Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. 7 nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho cây cảnh. Dành cho những bạn lần đầu trồng cây cảnh tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.
1. Vì sao bạn phải bón phân cho cây cảnh?
Cây cảnh nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung. Bón phân trong quá trình trồng và chăm sóc luôn được nhiều người quan tâm. Phân bón sẽ giúp bổ sung một lượng lớn dưỡng chất và khoáng cần biết cho cây trồng. Sau đây là một số lý do để bạn phải bón phân cho cây định kì:
- Giúp cây phát triển bộ rễ tốt hơn, giúp cây phát triển cành và lá. Giúp gốc cây khỏe chống lại thời tiết mưa gió.
- Phân bón giúp cây có đủ sức khỏe bước vào giai đoạn ra hoa và kết trái. Với các loại cây cảnh có hoa sẽ giúp cải thiện màu sắc và kích thước của hoa.
- Phân bón giúp tăng sức đề kháng cho cây lại các bệnh thường gặp.
2. Phương pháp bón phân đúng cách
2.1 Bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây cảnh
Bón phân đúng lúc chính là bón phán vào đúng thời điểm cây cảnh cần chất dinh dưỡng. Khi phát hiện màu sắc của lá và hoa bị vàng hoặc nhạt màu. Cây sinh trưởng yếu ớt thì đó là thời điểm bón phân tốt nhất. Ngoài ra, ra cây con ra lá, cần phải bón thúc, để đảm bảo đủ phân bón đáp ứng được tốc độ sinh trưởng nhanh của cây con.
Trong những giai đoạn sinh trưởng khác nhau, thì cây cảnh cũng có nhu cầu khác nhau đối với phân bón, loại phân bón và lượng phân bón cũng có sự khác biệt.
Ví dụ: Vào thời kỳ cây con, thì nên bón nhiều phân đạm để thúc đẩy cây con lớn nhanh, còn trong thời kỳ cây ra nụ thì có thể bón phân lân để thúc cho hoa to, có màu sắc rực rỡ, đồng thời cũng kéo dài thời kỳ ra hoa.
2.2 Bón phân đúng liều lượng
Đối với loại cây cảnh trồng trong chậu, thì việc bón phân nên bón làm nhiều lần, mỗi lần bón ít. Thông thường, cứ cách từ 7 10 ngày thì lại bón một lần phân hòa loãng.
Khi cây dần dần lớn lên, thì tăng dần nồng độ của phân. Ví dụ: nồng độ phân u-rê có thể bắt đầu từ 0.2% tăng dần lên 1%, phân lân và phân kali có thể tăng từ 1% lên 3~4%.
2.3 Bón phân theo từng mùa
Vào mùa xuân và mùa hè, cây sinh trưởng nhanh, vì thế cần phải bón nhiều phần hơn. Khi bước vào mùa thu, nhiệt độ dần hạ thấp, cây lớn chậm lại, lúc đó, cần bón ít phân hơn.
Từ khoảng nửa cuối tháng 8 đến nửa đầu tháng 9, nên ngừng bón phân, để phòng tránh hiện tượng cao trào sinh trưởng thứ 2.
Nếu không, sẽ khiến cho tổ chức tế bào của cây trở nên quá yếu ớt, dẫn đến cây khó qua nổi mùa đông. Ngoài ra, cần chú ý, vào mùa đông, với những cây cảnh ở trạng thái ngủ nghỉ thì nên dừng bón phân.
2.4 Bón phân theo trạng thái của cây cảnh
Những loại cây cảnh khác nhau thì có nhu cầu khác nhau đối với điều kiện môi trường đất. Nếu điều kiện không đảm bảo, thì cây cảnh sẽ không thích ứng được, dẫn đến lớn chậm.
Khi bón phân, cần dựa trên tốc độ sinh trưởng của cây để xác định lượng phân. Cùng một loại cây cảnh, đối với những cây tốt khỏe, thì có thể bón đủ phân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nhưng đối với những cây yếu, thì có thể dựa trên tình hình cụ thể, để giảm bớt lượng phân. Sau đó, mới tăng dần cho đến khi đạt đến liều lượng bình thường.
Đối với những cây yếu, lớn chậm, thì khả năng hấp thụ phân rất kém. Nếu bón nhiều phân, thì có thể phản tác dụng.
2.5 Bón phân theo nhiệt độ
Đối với loại cây cảnh trồng trong chậu, khoảng tầm giữa trưa hoặc khi trời mưa thì không nên bón phân. Bón phân vào những thời điểm này dễ làm cho gốc cây bị tổn thương. Tốt nhất nên bón phân vào lúc chập tối.
Vào mùa đông, hoặc cuối mùa thu, vì nhiệt độ môi trường hạ thấp, cây sinh trưởng chậm lại. Thông thường không nên bón phân.
Vào mùa hè, nhiệt độ môi trường tăng cao, cây sinh trưởng mạnh, lúc đó nên bón nhiều phân. Khi nhiệt độ môi trường ở mức cao, thì phân bón thúc phải có nồng độ loãng, liều lượng ít, và nên bón làm nhiều lần.
2.6 Kết hợp bón phân + thuốc trừ sâu bệnh
Khi bón phân, nếu phát hiện cây bị sâu bệnh, thì có thể pha thuốc bảo vệ thực vật vào trong dung dịch phân. Như thế, việc bón phân vừa có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho cây lại có tác dụng diệt trừ sâu bệnh.
2.7 Công thức “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ” khi bón phân
Người ta đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”.
- “4 nhiều” là bón nhiều phân khi (1) cây vàng yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở.
- “4ít” là bón ít phân khi: (1) cây khỏe, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa. “4 không” là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ.
- “3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu có phân lót, phải cách ly một lớp đất.
3. Tổng kết
Trên đây là 7 nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho cây cảnh. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết bạn sẽ biết cách chăm sóc vườn cây cảnh của mình tại nhà thật tốt nhé.
Sau đây là gợi ý về các loại phân bón phù hợp với hoa lan bạn có thể tham khảo:
+ Phân bón cho lan tan chậm LV Orchid
+ Rynan Flowermate phân bón thông minh
+ Phân bón tan chậm chì Nhật Bản
+ Phân tan chậm hữu cơ 2H
+ Phân tan chậm vàng USA
+ Phân bón cho lan tan chậm Minro 5-5-5
+ Phân dê đã qua sử lí
Để mai vàng phát triển tốt, sức đề kháng sâu bệnh. Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ chuyên cho mai. Sau đây là một số gợi ý để bạn tham khảo :
+ Phân trùn quế
+ Phân bánh dầu đậu phộng
+ Phân hữu cơ Bounce Back
+ Phân gà Dynamic Lifter
+ Phân bò đã qua xử lý
Ngoài ra còn rất nhiều loại phân bón khác thích hợp với cây mai vàng. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng Internet nhé