Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bonsai hoa giấy

Cây bông giấy (hoa giấy) là loại cây cảnh đẹp và dễ trồng. Nó được nhiều người chọn trồng trong sân nhà, ban công hoặc làm rào. Và các nghệ nhân chế tác thành Bonsai nghệ thuật đẹp mắt.

Bonsai Hoa Giấy

Cây hoa giấy (bông giấy) là cây cảnh dễ trồng dễ chăm sóc với nhiều màu sắc đẹp mắt. Nó được nhiều người chọn trồng trên ban công, trước cổng nhà, làm rào xung quanh nhà… Và những năm gần đây, nó được các nghệ nhân sử dụng để chế tác thành cây cảnh nghệ thuật. Bonsai hoa giấy ra đời và được nhiều người yêu thích.

Bài viết hôm nay, WIKICAYCANH.COM sẽ cùng mọi người tìm hiểu về “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa giấy Bonsai” tại nhà.

Đặc điểm sinh học của cây hoa giấy (Hoa giấy)

Cây hoa giấy hây còn gọi là Bông giấy có nguồn gốc từ các quốc gia Nam Mỹ. Trong tự nhiên cây hoa giấy mọc thành từng bụi hoặc cây thân gỗ có nhiều gai. Chúng là loại cây leo thân gỗ rất đặt biệt.

Tên khoa họcBougainvillea
Tên tiếng ViệtCây bông giấy, Cây hoa giấy
Đặc điểm chungLà loại cây leo thân gỗ, mọc thành bụi. Thân có gai nhọn lúc bé màu xanh và hóa sừng khi già.
Chiều cao cây trưởng thành có thể đến 12 mét.
Lá câyLá cây hoa giấy mọc so le, với kích thước lá dài từ 4 – 13cm và rộng từ 3 – 6cm. Cây phát triển xanh tươi vào mùa mua và rụng lá vào mùa khô.
Đặc điểm hoaHoa giấy có nhiều màu: đỏ, hồng, cam, trắng, vàng, đen, tí, xanh … Mỗi chùm từ 1 đến 3 hoa và được bao quanh bởi lá.
Nhiệt độ môi trường sống lý tưởng12 – 38oC
Nhu cầu ánh sángtrung bình – cao
Nhu cầu nước tướitrung bình
Nhu cầu dinh dưỡngtrung bình

Những loại hoa giấy phổ biến tại Việt Nam

Là loại cây cảnh xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm, hiện nay trên thị trường có hơn 18 loại hoa giấy. Tuy nhiên nhiều người yêu thích và trồng là các loại sau:

Hoa giấy Thái

Nó có nguồn gốc theo đúng tên gọi của nó là từ Thái Lan. Được nhà vườn nhập về thuần dưỡng và trồng tại Việt Nam. Hoa của nó mọc thành từng chùm nhỏ sát vào nhau. Bông giấy Thái có nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, cam, hồng,tím, vàng và trắng.

Đặc điểm nhận dạng cây hoa giấy Thái
Đặc điểm nhận dạng cây hoa giấy Thái – Ảnh: Internet

Hoa giấy Mỹ

Đây cũng là giống bông giấy được nhập khẩu, nguồn gốc của nó là từ Châu Mỹ. Điểm nổi bật của nó là vô cùng sai hoa và sinh trưởng tốt trong điều kiện. Lá cây khá nhỏ hơn những giống hoa giấy khác nhưng dày và xanh tốt quanh năm. Hoa nở rộ nhất là vào mùa khô, hoa ra liên tục và nở đồng loại nên nhiều khi có cảm giác cây chỉ toàn hoa và cực ít lá.

Cây hoa giấy giống Mỹ
Cây hoa giấy giống Mỹ – Ảnh : Internet

Giống hoa giấy ghép

Đây là giống hoa giấy được tạo ra bởi bàn tay của các nghệ nhân cây cảnh. Chúng có thể là 1 cây có nhiều hoa nhiều màu sắc, hoặc 1 cây có nhiều giống khác nhau. Nên đôi khi người ta gọi đây là hoa giấy ngũ sắc.

Cây hoa giấy ngũ sắc với nhiều màu đẹp mắt
Cây hoa giấy ngũ sắc với nhiều màu đẹp mắt – Ảnh: Internet

Hoa giấy cẩm thạch

Hoa giấy cẩm thạch là giống hoa giấy đẹp từ hoa đến lá. Chúng cũng rất đa dạng về màu sắc hoa như: đỏ, tím, vàng, hồng… Tuy nhiên hiện nay trên thị trường đa phần là hoa giấy cẩm thạch ghép với gốc hoa giấy Mỹ. Vì thực tế hoa giấy cẩm thạch nguyên bản rất khó trồng và chắm sóc.

cây bonsai hoa giấy cẩm thạch
Cây bonsai hoa giấy cẩm thạch đẹp mắt – Ảnh: Internet

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bonsai hoa giấy

1/ Nên trồng chậu hoa giấy ở đâu ?

Hoa giấy là loại cây cảnh ưa sáng, hãy trồng cây tại những vị trí có thể tiếp nhận thật nhiều ánh sáng. Nếu trong nhà bạn có thể đặt nó cạnh cửa sổ nhé. Nếu cây đủ ánh sáng thì sẽ có rất nhiều hoa.

2/ Nước tưới

Cây hoa giấy là loại cây cảnh không chiệu được ngập úng và ẩm ước. Chính vì đều đó, hãy tưới cây khi đất trồng trong chậu thật sự khô thôi nhé. Đất trồng chậu Bonsai hoa giấy quá ẩm làm rễ ủng/thối, cây dễ bị nấm, sâu bệnh và có thể chết cây. Nước tưới của cây nên có độ pH từ 6.0 đến 6.5, không sử dụng nước mặn để tưới cây nhé.

3/ Đất trồng cây & phân bón

Bông giấy là loại cây cảnh không chiệu được ngập úng và độ ẩm trong đất quá cao. Chính vì đều đó bạn cần chuẩn bị đất trồng cây phải thoát nước thật tốt. Bạn có thể sử dụng các loại đất trồng bonsai chuyên dụng như Akadama. Kết hợp với cát, than bùn rêu, đá trân châu hoặc Vermiculite.

Hoa giấy nó có sức sống rất mảnh liệt, nhu cầu về phân bón không quá cao. Bạn có thể bón thêm phân hữu cơ dạng rắn vào mùa mua để chúng có thể sinh trưởng tối đa.

4/ Cắt tỉa và tạo hình bonsai

Ngoài tự nhiên cây hoa giấy có thể cao đến 12 mét, tuy nhiên khi được trồng vào chậu và tạo dáng Bonsai. Chúng chỉ còn khoản vài chục cm mà thôi. Sau khi cây ra hoa bạn có thể cắt tỉa các cành cho gọn lại, lưu ý cần chừa vài lá trên mỗi cành.

Thời điểm để cắt tỉa và tạo dáng cho cây tốt nhất là vào mùa mưa. Đây là lúc cây phát triển mạnh mẻ nhất. Hạn chế cắt tỉa cây vào mùa hè nhé.

Bạn nên tạo dáng cành và nhanh cây từ lúc chúng còn nhỏ (khi thân còn màu xanh). Do khi để cành nhánh chúng già đi (có màu xám, nâu) sẽ khó uống vì chúng khá giòn và dễ gãy.

5/ Bao lâu thì thay chậu Bonsai hoa giấy môt lần ?

Bạn có thể thay đất cho cây khoản 2 – 3 năm một lần nhé. Đối với những chậu Bonsai hoa giấy lớn và đã hoàn chỉnh tạo dáng bạn có thể thay đất sau 3 – 5 năm nhé.

Khi thay đất nhớ lưu ý, rể cây hoa giấy màu vàng và dễ đứt lắm đấy. Bạn cần cẩn thận tránh làm đứt rễ khi bứng cây! Tách rễ một cách nhẹ nhàng và đừng dùng lực nhiều.

6/ Phòng trừ sâu bệnh cho cây bông giấy

Nếu bạn trồng cây trong môi trường lý tưởng, đủ sáng đủ nắng và nước tưới hợp lý. Hoa giấy có sức kháng sâu bệnh rất tốt. Tuy nhiên nó vẫn có thể bị bện hoặc những loại sâu bệnh tấn công.

Bạn hãy quan sát cây thật kỹ trong quá trình chăm sóc mỗi ngày. Để nhận ra những thay đổi để có cách xử lý phù hợp nhé

Xem thêm: Những bệnh thường gặp trên cây hoa giấy

Câu hỏi thường gặp

Nên tưới phân gì để cây hoa lấy nhanh phá triển ?

Đối với cây Bonsai hoa giấy, bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ tan chậm để bón cho cây vào mùa mua nhé

Cắt bỏ gay của cây hoa giấy có ảnh hưởng gì tới cây không ?

Không nhé

Cây bông giấy nhà tôi có nhiều rệp, làm cách nào để trị đây ạ ?

Bạn có thể sử dụng vòi nước mạnh để tưới cây . Hoặc có thể sử dụng hỗ hợp gồm: 1 thìa nước rửa bát, thêm vào 1 cốc dầu thực vật với tỷ lệ 4:1(4 dầu ăn, 1 dầu rửa bát) rồi pha dung dịch đó với nước theo tỷ lệ 1:5(1 dung dịch, 5 nước) phun xịt vào nơi có rệp xuất hiện.

Trên đây là những thông tin cơ bản về “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bonsai hoa giấy” tại nhà. Nội dung được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn chăm sóc được một cây Bonsai hoa giấy thật đẹp tại nhà nhé !

5/5 - (1 bình chọn)