11 cách làm phân bón cho cây cảnh từ rác thải

Trồng cây cảnh thì phải sử dụng phân bón. Những người chơi cây cảnh ai cũng đều phải đi mua phân bón cho cây cảnh. Nhưng phần lớn mọi người đều không biết rằng, thực ra có thể tự tay làm phân bón cho cây cảnh, hơn nữa, nguyên liệu để làm phân bón về cơ bản đều là các chất phế thải trong cuộc sống.

hướng dẫn ủ phân bón cho cây cảnh từ rác

Hôm nay, Wiki Cây Cảnh sẽ gợi ý cùng bạn. 11 cách tự ủ phân bón cho cây cảnh tại nhà từ rác. Đơn giản, dễ làm và tiết kiệm chi phí. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Biến bã cà phê thành phân bón cho cây cảnh

Trước tiên gom bã cà phê lại. Sau khi đã có được số lượng khả quan thì tiến hành làm như sau:

  1. Đầu tiên bạn trải dưới đáy thùng (hoặc đáy hũ) một lớp bã cà phê.
  2. Sau đó phủ một lớp đất lên trên, rồi cứ trải xen kẽ một lớp cà phê một lớp đất cho đến đầy thùng. Lưu ý: Bạn cần cho lớp trên cùng phải là một lớp đất.
  3. Sau đó, bịt kín miệng thùng. Đợi một thời gian để cho bã cà phê lên men, thì có dùng làm phân để bón cho cây.

Nếu muốn dùng bã cà phê để bón cho cây cảnh, thì có thể dùng bã cà phê để nguội, đổ trực tiếp lên phía trên đất trồng. Loại phân bón bằng bã cà phê có thể làm cho lá xanh hơn, mượt hơn, đồng thời khiến lá tốt và dày hơn.

sử dụng bã cafe làm phân bón cây cảnh
Tận dụng bã cà phê để làm phân bón cho các loại cây cảnh – Ảnh: Internet

2. Ủ phân bón từ bã thuốc bắc

Bã thuốc bắc là một loại phân bón rất tốt cho cây cảnh. Bởi vì, trong thuốc bắc phần lớn là rễ, cuống, lá, hoa, quả, vỏ của thực vật. Cũng có thể chứa các thành phần trên cơ thể một số động vật.

Chính vì vậy, nó chứa hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ rất phong phú. Các loại phân bón cần cho sự sinh trưởng của cây cảnh như đạm, lân, kali thì trong thuốc bắc đều có. Ngoài ra, dùng bã thuốc bắc làm phân bón còn có thể cải thiện tính thoáng khí của đất trồng.

Muốn sử dụng bã thuốc bắc làm phân bón cho cây cảnh, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

  1. Trước tiên, cần phải bỏ bã thuốc bắc vào trong một chiếc hũ, rồi trộn lẫn với đất vườn và nước.
  2. Ủ một thời gian, đợi cho đến khi bã thuốc mục nát, biến thành đất mùn, mới có thể sử dụng.

Một số lưu ý khi sử dụng phân bón từ bả thuốc bắc:

+ Đương nhiên, cũng không nên bón quá nhiều loại phân làm bằng bã thuốc bắc.

+ Thông thường lượng phân không nên vượt quá 1/10 lượng đất trồng. Nếu bón nhiều, sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với sự sinh trưởng của cây cảnh

3. Sử dụng vỏ hành để làm phân bón cho cây cảnh

Dùng vỏ hành có thể làm phân bón cho cây cảnh trong nhà hoặc cây dưa chuột. Cách ủ phân bón bằng vỏ hành cũng rất được giản:

  1. Đầu tiên bạn bỏ khoảng 150 gam vỏ hành vào trong chậu.
  2. Sau đó đổ thêm khoảng 30 ml nước để ủ, sau 4 ~ 5 ngày là có thể dùng để bón cho cây.

Loại phân bón này không những làm cho màu sắc của hoa trở nên rực rỡ, tươi tắn, mà còn làm cho cành lá tươi tốt.

Nếu cây dưa chuột bị héo vàng, chỉ cần phun xịt loại phân lỏng làm bằng vỏ hành này. Thì dưa sẽ dần dần xanh trở lại, phát triển nhanh, mau chóng ra hoa, đậu quả.

ủ phân bón bằng vỏ hành
Sử dụng nước ủ từ vỏ hành để phun xịt sẽ giúp cải thiện màu sắc hoa của cây – Ảnh: Internet

4. Sử dụng mật nho làm phân bón cây cảnh

Nghiền nhỏ đường nho rồi pha với nước sạch theo tỷ lệ 1:100. Dùng loại dung dịch này để tưới cây cảnh, có thể giúp cho lá vàng trở nên xanh lại, cây phát triển tươi tốt.

Loại phân bón được ủ từ mật nho, rất thích hợp cho một số loại cây cảnh như: cây nhện (còn gọi là cỏ điếu lan), xương rồng bát tiên, vạn niên thanh, cây ráy Mỹ lá xẻ v.v.

5. Ủ phân bón từ trái cây thừa, rau củ

Bằng cách tận dụng các mẫu trái cây ăn thừa, vỏ trái cây…. Bạn chỉ cần làm các bước đơn giản nhưu sau:

  1. Cắt vụn trái cây ăn thừa, rồi bỏ vào trong thùng hoặc trong hũ. Nếu nhà không có thùng hoặc hũ thì có thể dùng vỏ chai nước ngọt, thùng đựng sơn để thay thế.
  2. Trộn lẫn đất cát với trái cây đã được cắt vụn, rồi bỏ vào trong thùng
  3. Sau đó dùng bùn để lấp kín miệng, đợi cho đến khi trái cây thối rữa hoàn toàn.

Có thể sử dụng loại phân bón này làm đất để trồng hoa, hoặc cũng có thể dùng làm phân bón thúc trong thời kỳ cây sinh trưởng.

ủ phân bón từ rau củ quả thừa
Sử dụng các loại rau củ, quả thừa để ủ phân là giải pháp tiết kiệm và bảo vệ môi trường tốt nhất – Ảnh: Internet

6. Sử dụng bả đậu ủ làm phân bón cho cây cảnh

Bã đậu là loại phân bón thượng hạng, không có tính kiềm. Mặc dù, bã đậu là phần cặn bã sau khi xay đậu vắt nước. Nhưng nó vẫn chữa một phần protein, nhiều loại vitamin khác nhau và carbohydrate.

Phân bón từ bã đậu sau khi được xử lý, rất thích hợp cho sự sinh trưởng của cây con. Phương pháp làm phân bón từ bã đậu như sau:

  1. Đầu tiên bạn đổ bã đậu vào trong thùng, sau đó đổ vào thùng một lượng nước sạch tương đương 10 lần lượng bã đậu.
  2. Đợi đến khi bã đậu lên men (vào mùa hè là khoảng 10 ngày, mùa xuân, mùa thu vào khoảng 20 ngày). Bạn lại đổ thêm một lượng nước sạch tương đương với lượng nước lần trước, rồi quấy đều, là có thể sử dụng để tưới cây cảnh.

Hiệu quả từ phân bón được ủ từ bả đậu không tệ chút nào. Đặc biệt là các loại cây cảnh như hoa quỳnh, lan càng cua, và các loại cây cảnh thuộc họ xương rồng.

ủ phân bón bằng bã đậu
Nước ủ từ bả đậu là loại phân bón tuyệt vời cho các loại cây cảnh – Ảnh :Internet

7. Sử dụng bã vừng để ủ làm phân bón cho cây cảnh

Bã vừng là phần bã còn lại sau khi chế biến vừng thành tương vừng. Đây là loại phân bón thích hợp cho hoa lan, hoa nhài, ngọc lan trắng.

Dùng bã vừng để bón thúc, thì chỉ năm ba ngày là thấy ngay hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý, liều lượng không nên quá nhiều.

8. Tạo phân bón cho cây cảnh từ phân gà, lông gà

Phân gà và lông gà có thể sử dụng làm phân bón lót cho cây cảnh. Bón phân sau 1 tuần là có thể thấy ngay tác dụng. Thời gian hiệu lực của loại phân này khoảng 2 ~ 3 tháng dài nhất có thể trên 4 tháng.

Cũng có thể dùng lông gà nhúng nước để làm phân bón thúc. Thời gian hiệu lực có thể trên 3 tháng. Trong phân gà có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin B. Bạn có thể dùng để bón lót, thời gian hiệu lực lên đến 1 năm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng phân gà để bón thúc, thời gian hiệu lực lên đến 2 – 3 tháng. Cây cảnh được bón phân gà sẽ sinh trưởng mạnh, hoa to, thời gian ra hoa kéo dài.

tạo phân bón từ lông gà
Lông gà, phân gà, vỏ trứng gà là những loại rác thải được nhiều người sử dụng để ủ thành phân bón cho cây cảnh – Ảnh: Internet

9. Sử dụng hạt thầu dầu làm phân bón

Giã nát hạt thầu dầu tươi, rồi chôn vào trong chậu, để cho cây cảnh hấp thụ một cách tự nhiên. Cứ 6 tháng bón 1 lần, thì không cần phải bón thêm những loại phân bón khác.

Dùng hạt thầu dầu làm phân bón, mặc dù chỉ cần dùng ít, nhưng có tác dụng lâu, lại vệ sinh sạch sẽ. Đối với các loại cây cảnh như hoa nhài, hồng, hoa ngâu, ngoài việc dùng làm phân bón bình thường, còn có thể sử dụng để bón lót.

10. Tàn thuốc giúp kích thích tăng trưởng

Gom tàn thuốc đến khi có được số lượng đáng kể. Rồi rắc đều trên bề mặt đất trồng trong chậu cảnh. Khi tưới nước, tàn thuốc sẽ ngấm vào trong đất cùng với nước.

Những chất độc hại trong tàn thuốc sẽ giết chết côn trùng, sâu bọ trong đất. Ngoài ra, tàn thuốc còn là một loại chất kích thích tăng trưởng.

Rắc tàn thuốc vào chậu cảnh sẽ khiến cho cây cảnh sinh trưởng nhanh hơn. Đồng thời, tàn thuốc cũng chính là tro của thực vật. Chính vì thế nó cũng là một dạng phân hữu cơ. Tàn thuốc có tính kiềm, nhờ vậy nó có tác dụng trung hòa đối với loại đất chua.

11. Tàn nhang muỗi giúp bổ sung Kali

Tàn nhang muỗi là một loại phân bón rất tốt. Sở dĩ tàn nhang muỗi có thể dùng làm phân bón là vì trong tàn nhang muỗi có chứa kali.

Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần hòa tàn nhang muỗi vào nước là có thể làm phân bón cho cây cảnh, tưới trực tiếp vào chậu cảnh.

Loại phân bón này, cây rất dễ hấp thụ. Ngoài việc, cung cấp dưỡng chất cho cây cảnh, thì loại phân bón này còn có dược tính, có thể làm giảm đáng kể sự sinh sôi nảy nở của các loài côn trùng.

sử dụng tàn nhang muỗi làm phân bón
Tàn nhang muỗi là loại phân bón tuyệt vời giúp bổ sung Kali cho cây cảnh – Ảnh: Internet

Trên đây là 11 cách làm phân bón cho cây cảnh tại nhà từ các loại rác thải. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách tự mình ủ phân bón cho cây cảnh từ các loại rác ở nhà nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?