hợp chỉnh sửa mặt đất chậu ở giữa để đất hơi cao và để rễ cây hơi lộ ra. Đất xung quanh chậu thấp hơn để cho mưa và phân bón có thể thẩm thấu.

Với những mùa khác nhau trong năm, chúng ta sẽ có cách bón phân cho cây cảnh khác nhau:

+ Mùa mưa dầm là cây sinh trưởng mạnh nếu bón phân dang dung dịch thì càng tôt. Không nên dùng phân viên bón trong mùa mưa. Vì nước mưa làm tan phân rổi lấp các lỗ hổng trong hat đất. Khiến cho đất không thoáng khí.

+ Mùa hè cũng là mùa cây sinh truởng manh, nhiệt độ cao, bốc hơi và thoát hơi nước manh cần bón nhiều phân đam.

Nếu bạn sử dụng phân bón dạng nước thì cân pha loãng hơn bình thường (tăng thêm 30% nước so với bón bình thường).

Các loài cây tùng, bách tốt nhất là dùng phân đạm vô cơ bón theo nổng độ 0,1% (một phan nghìn) và bón vào buổi chiều khoảng 5 giờ. Phun lên lá sau khi xén lá thi không nên tưới phân ngay. Cây thay đất một tháng sau mới nên bón phân.

5. Cách xử lí những cây bị phạm phân

Nguyên nhân thát bai của bón phân thuong là tưới nước không đủ. Làm cho đất khô hoặc nồng độ phân quá cao.

Vì thế bón phân an toàn là bón nhiều lần, lượng mỗi lân ít để tránh bị ngộ độc phân bón. Và tốt nhất là tưới nước trước khi bón.

Cách xử lí cây cảnh bị bón quá nhiều phân ?

+ Tránh dùng phân với nồng độ cao

+ Trước khi bón phân cẩn tưới nước để đất ướt đều.

+ Để xử lí cây bị ngộ độc do nồng độ phân bón quá cao . Bạn cần đặt cả chậu cây ngâm trong nước ngâm từ 1 – 2 giờ rổi vớt ra. Đưa chậu cây để nơi khô, mát, trường hợp cần thiết có thể thay luôn đất mới cho chậu cây.

6. Những câu hỏi thường gặp ?

Nên bón phân gì cho cây cảnh trồng trong chậu ?

Bạn có thể sử dụng phân NPK hoặc các loại phân hữu cơ bón cho cây đều được

Tôi tưới phân cho cây quá nhiều, làm nó bị héo và vàng lá thì phải làm sao ?

Để xử lí cây bị ngộ độc do nồng độ phân bón quá cao . Bạn cần đặt cả chậu cây ngâm trong nước ngâm từ 1 – 2 giờ rổi vớt ra. Đưa chậu cây để nơi khô, mát, trường hợp cần thiết có thể thay luôn đất mới cho chậu cây.

Mùa hè có bón phân cho cây được không ?

Được, Mùa hè cũng là mùa cây sinh truởng manh, nhiệt độ cao, bốc hơi và thoát hơi nước manh cần bón nhiều phân đam. Tuy nhiên trước khi tưới phân cho cây, bạn cần tưới nước thật ước xung quanh gốc cây nhé. Nó sẽ giúp cây hấp thụ phân bón tốt hơn, hạn chết cây bị phạm phân.

Trên đây là kỹ thuật bón phân cho cây cảnh trong chậu. Cũng như là thời điểm nào bón phân tốt nhất cho cây cảnh. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết bạn sẽ biết cách chăm sóc vườn cây cảnh tại nhà của mình thật tốt nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?