Hướng dẫn 2 cách trồng cây cảnh trong nước

Trong số các phương thức nuôi trồng cây cảnh, có lẽ nuôi trồng cây cảnh trong nước là một trong những phương thức mà người ta cảm thấy hứng thú nhất.

trồng cây trong nước

Hôm nay, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. 2 cách trồng cây cảnh trong nước đơn giản và dễ làm tại nhà. Mời bạn cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Ưu điểm khi trồng cây cảnh trong nước

Phương pháp này không chỉ đơn giản dễ thực hiện, mà còn vệ sinh và mang tính thẩm mỹ cao. Đặt ở bất cứ nơi nào trong nhà. Cây cảnh trồng thủy canh trong nước đều thể hiện được sức sống với cành lá xanh non của chúng.

Trồng cây trong nước là một trong những phương pháp nuôi trồng không dùng đất. Cây cảnh có thể trồng được trong nước hay không phụ thuộc vào khả năng thích ứng của hệ rễ đối với nước.

Cách chọn loại cây cảnh phù hợp trồng trong nước?

Thông thường, người ta hay lựa chọn loại cây cảnh ưa bóng, dễ mọc rễ khí sinh. Những loại cây cảnh này trong trường hợp rễ không hô hấp đủ ô-xy ở trong nước. Thì có thể dựa vào rễ khí sinh để hỗ trợ hô hấp, từ đó đảm bảo cho cây sinh trưởng bình thường.

2. Cách trồng cây cảnh trong nước

Có 2 phương pháp thường được sử dụng để trồng cây trong nước là. Rửa rễ (chuyển cây cảnh từ trồng trong đất vào nước) và Giâm cành vào trong nước.

2.1 Phương pháp chuyển cây cảnh từ ngoài đất vào trồng trong nước

+ Bước 1: Tách cây cảnh ra khỏi chậu và xử lí bộ rể

Lựa chọn cây cảnh trồng chậu khỏe mạnh, dáng đẹp. Lấy cây ra khỏi chậu, dùng nước rửa sạch bùn đất hoặc giá thể bám ở rễ.

Cắt tỉa rễ khô, rễ thối. Cắt ngắn rễ dài. Đối với những loại cây có hệ rễ phát triển, thì cắt bớt từ 1/3 đến 1/2 rễ chùm. Việc cắt tỉa rễ có lợi cho sự tái sinh của hệ rễ, làm cho rễ mọc sớm hơn. Từ đó thúc đẩy việc hấp thụ dinh dưỡng của cây. Nếu cây mọc thành khóm, hơn nữa khóm quá lớn, thì có thể tách thành 2 ~ 3 khóm nhỏ.

Sau khi cắt tỉa rễ xong, trước tiên ngâm rễ vào trong dung dịch kali pemanganat 0.05% ~ 0.1 % khoảng 30 phút. Rồi mới cho cây vào bình thủy tinh.

xử lí rể cây
Tách cây ra khỏi chậu đất và tiến hành xử lí bộ rể trước khi trồng vào nước – Ảnh: Internet

+ Bước 2: Trồng cây vào chậu thủy tinh

Dùng những viên đá, sỏi đã được rửa sạch đắp xung quanh để giữ cố định rễ cây. Sau đó, đổ nước hoặc dung dịch dinh dưỡng vào bình. Một cách khác để giữ cố định rễ cây là vuốt cho rễ bung ra. Sau đó cắm vào các mắt lưới sau đó cho vào bình. Lưu ý: phải làm nhẹ tay để tránh tổn hại rễ.

Đổ nước máy vào trong bình với lượng nước ngập 1/2 đến 2/3 rễ, để cho phần trên của rễ nằm ngoài không khí.

Tuần thứ nhất, mỗi ngày thay nước 1 lần. Đối với những cây mới thay chậu sau đó trồng ngay vào trong nước. Thì bạn lại cần phải chăm thay nước vì hệ rễ có nhiều vết thương.

Đặc biệt là khi nhiệt độ cao, hàm lượng ô-xy trong nước giảm. Cây hô hấp nhiều, lượng ô-xy tiêu hao nhiều. Thì bạn càng phải chăm thay nước, mỗi ngày đều phải thay nước. Cho đến khi cây mọc những chiếc rễ mới màu trắng ở trong nước, thì mới giảm dần số lần thay nước.

Khi cây đã mọc rễ mới ở trong nước, chứng tỏ cây đã thích nghi với môi trường nuôi trồng bằng nước. Lúc đó, có thể sử dụng dung dịch dinh dưỡng để chăm sóc cây.

trồng cây lan ý trong nước
Chuyển chậu lan ý từ trong đất vào trồng trong nước với bình thủy tinh – Ảnh: Internet

+ Một số lưu ý khi chuyển cây từ trong đất vào nước:

Khi chuyển cây từ trồng trong đất sang trồng trong nước. Do giá thể thay đổi, nên lúc đầu rễ cây chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường sống mới.

Có một số cây, chỉ có một số lượng rất ít rễ già là sống được, còn lại đều khô héo và thối. Sau một thời gian, cây dần dần thích nghi với môi trường sống mới.

Thông thường phần gốc cây mọc ra những rễ mới, rễ chính cũng mọc những rễ bên. Chẳng hạn, cây ngũ gia bì chân chim có hiện tượng này.

Trong khi đó, cũng có một số loại cây cảnh, sau khi thay đổi điều kiện trồng trọt. Thì chỉ có một số lượng rất ít rễ bị khô héo. Hoặc phần lớn rễ đều thích nghi với môi trường sống trong nước. Và đồng thời mọc ra những chiếc rễ thủy sinh khỏe mạnh. Chẳng hạn như : vạn niên thanh, trúc phú quý, cây dây nhện v.v… Đây là những loại cây cảnh có khả năng thích ứng tốt với môi trường nước.

2.2 Cách trồng cây trong nước theo phương pháp giâm cành

+ Bước 1: Xử lí cành giâm

Chọn cành khỏe mạnh, dùng dao cắt ở vị trí sát thân, cách thân khoảng 0.3 ~ 0.5 cm. Vì ở vị trí này cành cây già nhất, tránh được tình trạng nhiễm trùng cho cành giâm lẫn thân chính. Khi cắt cành thì vết cắt cần phải thật gọn, tránh bị dập.

Trước khi giâm cành vào trong nước, cần phải rửa sạch vết cắt. Ngắt bỏ hết lá ở phía dưới, sau đó nhanh chóng giâm cành vào trong nước, để ngăn ngừa việc mất nước ảnh hưởng đến khả năng sống của cành giảm.

Lưu ý khi cắt cành giâm trồng trong nước:

  • Khi cắt cành có rễ khí sinh, thì cần phải bảo vệ tốt rễ khí sinh, đồng thời cũng giâm chúng vào trong nước. Rễ khí sinh có thể chuyển hóa thành rễ dinh dưỡng, đồng thời có tác dụng giữ cho cây đứng thẳng.
  • Khi cắt cành của loại cây mọng nước, thì cần phải để cành giâm ở nơi râm mát thoáng gió khoảng 2 ~ 3 ngày, đợi cho vết cắt khô lại.
trồng trầu bà trong nước
Trầu bà là loại cây cảnh thường được mọi người chọn trồng trong nước theo phương pháp giâm cành – Ảnh: Internet

+ Bước 2: Giâm cành cây cảnh vào nước

Đổ nước vào trong bình, sao cho mực nước ngập 1/3 đến 1/2 chiều dài cành. Để giữ cho nước luôn sạch sẽ và nâng cao hàm lượng ô-xy hòa tan trong nước thì cứ khoảng 3 ~ 5 ngày nên thay nước một lần. Đồng thời cũng nên rửa cành và bình chứa.

Sau khoảng 30 ngày, phần lớn cành giâm đều có thể mọc rễ mới. Khi rễ dài khoảng 5 ~ 10 cm, có thể dùng dung dịch dinh dưỡng nồng độ thấp để nuôi.

+ Lưu ý khi trồng cây trong nước theo phương pháp giâm cành:

Phương pháp giâm cành vào nước mặc dù thao tác đơn giản, tỷ lệ sống cao. Nhưng đôi lúc cũng xảy ra hiện tượng vết cắt của cành nhiễm vi sinh vật từ đó bị thối nhũn. Lúc đó, nên cắt bỏ phần thối nhũn của cành giâm.

Ngâm cành vào dung dịch kali pemanganat 0.05% ~ 0.1%, sau đó dùng nước sạch để rửa, rồi tiếp tục giâm cành vào trong nước sạch.

3. Cách chăm sóc cây cảnh trồng trong nước

+ Đặt cây ở vị trí thích hợp

Cần phải dựa trên tập tính sinh trưởng để đặt cây ở vị trí thích hợp. Chẳng hạn như: hoa sen cần phải đặt ở nơi nhiều nắng. Cây bát giác kim bàn (tên khoa học là Fatsia japonia) cần phải đặt ở nơi tránh được ánh nắng gay gắt của mùa hè. Nếu trồng cây ở trong nhà, thì phải đảm bảo cây có được ánh sáng.

+ Định kỳ thay nước

Đối với cây cảnh trồng thủy canh, cần phải định kỳ thay nước cho cây. Với phương pháp giâm cành, thì trước khi cành mọc rễ, tốt nhất 1 ~ 2 ngày nên thay nước 1 lần. Để duy trì hàm lượng ô-xy cao ở trong nước. Từ đó có lợi cho việc mọc rễ mới.

Sau khi cành mọc rễ, thì mỗi tuần thay nước 1 lần (nếu là mùa hè). Hoặc 10 ~ 15 ngày thay nước 1 lần (trong các mùa khác). Khi phát hiện rễ chết hoặc rễ thối, cần phải cắt tỉa kịp thời.

+ Phòng chống sâu bệnh

Nếu phát hiện lá cây bị khô héo, sâu bệnh, thì cần phải cắt tỉa kịp thời. Mùa đông cần làm tốt việc giữ ấm cho cây, để ngăn ngừa cây bị tổn thương do lạnh.

4. Tổng kết

Sử dụng nước gì để trồng cây cảnh trong bình thủy canh?

Bạn có thể sử dụng các loại nước sạch để trồng cây thủy canh đều được. Ví dụ: nước máy, nước mưa, nước sông suối …. Bạn nên sử lý thật tốt các nguồn nước nhiễm có phèn, vôi, muối và clo trước khi sử dụng để trồng cây nhé.

Bón phân cho cây trồng trong nước như thế nào?

Không giống như khi bạn trồng cây cảnh trong đất. Khi trồng cây trong nước, bạn cần lựa chọn các loại phân bón cho cây cảnh thủy canh phù hợp. Thông thường các loại phân bón này có dạng lỏng.

Khi nào thì cần thay nước cho chậu cây thủy canh?

Tùy theo từng giai đoạn phát triển và theo từng thời điểm trong năm mà bạn có lịch trình thay nước cho chậu cây cảnh thủy canh phù hợp. Ví dụ:
– Cây mới trồng thủy canh tháng đầu bạn sẽ cần thay nước thường xuyên, mỗi ngày hoặc mỗi tuần 1 lần
– Vào mùa hè hoặc thời tiết nóng thì từ 5 – 7 ngày bạn cần thay nước một lần
– Đối với mùa mưa hoặc mùa đông thì từ 7 – 10 ngày sẽ thay nước một lần
Trong quá trình thay nước, bạn cũng nên rửa sạch bộ rể của cây. Loại bỏ những cái rể già chết để giúp các rể non phát triển tốt hơn.

Trên đây là 2 cách trồng cây cảnh trong nước phổ biến được nhiều người áp dụng. Cũng như cách chăm sóc cho chậu cây cảnh thủy canh tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được 2 cách trồng cây cảnh độc đáo nữa nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?