Trồng cây huyết dụ thủy cảnh đơn giản tại nhà

Huyết dụ là loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta. Thông thường cây được trồng ở vườn, trong chậu đất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể trồng cây theo phương pháp thủy cảnh trong nước.

cách trồng cây huyết dụ thủy canh

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn. Kỹ thuật trồng cây huyết dụ thủy sinh trong nước. Đơn giản và dễ làm tại nhà, mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Thông tin về cây huyết dụ

Cây huyết dụ có tên khoa học: Cordyline fruticosa. Ngoài ra, cây còn có tên là: Phật dụ, thiết thụ (trung dược), chổng đeng (Tày), co trướng lậu (Thái), quyền diên ái (Dao).

Cây vốn xuất xứ ở vùng nhiệt đới Trung Quốc, Ấn Độ, đảo nhiệt đới Thái Bình Dương. Ở Việt Nam phổ biến có hai loại cây huyết dụ: loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh.

Huyết dụ là loài ưa nhiệt độ ấm áp, độ ẩm cao, ưa ánh sáng nhưng cũng chịu được bóng râm. Cây chịu lạnh kém. Vào mùa đông nhiệt độ trong phòng duy trì trên 10 độ C. Thì cây mới có thể sống sót qua mùa đông. Huyết dụ có thể chịu được bóng tối trong 15 ngày. Bạn nên duy trì nhiệt độ từ 16 – 18 độ C, độ ẩm từ 80 – 90%.

Công dụng của cây với đời sống:

Thuộc loài cây bụi luôn xanh, lá hình kiếm nhọn, mọc xéo, hơi cong. Với mặt lá có màu vàng, vân xanh nhạt, viền có màu đỏ, hồng, bông hoa nhỏ màu trắng. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc, nhưng loại hai mặt đỏ tốt hơn.

Theo Đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát. Có tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ. Và giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, họ ra máu, tiểu tiện ra máu.

Liều dùng trung bình 20 – 30g lá tươi, 8 – 16g lá khô cho các dạng thuốc sắc. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Huyết dụ có hình dáng mỹ quan, màu sắc trang nhã, phù hợp bày biện trang trí trong phòng. Cây nhỏ có thể đặt ở phòng khách, bậu cửa sổ, cây lớn có thể để ở trước cửa, nơi công cộng.

2. Cách trồng cây huyết dụ trong nước

Thân huyết dụ thẳng đứng chính vì thế cây phù hợp với lựa chọn loại bình vững chắc. Mới giữ được bình không bị nặng đầu nhẹ đáy. Đường kính nên bằng 1/5 thân cây là vừa đẹp.

Rửa sạch đất bám ở rễ, dùng các vật liệu mềm như bọt biển bọc kẹp vào phần rễ. Đặt vào rổ nhựa rồi cho vào trong miệng bình, nước ngập 2/3 phần rễ.

Dung dịch dinh dưỡng dùng loại cho cây ngắm lá, nồng độ 1/3 – 1/2, pH 5,8, ngập 2/3 bộ rễ, cứ 15 – 25 ngày thì thay dung dịch dinh dưỡng một lần.

Mùa hè nên che bớt nắng để lá khỏi bị úa, những mùa khác nên được chiếu sáng. Thường xuyên phun nước lên lá cây để lá phát triển rậm rạp, màu sắc tươi sáng. Để duy trì các đường màu trên lá cây, thành phần dung dịch dinh dưỡng nên chủ yếu là: phốtphát, kali, ít bón đạm.

Khi khí hậu khô nóng huyết dụ thường bị nhện đỏ và rệp gây hại, nên chú ý phun thuốc phòng bệnh cho cây.

Trên đây là thông tin cơ bản về cây huyết dụ. Cũng như là cách trồng, chăm sóc cây huyết dụ trong nước theo phương pháp thủy canh. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website WIKICAYCANH.COM thường xuyên. Để xem thêm cách trồng nhiều loại cây cảnh khác nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?