Những phương pháp nhân giống hoa thược dược

Hoa thược dược với nhiều màu sắc đẹp mắt. Được nhiều gia đình chọn mua về trồng và cắm vào bình hoa ngày Tết.

cách nhân giống hoa thược dược

Trong bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn những phương pháp nhân giống hoa thược dược. Cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thược dược tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Giới thiệu về hoa thược dược

Cúc thược dược, còn có tên gọi khác là cúc đại lý. Đây là giống hoa có xuất xứ ở khu vực cao nguyên Mexico. Đây là loại thực vật thân cỏ lâu năm, mọng nước, thân củ, có đường kính từ 3 đến 10cm. Với chiều cao thân từ 30 – 50cm, thời kỳ ra hoa là từ tháng 6 đến tháng 10.

Hoa nở rực rỡ song rất tiếc là không có mùi thơm. Hoa có hình tròn dẹt, mọc trên đỉnh, màu sắc phong phú, có màu đỏ, vàng, trắng, tím, phấn v.v. Bông hoa rất to, có nhiều chủng loại. Hình dạng của hoa có dạng cúc, dạng song, dạng cầu, cánh hoa có cánh đơn, cánh kép. Mùa hoa rất dài, từ tháng 5 cho đến tiết Sương giáng (ngày 23 tháng 10). Cây ra hoa liên tục. Củ nằm dưới đất, phình to chứa chất dự trữ. Lá màu xanh, mọc đối, mép xẻ răng cưa. Hạt màu đen, dẹt, quả gầy.

Cây có loại cao và thấp, thích hợp trồng trong bồn, trong chậu hoặc cắt lấy hoa. Đường trong rễ củ của nó có tác dụng giống với đường trong quả nho.

2. Phương pháp nhân giống hoa thược dược

Có 2 phương pháp chủ yếu được sử dụng để nhân giống hoa thược dược là: tách gốc và giâm gốc. Ngoài ra cũng có thể sử dụng phương pháp ghép cành và gieo hạt.

2.1 Giâm cành

Vào mùa xuân khoảng tháng 3 ~ 4, lấy gốc vùi trong cát. Khi mùa thu đến, lại vùi gốc vào trong cát ẩm. Khi mọc được mầm mới dài khoảng 3 ~ 4cm thì tiến hành tách. Và giâm vào trong chậu cát sạch, tưới nước. Bạn để vào chỗ râm mát 15 ~ 20 ngày.

Sau khi mọc rễ, đưa chậu ra ngoài trời. Đợi khi cây con to khỏe thì có thể đưa đi trồng trên luống hoặc trong chậu.

nhân giống hoa thược dược bằng cách giâm cành
Phương pháp nhân giống hoa thược dược bằng cách giâm cành

2.2 Tách gốc

Thời gian và phương pháp xử lý cụm gốc giống với phương pháp giâm, đợi đến khi mọc mầm mới thì nhổ gốc, căn cứ vào số lượng mầm mà tiến hành phân gốc.

nhân giống hoa thược dược bằng cách tách gốc cây
Mỗi gốc cần để lại 1 ~ 2 mầm (bón tro để tránh bị thối gốc), tách trồng lên luống hoặc trong chậu.

2.3 Gieo hạt

Gieo bằng hạt sẽ dễ phát sinh biến dị vì vậy rất ít khi được chọn dùng. Thông thường vào tháng 4 có thể tiến hành gieo trong chậu.

nhân giống hoa thược dược bằng cách gieo hạt
Nhân giống hoa thược dược theo phương pháp gieo hạt

Lưu ý: phía dưới chậu lót đất chậu, phía trên phủ cát. Và trước khi gieo cần tưới ẩm đất, gieo sạ. Sau đó phủ một lớp đất dày bằng chiều cao của hạt giống, sau 1 tuần thì hạt nảy mầm.

3. Kỹ thuật trồng hoa thược dược

Tập tính

Hoa cúc thược dược ưa sống trong môi trường có ánh sáng đầy đủ, thoáng gió, khô ráo, mát mẻ. Cúc thược dược không chịu được lạnh, cũng không chịu được nóng, thích hợp với loại đất trồng là đất thịt chứa nhiều mùn, thoát nước tốt.

Ánh sáng

Cúc thược dược ưa sáng, không chịu được bóng râm. Nếu ở trong môi trường râm mát trong thời gian dài sẽ khiến cho cây sinh trưởng không tốt, rễ bị suy nhược, lá mỏng, cuống nhỏ, hoa nhỏ và nhạt màu, thậm chí cây có thể không ra hoa.

Vì thế, chậu cảnh trồng cúc thược dược cần phải đặt ở nơi có ánh sáng đầy đủ. Mỗi ngày cây cần phải được chiếu sáng từ 6 tiếng trở lên, thì cây mới tươi tốt, hoa mới to và đầy đặn.

Nếu mỗi ngày cây chỉ được chiếu sáng từ 4 tiếng trở xuống, thì cành lá và nụ hoa sẽ chịu ảnh hưởng nhất định. Đặc biệt là vào khoảng thời gian thời tiết âm u, thiếu ánh nắng, thì cành lá sinh trưởng không tốt, cây cũng dễ mắc bệnh.

Nhiệt độ

Cúc thược dược có thể thích nghi với nhiệt độ môi trường 32°C, khoảng nhiệt độ lý tưởng cho cây là 15 ~ 25°C. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn 32°C, cây ngừng sinh trưởng.

Lúc đó, cần phải đặt cây ở ban công mát mẻ hướng về phía đông hoặc phía bắc. Cúc thược dược không chịu được giá lạnh, khi gặp sương thì cành lá bị khô, rễ củ ở vào trạng thái ngủ nghỉ. ~

Đất trồng

Cúc thược dược thích hợp với loại đất thịt tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt. Có thể pha trộn đất trồng với tỷ lệ như sau: 5 phần đất vườn, 2 phần đất lá cây mục nát, 2 phần đất cát và 1 phần phân động vật phơi khô. Nếu đất trồng đóng bánh thì dễ gây úng nước và thối rễ

4. Cách chăm sóc chậu hoa thược dược tại nhà

Tưới nước đúng cách

Giống hoa thược dược là loại cây cảnh ưa nước, nhưng lại không chịu được úng nước. Nguyên nhân là cúc thược dược là thực vật mọng nước, thân củ, tưới quá nhiều nước rất dễ khiến cho rễ bị thối.

Cúc thược dược cũng không chịu được khô hạn. Nguyên nhân là do cây có cành lá tươi tốt, sự thoát hơi nước diễn ra mạnh, nên cần phải tưới nước nhiều.

Nếu cây không được bổ sung nước kịp thời, hơn nữa lại bị ánh nắng chiếu vào, thì mép lá sẽ bị khô héo, thậm chí lá ở phần gốc cây có thể bị rụng.

Thông thường, ở thời kỳ cây con, lượng nước tưới chưa cần nhiều, vào ngày nắng, mỗi ngày tưới 1 lần, giữ cho đất hơi ẩm ướt là được. Nhưng trong giai đoạn cây sinh trưởng, vì cành lá tươi tốt, rậm rạp, khiến cho lượng nước tiêu hao khá nhiều, vào ngày nắng hoặc ngày có gió, cần phải lưu ý vào giữa trưa hoặc buổi tối, cây dễ bị thiếu nước, nên cần tăng thêm lượng nước tưới.

Bón phân

Hoa thược dược là loại cây cảnh ưa phân. Bắt đầu từ lúc cây còn nhỏ, cứ cách khoảng 10 15 ngày, cần phải bón thúc nước phân loãng 1 lần. Khi cây ra nụ, cứ cách khoảng 7 ~ 10 ngày, lại bón phân một lần. Khi cây nở hoa thì ngừng bón phân.

Khi thời tiết nắng nóng thì không nên bón phân. Lượng phân bón là nhiều hay ít cần phải dựa trên tình hình sinh trưởng của cây để quyết định.

Khi lá mỏng và nhạt màu, là dấu hiệu thiếu phân bón. Mép lá khô héo hoặc đầu lá có màu vàng là dấu hiệu cho thấy bón phân quá liều lượng. Khi bón phân với liều lượng hợp lý thì lá dày và có màu xanh đậm. Nồng độ của phân nên tăng dần để giúp cho cây có cành lá khỏe mạnh, xanh tốt.

Cắt tỉa

Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, sau khi cây ra hoa lần đầu tiên. Thì nên tiến hành cắt tỉa.

Phương pháp như sau:

  • Bước 1: bạn bẻ cho cành cong xuống để giữ cho cây chỉ cao khoảng 20 ~ 30 cm.
  • Bước 2: Đợi vài ngày sau, khi vết thương đã khô và co lại, lúc đó mới cắt cành.

Mục đích là tránh để cho nước mưa ngấm vào trong phần rỗng ở trong cành, khiến cho cành bị thối (vì cành cây vốn rỗng ruột).

Khi cây cao được khoảng 30cm, do trong thân rỗng và giòn, nên để tránh cho cây khỏi bị gió quật gãy, cần cắm que chống. Khi đợt hoa đầu tiên rụng, cắt bỏ cành tàn, để kích thích cây ra tiếp hoa đợt sau, cần chú ý xới tơi đất và làm sạch cỏ, để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt.

5. Câu hỏi thường gặp

Tại sao cây hoa thược dược càng trồng lại càng nhỏ?

Hoa Cúc thược dược là thực vật thân củ. Nếu trồng ở môi trường nhiệt độ cao, cây rất dễ thoái hóa, thân, rễ, hoa càng trồng càng nhỏ, thấy rõ nhất ở giống hoa kép.
Để khắc phục hiện tượng này, thay vì trồng vào đầu mùa xuân, thì ta tiến hành trồng vào đầu mùa thu. Sẽ khiến cho cây hình thành nên loại rễ mới do sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ban đêm và ban ngày vào cuối mùa thu.
Việc trồng vào mùa thu còn tránh được những ảnh hưởng bất lợi của nhiệt độ cao trong mùa hè. Mặc dù, cây trồng vào mùa thu có rễ nhỏ, nhưng lại có sức sống tốt. Cây được nhân giống sẽ có khả năng phát triển mạnh, hoa cũng to.

Sử dụng thuốc gì để trị sâu rầy trên cây hoa thược dược?

Trong quá trình sinh trưởng, nếu bị bướm đỏ, rầy mềm gây hại, có thể dùng Dichlorovos 1:200 lần để phun, nếu gặp bệnh phấn trắng có thể dùng Thiophanate 1.000 lần để phun trừ bệnh.
Ngoài ra, Chậu hoa thược dược dễ bị tấn công bởi sâu ăn lá, sâu cuốn lá và có thể bị nấm lây lan. Bệnh đốm lá cũng thường phát sinh vào mùa mưa, trên lá thường xuất hiện những chấm vàng rồi lan ra thành đốm nâu tròn.
Các bạn có thể dùng nước Boocđô 0.5% hoặc Zineb 0.1% để phòng trừ. Với bệnh thối rễ thì chủ yếu do đất tích nhiều nước. Sau khi bị bệnh thối rễ các bạn có thể dùng rượu 60 độ rửa sạch rồi trồng lại.
ob

Trên đây là thông tin về 3 cách nhân giống hoa thược dược phổ biến hiện nay. Kèm theo là kỹ thuật trồng và cách chăm sóc hoa thược dược tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy truy cập website www.wikicaycanh.com thường xuyên để xem cách trồng nhiều loại hoa khác nhé.

5/5 - (2 bình chọn)