Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn. Cách trồng cây thanh tâm thủy canh trong nước. Cũng như cách để chăm sóc chậu cây thanh tâm tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.
1. Thông tin chung về cây thanh tâm
Cây Thanh Tâm có tên khoa học: Aglaonema modestum Schott và Aglaonema modestum Engl. Cây còn có nhiều tên gọi khác như là: ngọc ngân, phú quí, bạch mã…
Thuộc loài thường xuân, một chi trong gia đình Araceae. Thanh tâm xuất xứ từ vùng phía Bắc Bangladesh, miền Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Bắc Thái Lan, Bắc Lào.
Thanh tâm là loài thân thảo, cây bụi, thường xanh quanh năm. Độ cao trung bình khoảng 60cm khi trưởng thành. Cây có lá màu xanh đậm, lá bóng hình trái tim hoặc hình mũi mác, dài khoảng 20cm, chiều rộng gần bằng phân nửa chiều dài. Theo các nghiên cứu khoa học, thực nghiệm đã cho thấy cây thanh tâm có chức năng thanh lọc không khí trong không gian nội thất. Cây giúp loại bỏ các chất hữu cơ dễ bay hơi, các chất ô nhiễm có khả năng gây ngộ độc và bệnh tật cho con người.
2. Cách trồng cây thanh tâm tại nhà
2.1 Trồng cây trong chậu đất
Cây thanh tâm là loài cây ưa bóng râm và bán râm. Thích nghi tốt với tất cả các loại đất trồng nhưng phải tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm tốt. Đất trồng phù hợp nhất là loại đất có chửa than bùn, phân hữu cơ (chất mùn), và đá trận châu (cát) với tỉ lệ 2:2:1. Thanh tâm ra lá mới mạnh mẽ vào mùa xuân, cần chú ý bón phân trong giai đoạn này.
Cần chú ý tưới nước thường xuyên, nếu trồng trong điều kiện máy lạnh, có thể giảm bớt lượng nước. Thanh tâm là loài cây cảnh trong nhà, phát triển mạnh trong các căn phòng ấm áp. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là nhiệt độ phòng bình thường, dao động trong khoảng 25-30 độ C. Nhiệt độ quá lạnh có thể dẫn đến rụng lá và chết cây.
Thanh tâm rất ít bị sâu bệnh gây hại. Đây là loài cây dễ trồng cũng như nhân giống. Chúng có thể phát triển thành cây con bằng cách giâm cành hoặc tách bụi vào mùa xanh.
2.2 Trồng cây thanh tâm trong nước (thủy canh)
Ngoài cách trồng thông thường, cây thanh tâm có thể trồng bằng phương pháp thủy canh (Hydroponics).
Đối với cách trồng này, cần chú ý một số yếu tố:
Dung dịch dinh dưỡng: cần chú ý pha chế lượng chất dinh dưỡng phù hợp với cây thanh tâm. Các chất này phải là chất vô cơ, không bị phân hủy bởi vi khuẩn, cần chú ý trung hòa các ion vô cơ như: K+, Ca,+, Na+, Cu,+, Zn,t, Mn₂+, NO3-, Cl-, PO43-, SO42-, SiO32-… sao cho độ pH trong khoảng 6,0-6,8.
Nước hòa tan nhiều oxy: cần chú ý bỏ thêm vài viên đá axit, chất hòa tan oxy trong không khí vào nước, tăng lượng oxy trong nước giúp quá trình trao đổi chất của cây tốt hơn.
Rễ cây trong nước: Chú ý không cho rễ ngập hoàn toàn trong nước, cũng không nên để mực nước quá thấp dẫn đến rễ trên bị khô và chết. Tưới nước định kỳ 1 tuần/lần.
Ưu điểm của phương pháp thủy canh: Cây thanh tâm phát triển bộ lá rất tốt, không gây ô nhiễm môi trường, dễ thay nước, thay chậu. Nhẹ nhàng trong di chuyển, cây không có sâu bệnh…
Cây thanh tâm trồng trong nước là một loại cây thủy canh được ưa chuộng. Vì bộ lá và rễ cây rất đẹp, màu xanh bóng đậm của lá. Bộ rễ trắng đâm tua tủa trong làn nước trông rất sạch sẽ. Vì thế rất thích hợp để trang trí bàn làm việc, phòng ngủ.
3. Tổng kết
Trong quá trình trồng và chăm sóc, bạn cần chủ động bón phân định kì cho cây nhé.
+ Đối với cây trồng trong đất: bạn có thể sử dụng các loại phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ khác. NPK 30.10.10 là loại phân được nhiều nhà vườn sử dụng để bón cho cây thanh tâm.
+ Nếu trồng theo phương pháp thủy canh. Bạn có thể sử dụng các loại phân bón dạng nước có bán trên thị trường để bón cho cây nhé.
+ Nếu trồng cây theo phương pháp thủy canh, bạn nên tiến hành thay nước chậu cây mỗi tuần 1 lần nhé. Nó sẽ hạn chế được trình trạng rể cây bị hư thối, và các chất dơ trong nước trồng.
+ Quan sát là loại bỏ các lá úa trên cây. Nên sử dụng khăn sạch để lau bụi bám trên lá cây thường xuyên.
+ Đối với cây trồng trong nước, khi thấy cây có dấu hiệu bệnh. Bạn cần nhanh chóng trồng cây lại vào đất, kèm theo phun thuốc chữa bệnh.
+ Với cây trồng trong đất, khi tưới tuyệt đối không được để nước đọng trên lá cây quá nhiều nhé.
Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy, thanh tâm hợp với người mệnh Mộc và mệnh Thủy.
Các tuổi phù hợp để trồng cây thanh tâm trong nhà gồm:
+ Mệnh Mộc: 1950; 1959; 1972; 1973; 1980 …
+ Mệnh Thủy: 1944; 1953; 1967; 1982; 1983; 1997 …
Đây là loại cây phong thủy mang đến may mắn và thuận lợi trong công việc cho gia chủ.
Trên đây là cách trồng cây thanh tâm tại nhà theo 2 phương pháp: trong nước & trong chậu đất. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Chúc bạn tự mình trồng được những chậu thanh tâm thật đẹp để trang trí nhà cửa và nơi làm việc nhé.