Cách phòng và trị 8 loại sâu rầy thường gặp khi trồng cây cảnh

Đối với người trồng hoa cây cảnh, sâu rầy và các loại côn trùng gây hại là nỗi lo thường trực. Chúng làm cây chậm lớn, còi cọc, ít hoa và có thể chết.

sâu rầy cây cảnh

Hôm nay, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. Cách phòng và trị 8 loại sâu rầy và côn trùng gây hại trên hoa cây cảnh thường gặp. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Vì sao cây cảnh bị các loại sâu rầy và côn trùng tấn công?

Đối với người trồng hoa cây cảnh, sâu rầy và côn trùn thường tấn công cây vào tất cả các giai đoạn phát triển của cây. Chỉ cần bạn chăm sóc cây không cẩn thân, chúng sẽ tìm đến và làm hại chậu cây của bạn ngay. Sau đây là một số nguyên nhân làm cho cây cảnh dễ bị sâu rầy phá hoại:

  • Những cây cảnh còi cọc, chậm lớn, sức đề kháng yếu
  • Do nguồn giống cây cảnh của bạn không tốt
  • Môi trường xung quanh quá ẩm, không đủ ánh sáng và thông thoáng
  • Mật độ trồng cây của bạn quá dầy đặc
  • Xử lí chất trồng không tốt, tạo đều kiện cho trứng của các loại sâu rầy tồn tại trong đất
  • Cây cảnh sử dụng quá nhiều phân bón cũng là nguyên nhân khiến sâu rầy phát triển
  • Và còn rất nhiều nguyên nhân khác do thời tiết, vụ mùa, môi trường ….

2. Cách phòng và trị những loại sâu rầy thường gặp khi trồng cây cảnh tại nhà

2.1 Rầy mềm

Rầy mềm có kích thước rất nhỏ, sống ký sinh thành đàn trên cây. Cả rầy non và trưởng thành đều bám ở mặt dưới lá, cành và đọt non để chích hút làm cho chồi. Làm cho lá cây biến dạng, cong queo, còi cọc, không phát triển được, giảm sức tăng trưởng của cây.

rầy mềm tấn công cây cảnh
Rầy mềm gây hại cho hoa cây cảnh – Ảnh: Internet

Ngoài ra, chất bài tiết của rầy có chứa nhiều đường mật. Tạo môi trường thuận lợi cho cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.

Cách diệt rầy mềm hiệu quả:

Có thể bắt thủ công bằng tay nếu số lượng ít. Trong trường hợp số lượng nhiều, có thể phun xịt thuốc Omethoate 40% pha loãng 600 lần để phòng trị, hoặc có thể dùng thuốc lá ngâm nước để phun xịt.

2.2 Nhện đỏ

nhện đỏ

Con nhện đỏ rất nhỏ, mắt thường không thấy được, muốn thấy chúng phải dùng kính lúp. Nhện đỏ phát triển mạnh lúc trời nắng ráo. Hay nói cách khác là mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm).

Chúng có màu đỏ, hoặc màu đỏ vàng, thân hình yếu ớt, nhưng phát triển rất nhanh. Nhện đỏ hại cây bằng cách ăn biểu bì của lá, hút nhựa cây làm cây yếu đi và chết.

Cách diệt nhện đỏ hiệu quả:

Có thể phun xịt Omethoate 40% pha loãng 1000 lần, DDVP 80% pha loãng 800 lần hoặc Dicofol, E.C pha loãng 800 lần để phòng trị.

2.3 Ruồi trắng

ruồi trắng
Ruồi trắng gây hại cho cây cảnh – Ảnh: Internet

Ruồi trắng có kích thước nhỏ, trên cơ thể và cánh có lớp phấn trắng. Chúng tập trung thành bầy đàn gây hại cây cảnh. Dùng vòi chích vào mặt sau của lá để hút nhựa, khiến cho lá bị khô vàng và bị rụng.

Chất dịch ngọt do ruồi trắng trưởng thành tiết ra thường là nguyên nhân chính khiến cho cây mắc bệnh bồ hóng.

Cách đơn giản để diệt ruồi trắng gây hại:

Bạn có thể phun xịt thuốc Omethoate 40% pha loãng 800 lần hoặc thuốc Fenvalerate 20% pha loãng 2000 lần để phòng trị.

2.4 Rệp vảy (rệp sáp)

rệp vảy, rệp sáp
Rệp vảy – Ảnh: Internet

Rệp vảy có nhiều chủng loại khá nhau. Chúng sống ký sinh với mật độ lớn trên thân cây, cành cây, chích hút chất dinh dưỡng và nhựa cây, làm cho bộ phận bị hại khô héo, vàng úa.

Cách đơn giản để diệt rệp vảy hiệu quả là bạn có thể dùng tẩy cao su để tẩy hoặc phun xịt thuốc Omethoate 40% pha loãng 600 lần để phòng trị.

2.5 Sâu khoang

Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác.

sâu khoang
Sâu khoang – Ảnh: Internet

Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất. Sâu khoang có nhiều loại, trưởng thành là loại ngài có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vân ngang bạc trắng óng ánh, cánh sau màu hơi trắng. Ngài hoạt động mạnh vào ban đêm, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn.

Để diệt trừ sâu khoang có thể dùng bẫy pheromone hoặc bẫy chua ngọt. Hoặc bạn cũng có thể phun xịt Trichlorfon 90% dạng tinh thể pha loãng 800 ~ 1000 lần. Hoặc thuốc Malathion 50% dạng nhũ dầu pha loãng 500 ~ 800 lần để phòng trừ.

2.6 Bọ hung

Ấu trùng của bọ hung sống trong đất đục và ăn rễ cây, bọ hung trưởng thành ăn lá cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và giá trị thẩm mỹ của cây.

Để tiêu diệt bọ hung gây hại cho cây cảnh, Bạn có thể phun xịt Trichlorfon 90% dạng tinh thể pha loãng 800 lần để phòng trị. Vào mùa đông, cần phải xới đất thật sâu, để khiến cho ấu trùng bị chết cóng, ngoài ra cũng nên dọn dẹp cỏ dại.

bọ hung
Bọ hung – Ảnh: Internet

2.7 Sâu đất

Sâu đất còn gọi là sâu xám. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới lòng đất, ban đêm mới bò ra ngoài kiểm ăn. Chúng thường gặm nhấm rễ hoặc cành non, khiến cho cây khô héo mà chết. Để diệt trừ chúng, có thể sử dụng biện pháp bắt thủ công bằng tay.

sâu đất
Sâu đất – Ảnh: Internet

2.8 Sâu đục thân

Sâu đục thân trên cây cảnh có nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như ấu trùng của bướm, ấu trùng của xén tóc và ấu trùng của các loại côn trùng khác.

Sâu đục thân gây hại bằng cách, đầu tiên đục vào cành non, sau đó đục sâu vào thân cây. Khi sâu đục thân đã ở trong thân hoặc cành cây, nếu không nhanh chóng diệt trừ, thì chúng sẽ làm cho lá cây khô héo.

sâu đục thân
Sâu đục thân – Ảnh: Internet

Một số điểm cần lưu ý khi diệt trừ sâu đục thân:

+ Quan sát: Một số loại cây cảnh trồng ở gia đình như : hoa anh đào, tường vi, cây sung cảnh, nho, hoa mai vàng v.v… Rất dễ bị sâu đục thân phá hoại. Chỉ cần nhìn thấy có côn trùng dạng phấn bám vào cành cây, thì khả năng có sâu đục thân là rất lớn. Sâu đục thân thường đẻ trứng ở trên cành. Trứng nở thành sâu bướm, bò dọc theo cành. Vì thế, cần phải phun xịt các loại thuốc diệt trừ sâu bệnh trên bề mặt cành, đặc biệt là vào mùa xuân khi cây đâm chồi và mọc cành non. Nếu ấu trùng đã chui

vào cành cây, trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cắt cành cây ở vị trí phía dưới lỗ đục khoảng 6 cm. Lưu ý, ở phần còn lại của cành cây, không được để sót ấu trùng.

+ Dùng Vaseline: Có thể sử dụng Vaseline bôi vào lỗ đục, làm cho không khí không lưu thông được, khiến cho sâu đục thân chết vì ngạt. Nếu thấy không hiệu quả, có thể dùng sợi dây thép nhỏ luồn theo lỗ đục để móc sâu ra. Nếu sâu đã bị đâm chết, thì ở đầu sợi dây thép sẽ có chất nhầy bám vào.

+ Dùng thuốc DDVP: Dùng bông gong tẩm thuốc DDVP, rồi nhét vào lỗ đục, sau đó dùng đất sét hoặc Vaseline để bịt kín lỗ.

+ Dùng cồn: Đổ cồn nguyên chất vào trong lỗ đục, cồn sẽ thấm vào thân và cành cây và giết chết sâu.

3. Cách phòng sâu rầy tấn công cây cảnh

Để hạn chế được những tác hại của sâu rầy và côn trùng tấn công cây cảnh. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Cung cấp đủ dinh dưỡng, khoán chất để tăng cường sức đề kháng cho cây
  • Quan sát thật kỹ trong quá trình chăm sóc để có những biện pháp xử lí kiệp thời
  • Trồng và bố trí các chậu cây cảnh với mật độ vừa phải
  • Thường xuyên cắt tỉa loại bỏ lá già, cành khô… Dọn dẹp phần gốc cây được thoáng hơn
  • Sử dụng các loại thuốc phòng sâu rầy sinh học định kì

4. Tổng kết

Trên đây là thông tin về 8 loại sâu rầy và côn trùng thường tấn công gây hại cho hoa cây cảnh. Cũng như là các loại thuốc để diệt sâu rầy phá hoại trên cây cảnh. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể chăm sóc tốt hơn cho vườn hoa cảnh nhà mình nhé.

1/5 - (1 bình chọn)