Kỹ thuật trồng cây nha đam trong nhà

Cây nha đam (lô hội) từ lâu đã được biết đến như thần dược dành cho sắc đẹp của người phụ nữ. Bên cạnh đó khi trồng chậu cây nha đam trong nhà, nó có thể chống bức xạ và thanh lọc không khí rất tốt.

cách trồng cây nha đam trong nhà để lọc không khí

Bài viết hôm nay, WIKICAYCANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu về. Cách trồng và chăm sóc “Cây nha đam – Lô hội” tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

Lưu ý: Bài viết này chỉ tập trung vào cách trồng và chăm sóc cây nha đam trong chậu. Dùng để làm cây cảnh nội thất . Không áp dụng dể trồng với số lượng lớn làm thực phẩm và dược phẩm nhé !

Thông tin chung về cây nha đam

1/ Đặc điểm sinh học

cây nha đam
Tên tiếng AnhAloe Vera
Tên tiếng ViệtNha đam, Lô hội, Long tu, Liu hội, Long thủ, Lao vĩ
Đặc điểmĐây là cây thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ Bắc Phi.
Cây trưởng thành có chiều cao trung bình từ 20 – 60cm. Thân cây hóa gỗ, lá dạng bẹ và không có cuốn. Lá mọc xoay quanh thân, trên mép lá có các gai nhọn. Lá mọng nước chứa nhiều chất nhầy.
Hoa của cây nha đam thường mọc ra từ nách lá. Hoa có cuốn dài đến 1 mét và mọc thẳng lên trời. Với các cụm hoa nhỏ có 6 cách. Quả của cây lô hội dạng nang, bên trong có nhiều hạt nhỏ.
Môi trường sốngCây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ 15 – 35oC.
Cây nha đam loại cay ưa khí hậu khô, nên chọn trồng trong đất khô, thoáng và giữ ẩm tốt.
Nội dung được tham khảo tại wikipedia.org

2/ Những loại nha đam phổ biến

cây nha đam việt nam
Cây nha đam Việt Nam
cây nha đam mỹ
Cây nha đam Mỹ

3/ Công dụng của cây nha đam

Ngoài được sử dụng làm cây cảnh trang trí nội ngoại thất. Từ rất lâu cây nha đam (lô hội) đã được sử dụng như một loại dược liệu quý để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Sau đây là một số công dụng tuyệt vời từ cây nha đam để bạn có thể tham khảo:

Chữa bỏngĐem lá cây nha đam gọt bỏ vỏ sau đó cắt thành từng lát mỏng. Đem phần thịt lá cây nha đam đã cắt lát đắp lên vùng da bị bỏng.
Trị mẩn ngữa, dị ứngSử dụng chất dịch có trong lá cây nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Sau đó đem đi rửa lại bằng nước ấm từ 3 đến 4 lần.
Chữa bệnh chàmLấy lá cây nha đam đem đi ép lấy nước và dùng chất dịch này bôi lên vùng da bị chàm và để đến khi nào nó tự bong ra.
Chữa viêm daDùng một miếng vải nhúng nước sôi và đắp vào da khoảng 5 đến 7 phút cho đỡ ngứa. Tiếp theo hãy lấy một miếng lá nha đam đã dạc bỏ một mặt vỏ đắp lên da bị viêm. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ mang lại kết quả tốt.
Trị táo bónVì nha đam chứa nhiều lượng nước, nên thực phẩm này cũng hỗ trợ tối ưu trong việc điều trị táo bón. Cụ thể, nha đam sẽ giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động tốt hơn, cũng như cân bằng số lượng vi khuẩn có trong ruột.
Và còn rất nhiều công dụng khác từ cây nha đam, bạn có thể tham khảo tại baodantoc.vn

Hướng dẫn trồng cây nha đam tại nhà

Sau khi chọn được giống cây nha đam cần trồng, bạn có thể tiến hành trong cây theo 2 cách. Trồng thủy canh hoặc trồng trong chậu. Sau đây là các bước để bán tiến hành trồng cây nha đam trong chậu.

Bạn có thể sử dụng cách trồng từ lá cây nha đam. Tuy nhiên mình khuyên các bạn nên chọn cách trồng cây bằng cây con. Nó sẽ đảm bảo tỉ lệ sống cao nhất.

Cây nha đam sẽ bắt đầu phát triển rể và sinh trưởng sau 3 ngày

Để trồng được chậu cây nha đam để trong nhà, bạn có thể dễ dàng thực hiện qua các bước sau:

  1. Bước 1: Chuẩn bị đất trồng và giống

    Cây nha đam là loại cây ưa khí hậu khô. Do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá… Để trồng nha đam trong nhà, bạn nên chọn chậu để trồng đẹp mắt. Lưu ý những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước và có đường kính miệng khoảng 35 – 40cm, cao 40 – 45cm.

  2. Bước 2: Trồng cây vào chậu

    Bạn tiến hành cho 50% lượng chất trồng vào chậu, tiếp theo cho cây nha đam con vào và tiến hành bổ sung thêm 25% lượng đất nữa. Tiếp đó đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng (tránh bị mưa hắt quá nhiều). Sau đó tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh lô hội. Hàng ngày, theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.
    trồng cây nha đam vào chậu

  3. Bước 3: Chăm sóc cây nha đam

    Sau khi trồng thì đặt cây trong mát tầm 3 ngày để cây hồi sức rồi mang ra nơi có ánh nắng. Cường độ ánh sáng mặt trời cần thiết cho cây là từ 8-10 giờ mỗi ngày.
    Nha đam vốn là cây ưa nước nhưng lại chịu được khô hạn, nhiệt cao và dễ chết nếu bị úng rễ. Bởi vậy ngoài việc xử lý đất thoát nước tốt thì cần lưu ý không tưới cây quá nhiều.chậu cây nha đam đẹp

Cách chăm sóc chậu cây nha đam tại nhà

Do cây nha đam có thể trồng trong chậu cạn hoặc thủy canh. Tùy theo từng môi trường trồng cây khác nhau mà bạn có cách chăm sóc cây phù hợp.

1/ Cách chăm sóc cây nha đam trồng trong đất

+ Đối với cây nha đam trồng trong chậu và đặt trong nhà. Bạn cần lưu ý cung cấp đủ lượng ánh sáng để cây phát triển. Trung bình để cây tiếp xúc với ánh sáng khoản 8 – 10 giờ mỗi ngày

cách chăm sóc cây nha đam trồng trong chậu đất

+ Nha đam là cây ưa nước và cũng có thể chiệu hạn tốt. Tuy nhiên nếu dư nước cây sẽ dễ bị úng rể đẫn đến chết cây. Hãy quan sát chậu cây nha đam để có thể tưới nước hợp lý nhé.

+ Thường xuyên vệ sinh cỏ dại và xới đất xung quanh gốc cây nha đam, để tạo môi trường thông thoáng cho đất trồng. Loại bỏ những lá cây bị già úa, héo hoặc hư để tránh gây bệnh cho cây.

+ Trong quá trình trồng và chăm sóc cây nha đam trong nhà. Trung bình 15 – 20 ngày bạn có thể bổ sung các loại phân hữu cơ oai mục cho cây. Có thể sử dụng: phân bò, phân gà, phân trùn quế, … Hoặc các loại phân hữu cơ cho cây cảnh.

2/ Đối với cây nha đam trồng thủy canh

Khi trồng trong chậu thủy canh, bạn cần chú ý thay nước để tránh nước ô nhiễm làm cây bị thối rể. Có thể bổ sung thêm các loại phân bón dạng nước. để cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển.

cách chăm sóc cây lô hội trồng trong nước tại nhà

Bạn cũng nên đặt chậu cây nha đam thủy canh ở nơi có nguồn sáng tốt. Trung bình 8 – 10h sáng mỗi ngày. Nếu trồng trong phòng tắm hoặc phòng ngũ, bạn cần mang cây ra ngoài sáng trung bình 1 – 2 giờ. Mỗi tuần 1 – 2 lần nhé.

3/ Phòng trừ sâu bệnh trên cây nh đam

Khi trồng cây nha đam trong chậu thì sẽ ít bị sâu bệnh hại tấn công hơn. Tuy nhiên cây vẫn có thể bị thối rể hoặc úng lá . Nguyên nhân là do lượng nước và dộ ẩm trong đất trồng quá nhiều.

Với trường hợp này, bạn chỉ cần tiến hành tạo thông thoáng cho đất trong châu. Di chuyển cây ra nơi có nhiều ánh sáng để cho đất trồng được khô ráo hơn. Loại bỏ những lá hoặc rể của cây bị úng hư để chúng phát triển bộ rễ mới.

Cây nha đam mỹ ra hoa
Cây nha đam mỹ ra hoa – Ảnh: Internet

Câu hỏi thường gặp khi trồng nha đam trong nhà

Có thể trồng cây nha đam trong nhà được không ?

Cây nha đam có thể sống tốt khi trồng trong nhà. Có thể trồng cây trong chậu với đất trồng. Hoặc sử dụng các chậu thủy sinh. Lưu ý là cần đặt cây ở những vị trí có thể tiếp xúc với ánh sáng trung bình 8 – 10 tiếng mỗi ngày.

Sử dụng đất gì để trồng nha đam tốt nhất ?

Để trồng cây nha đam tốt đòi hỏi đất trồng cây phải có khả năng thoát nước tốt, được ủ hoa để tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển tốt nhất. Khi trộn đất, nên trộn hỗn hợp gồm tro trấu : phân hữu cơ (ở đây có thể dùng phân bò hoai hay phân trùn quế) : xơ dừa : trấu sống theo tỷ lệ là 2:1:0,5:1. Hỗn hợp sau khi trộn đều thì gom thành đống và ủ kín trong 15-20 ngày mới được đem ra trồng.

Sử dụng phân bón gì để tưới cây nha đam ?

Với cây nha đam trồng trong chậu, có thể tiến hành bón phân hữu cơ như phân NPK, cứ đều đặn 15 ngày thì bón phân một lần để cho cây xanh tốt. Bón phân ở xung quanh mỗi gốc cây và tưới qua để cho phân có thể ngấm xuống đất, cung cấp dưỡng chất phát triển đầy đủ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách trồng và chắm sóc cây nha đam trong nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể trồng được những chậu nha đam xanh tốt trong nhà. Để giúp trang trí và thanh lọc không khí trong nhà nhé !

5/5 - (1 bình chọn)