Mẹo sử dụng bột lưu huỳnh để phòng trị bệnh cho cây cảnh

Khi trồng và chăm sóc cây cảnh, sử dụng bột lưu huỳnh (SO42) có tác dụng đối với việc phòng trị bệnh cho cây cảnh.

tác dụng của bột lưu huỳnh với cây cảnh

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. Cách sử dụng bột lưu huỳnh để phòng và trị một số bệnh thường gặp trên hoa cây cảnh. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.

1. Bột lưu huỳnh là gì?

Đối với cây trồng, ngoài các chất dinh dưỡng và vi lượng cơ bản như nitơ, Kali hay phốt pho… Lưu quỳnh (Sulfur – Kí hiệu hóa học là S) cũng là một nguyên tố vi lượng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cây cảnh.

Lưu huỳnh cũng được tìm thấy trong chất hữu cơ ( phân trộn , phân chuồng và thực vật phân hủy), phân hữu cơ (phân bò và lợn) và phân khoáng.

Tác dụng của lưu huỳnh đối với cây trồng:

  • Tăng tính đa dạng sinh học của đất trồng
  • Cải thiện cấu trúc đất trồng cây
  • Tăng cường chất dinh dưỡng sẵn có trong môi trường đất sân vườn
  • Cải thiện sự phát triển của hoa và cây cảnh
  • Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của các loại cây trồng

2. Sử dụng lưu huỳnh để phòng và trị bệnh cho cây cảnh

2.1 Phòng bệnh thối nhũn trên cây cảnh

+ Nâng cao tỉ lệ thành công khi giâm cành cây cảnh:

Khi giâm cành để nhân giống cho cây cảnh. Trước tiên phải giâm vào trong cát, đợi cành mọc rễ mới chuyển vào trong đất để ươm và chăm sóc. Nếu ngay từ đầu đã giảm trực tiếp cành vào trong đất trồng, thì cành rất dễ thối nhũn, tỷ lệ sống cũng rất thấp.

Tuy nhiên, nếu sau khi cắt cành giâm. Bạn bôi một ít bột lưu huỳnh vào vết cắt. Sau đó giâm vào trong đất. Thì có thể phòng tránh được hiện tượng thối nhũn. Không những tỷ lệ sống của cành giâm cao, mà cây con sinh trưởng cũng rất khỏe mạnh.

bột lưu huỳnh giúp tránh việc cây bị thối nhũn khi giâm cành
Bôi bột lưu huỳnh vào vết cắt của cành giâm sẽ giúp hạn chế được trình trạng thối nhũn khi giâm cành.

+ Tăng khả năng liền sẹo khi cắt tỉa cành

Ngoài ra, cây vạn tuế sau khi cắt tỉa lá già hoặc lá vàng, sẽ chảy rất nhiều nhựa. Cây đa, cây sung sau khi bị cắt tỉa cành cũng chảy nhựa màu trắng khiến cây rất dễ bị nhiễm bệnh. Cây lan quân tử sau khi ngắt hoa, cũng dễ chảy nhựa, dễ khiến cho cây bị thối nhũn.

Lúc đó, có thể bới một ít bột lưu huỳnh vào vị trí cắt. Vết thương của cây khi được bôi bột lưu huỳnh sẽ không chảy nhựa nữa, hơn nữa còn lành rất nhanh. Những cây mới trồng, rễ thường bị cắt, rắc bột lưu huỳnh vào chỗ cắt, cũng có tác dụng hiệu quả giúp cây phòng chống bệnh, thúc đẩy cây mọc rễ nhanh.

2.2 Phòng sâu bệnh

Ở trong môi trường nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và không thoáng gió. Một số loại cây như : hoa tường vi, hồng Trung Quốc v.v rất dễ mắc bệnh phấn trắng.

Nếu phun các loại thuốc sát khuẩn như: Boóc-đô, Topsin, Carbendazim, Tuzet… Thì hiệu quả của việc phòng trị đều rất thấp, không thể khống chế được bệnh hại. Nhưng nếu dùng bột lưu huỳnh thi hiệu quả đặc biệt tốt.

Cách sử dụng bột lưu huỳnh để phòng sâu bệnh cho cây cảnh như sau:

  1. Trước tiên dùng bình xịt để phun ướt cây bị bệnh.
  2. Sau đó, dùng bình xịt chất bột để phun bột lưu huỳnh lên bề mặt những cành, lá bị sâu bệnh.

Lưu ý khi sử dụng bột lưu huỳnh:

  • Những cành, lá không bị sâu bệnh cũng có thể phun xịt ít. Nếu không có bình xịt chất bột thì có thể dùng lọ đựng phấn rôm làm dụng cụ.
  • Trước khi sử dụng, cần rửa sạch, phơi khô, rồi đổ bột lưu huỳnh vào trong. Sau đó, dùng dụng cụ tự chế này để rắc bột lưu huỳnh.
  • Cách đơn giản nhất là dùng một tờ bìa, cuộn thành hình ống với một đầu to, một đầu nhỏ (giống hình chiếc phễu). Tiếp theo đổ bột lưu huỳnh vào đầu to, sau đó đặt đầu nhỏ vào phần bị sâu bệnh của cây cảnh và thổi. Cách làm này cũng có tác dụng làm cho bột lưu huỳnh được rắc đều.

2.3 Bột lưu huỳnh giúp phòng nhiễm bệnh do thối rễ

+ Sử dụng trong quá trình ghép cành cây cảnh:

Khi tiến hành ghép cành cho cây cảnh, thì vị trí ghép là nơi dễ bị nhiễm bệnh nhất. Nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống sót của cây. Lúc đó, có thể sử dụng bột lưu huỳnh để tiến hành khử độc cho vết ghép.

Ví dụ: Khi bạn dùng xương rồng hoặc thanh long để ghép với lan càng cua. Thì có thể phun xịt bột lưu huỳnh vào vết ghép. Trong vòng 3 ngày sau đó, phải che nước mưa. Sau đó, không cần dùng bịch ni-lông để bọc lại, mà cây vẫn không bị nhiễm bệnh.

khử độc cho vết ghép bằng bột lưu huỳnh
Sử dụng bột lưu huỳnh để khử độc vết ghép, giúp tăng khả năng sống cho mắt ghép.

+ Chữa trị bệnh thối gốc ở một số loại cây cảnh:

Nếu cây cảnh đã bị thối gốc, thì cũng có thể dùng bột lưu huỳnh để chữa trị. Chẳng hạn như lan quân tử thường thối gốc vì tưới nước quá nhiều, hoặc đất trồng không sạch.

Lúc đó, có thể chữa trị như sau: đào cây ra khỏi chậu, gỡ bỏ hết đất bám ở rễ cây, rồi cắt các sợi rễ bị thối, tiếp đến dùng nước rửa sạch toàn bộ rễ. Đợi cho rễ cây ráo nước, phun xịt bột lưu huỳnh vào rễ. Trồng cây vào đất đã được khử độc. Khoảng 1 tháng sau, cây có thể mọc rễ mới.

3. Sử dụng bột lưu huỳnh đúng cách

Sử dụng bột lưu huỳnh cho cây cảnh có an toàn không?

Là một nguyên tố tự nhiên, lưu huỳnh an toàn để sử dụng. Tuy nhiên, để bảo đảm sức khỏe Khi tiếp xúc với lưu huỳnh, tốt nhất nên mặc đồ bảo hộ như mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang, kính bảo hộ và găng tay.

Lưu huỳnh có thể phòng trừ những loại sâu bệnh nào?

Lưu huỳnh có hiệu quả nhất như một loại thuốc trừ sâu. Phòng và chữa bệnh, lưu huỳnh dễ dàng kiểm soát nấm mốc, phấn trắng , nhện đỏ , kiến, rắn, động vật gặm nhấm và nhiều loại sâu bệnh khác.

Làm sao để biết được cây cảnh bị thiếu lưu huỳnh ?

Để biết được cây cảnh có bị thiếu lưu huỳnh hay không. Bạn dựa vào những đặc điểm sau:
– Các lá non còi cọc
– Thân cây khẳng khiu
– Các lá phía trên có màu xanh nhạt hoặc vàng trong khi các lá phía dưới trông vẫn ổn.

Trên đây là thông tin về cách sử dụng bột lưu huỳnh trong quá trình trồng và chăm sóc cây cảnh. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy truy cập website wikicaycanh.com để xem thêm cách trồng và chăm sóc nhiều loại cây cảnh khác nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?