Bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn “Cách trồng và chăm sóc cây huyết dụ tại nhà”. Cũng như tìm hiểu về ý nghĩa, công dụng của cây trong đời sống. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.
1. Giới thiệu về cây huyết dụ
1.1 Đặc điểm chung
Tên tiếng Anh | Cordyline fruticosa var. tribcolor |
Tên tiếng Việt | Cây huyết dụ, huyết dụ đỏ, phát dụ hay long huyết |
Đặc điểm sinh học | Cây huyết dụ là cây bụi thuờng xanh vói thân cây có nhiều đốt sẹo như họ cau dừa. Cây không phân nhánh nhiều và có thể cao đến 3 mét ngoài tự nhiên. Lá cây mọc tâp trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy. Lá có hình lưỡi kiếm, cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Lá dài từ 30~50 cm, rộng từ 10~15 cm. Gốc lá thắt lại và đầu lá thuôn nhọn. Mép lá nguyên lượn sóng. Đa dạng màu sắc: thể có màu xanh, đỏ tía . Hoặc có sự kết hợp giữa các màu khác nhau như :màu tím, đỏ, vàng, trắng. Cụm hoa huyết dụ mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phan nhánh dài từ 30 ~ 40 cm. Mỗi nhánh mang rât nhiêu hoa màu trắng, mặt ngoài màu tía. Quả huyêt dụ là quả mọng hình câu. Mùa hoa quả của cây huyêt dụ từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. |
Môi trường sống | Cây ưa đất chua, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Nhiệt độ môi trường từ 7 – 30 độ C |
1.2 Công dụng của cây huyết dụ trong đời sống
+ Đầu tiên đây là một loại cây cảnh nội ngoại thất đẹp, dễ trồng và chăm sóc tại nhà. Cây có thể chịu bóng bán phần nên cũng có thể trồng chậu trang trí nội thất nơi công sở, nhà ở.
+ Đây còn là một loại cây dược liệu quý, hỗ trợ điều trị một số bệnh về phổi. Ho gà ở trẻ em, lao phổi, ho ra máu, phong thấp, viêm ruột , kiết lị…
Tham khảo thêm: Những bài thuốc chữa bệnh bằng cây huyết dụ
1.3 Ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ
Trong phong thủy, huyết dụ là loại cây có khả năng giữ tiền và thu hút tài lộc cho gia chủ. Bởi tán lá màu đỏ tía của cây. Ngoài ra, người ta cũng trồng cây xung quanh vườn nhà với mục đích xua đuổi tà khí.
Với màu sắc đỏ đặc trưng của mình, huyết dụ là loại cây cảnh phong thủy rất hợp người mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Và ngược lại, huyết dụ là loại cây khắc với người mệnh Kim.
2. Cách trồng và chăm sóc cây huyết dụ tại nhà
2.1 Kỹ thuật trồng cây
+ Đặc tính cây huyết dụ
Huyết dụ là loại cây trồng ưa khí hậu nóng ẩm, ưa bóng râm bán phần. Cây không chịu được ánh nắng gay gắt. Nhưng nếu bạn đặt cây ở nơi thiêu ánh sáng, cây lại bị vàng lá.
Cây không chịu được lạnh, thuờng được trồng ở những khu vực ấm áp. Cây yêu cầu đất trồng là loại đất chua, giàu mùn và thoát nước tốt.
Lưu ý: Cây huyết dụ kỵ đất có tính kiềm. Khi bạn trồng cây trên đất kiềm, lá cây dễ bị vàng. Lá mới mọc sẽ mất màu, đồng thời khiến cây không chịu được khô hạn.
+ Nhu cầu về ánh sáng
Cây phát triển mạnh trong môi trường ánh sáng đầy đủ và độ ẩm cao. Không nên đặt cây ở nơi thiếu ánh sáng. Nếu không, không chỉ lá cây bị vàng, mà những lá mới mọc ra cũng dễ bị gãy.
Nếu trồng trong nhà, nên đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng chẳng hạn nhu cạnh cửa sổ. Tránh đặt cây ở nơi quá râm mát. Tốt nhất bạn nên đặt cây ở nơi có bóng râm bán phần.
Vào mùa hè, ánh nắng thường gây gắt, nên che nắng 50%, để đề phòng lá cây bị cháy nắng.
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của cây là 20 ~ 25°C. Vào mùa hè, ban ngày nhiệt độ có thể từ 25 ~ 30°C. Vào mùa đông, ban đêm nhiệt độ nên vào khoảng 7 ~ 10°C.
Lưu ý: Nhiệt độ khu vực trồng cây huyết dụ không được thấp hơn 4°C. Một số giống cây có thể chịu được nhiệt độ 0°C.
+ Chọn đất trồng cây
Để trồng cây huyết dụ bận cần chọn loại đất trồng phải tơi xôp. Có thể pha trộn đất trồng bằng cách trộn lẫn đất lá mục, đất than bùn, đất vườn và cát sông. Với tỷ lệ bằng nhau, rồi cho thêm một ít phân gia súc khô.
2.2 Cách chăm sóc chậu huyết dụ tại nhà
Huyết dụ là loại cây cảnh dễ trồng và chăm sóc. Quá trình chăm sóc chậu huyết dụ tại nhà cũng không quá cầu kì. Bạn chỉ cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau đây:
+ Tưới nước đúng cách
Khoảng thời gian từ tháng 5 – 9 là thời kì sinh trưởng mạnh của cây. Bạn cần duy trì việc tưới nước giữ ẩm cho đất liên tục.
Vào mùa hè, nên thường xuyên tưới nước để cho đất trồng luôn trong trang thái ẩm uớt. Vào các mùa khác, khi nào bề mặt đất trồng khô, mới tưới đẫm nước là được.
Lưu ý: Vào mùa hè, thường có mua rào, để đề phòng chậu cảnh bị úng nước. Bạn cần phải dùng dūa chọc thông lỗ thoát nuóc ở đáy chậu.
Mùa thu nên giảm lượng nước tưới, giữ cho đất trồng hơi khô. Đợi cho đất khô lại, rồi mới tưới nước.
Vào mùa đông, nên hạn chế tưới nước, đất trồng phải khô và ấm mới tốt. Nhiệt độ thấp mà đất trồng lại ẩm ướt thì dễ khiến cho cây bị thối rễ.
Lưu ý: Vào mùa đông, vào những ngày nhiệt độ thấp, cần phải đợi cho đất trồng khô hắn rồi mới tưới nước thật đẩm.
+ Bón phân
Cũng vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, cây huyết dụ cần một lượng lớn phân đạm để phát triển.
Phân bón không đủ dễ khiến cho cây có hiện tượng lá mới mọc sẽ nhỏ đi, lá già sẽ bị rụng.
Tốt nhất là cứ cách khoảng 1/2 tháng, bạn nên tưới 1 lần nước phân ủ hoai. Đối vói giông cây huyêt du lá màu, tăng lượng phân lân, phân kali, giảm lượng phân đạm. Nó có thể làm cho lá có màu đẹp hơn, tươi hơn.
+ Cắt tỉa
Cây huyết dụ là loại cây ưa cắt tỉa. Nếu phát hiện lá cây bị khô vàng, thì cần phai cát tia kip thoi toàn bô lá hoặc môt núa lá.
2.3 Cách nhân giống cây huyết dụ
Huyết dụ có thể được nhân giống bằng nhiều phương pháp: gieo hạt, giâm cành, chiết cành hoặc tách cây con. Hiện tại, phương pháp giâm cành và tách cây con nhiều người áp dụng. Vì nó sẽ giúp bạn nhanh chóng trồng được 1 chậu huyết dụ để trang trí.
Cách nhân giống cây huyết dụ bằng phương pháp giâm cành:
Trên thân cây huyết dụ dễ mọc những chồi bất định. Khi chôi mọc dài khoảng 3~5 cm, có thê cắt để giâm, tỷ lê sông khá cao.
Cūng có thể sử dụng thân để giâm. Cành giâm được cắt từ một phần của thân cây. Chiều dài của cành giâm khoảng 7~ 12 cm, có ít nhất 3 mắt.
Bạn tiến hành loại bỏ các lá và giâm vào cát, giữ cho cát ẩm. Sau một tháng thì các cành giâm sẽ bắt đầu mọc rể. Các mắt trên cành sē phát triên thành chồi lá.
Mẹo: Giá thể để giâm cành tốt nhất sử dụng than bùn trộn với cát sông. Nhiệt độ trong thời gian giâm cành là 21~25°C.
2.4 Phòng sâu bệnh
Cây huyết dụ chủ yêu mắc bệnh thán thư và bệnh đốm lá. Bạn có thể dùng thuốc kháng khuẩn pha loãng để phun xịt.
Nếu cây bị rệp vảy gây hại, có thể sử dụng thuốc Omethoate 40% dạng nhũ dầu pha loãng 1000 lần để phòng trị.
3. Những câu hỏi thường gặp
Nếu cây huyết dụ mọc quá cao, lá ở phần gốc cây lại bi rụng. Thì có thể xử lý bằng cách chặt ngang thân cây ở vi trí cách gốc khoảng 10~15 cm.
Sau khi chặt, cần phải hạn chế lượng nước tưới, đồng thời sử dụng nước phân loãng thay cho nuớc để tưới cho cây.
Đặc biệt là khi lá mới bắt đầu mọc, cần phải tăng nồng độ của phân bón, giúp cho cây phát triển to khỏe.
Hiện tại theo tìm hiểu của chúng tôi, chưa thấy tài liệu nào đề cập đến độc tính của cây huyết dụ
Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy, cây huyết dụ hợp với người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Trong 12 con giáp, thì tuổi nào cũng có thể trồng cây huyết dụ trong nhà để giữ tiền và hút tài lộc.
Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây huyết dụ tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm được một loại cây cảnh dễ trông tại nhà. Vừa là một loại cây thuốc và cây phong thủy mang ý nghĩa tốt lành.