Trong bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lồng đèn tại nhà. Mời bạn cùng tham khảo cách làm nhé.
1. Thông tin về cây hoa hồng đèn
1.1 Nguồn gốc
Hoa lồng đèn (còn có tên gọi khác là hoa đăng). Đây là lọa cây cảnh có nguồn gốc ở châu Nam Mỹ với tên khoa học là Fuchsia.
1.2 Đặc điểm nhận dạng
Nó là dạng cây bụi sống lâu năm. Thân cây màu tím đỏ, giòn, dễ gẫy, có nhiều cành nhánh. Lá cây hình trái xoan, hơi nhọn ở đầu, lá nhỏ, màu xanh tím, mép nguyên, mọc đối xứng.
Hoa lồng đèn có hình dáng ngộ nghĩnh, bắt mắt, độc đáo, tuyệt đẹp. Với nhiều màu sắc rực rỡ nhưng phối trộn hài hòa làm bông hoa có vẻ đẹp duyên dáng. Hoa có cuống dài và cây ra hoa quanh năm. Nhưng trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 7, cây ra hoa nhiều nhất.
1.3 Phân loại hoa lồng đèn
Hoa lồng đèn có hơn 100 chủng loại khác nhau. Chẳng hạn như hoa đơn, hoa kép. Hoa cũng có nhiều màu sắc khác nhau: như màu trắng, màu đỏ hồng, vàng, tím hoặc pha trộn giữa các màu này. Khi cây ra hoa, từng bông hoa rủ xuống giống như những chiếc lồng đèn hoặc chiếc chuông treo ngược, khá đẹp và ấn tượng.
1.4 Công dụng
Có thể trồng cây hoa lồng đèn ở vườn làm cây cảnh, hoặc cho vào chậu để trang trí nội thất. Với đặc điểm hoa buông rủ thướt tha. Hiện nay loài hoa này còn thường được trồng nhiều trong các chậu treo để giúp ban công hoặc hiên nhà thêm sống động.
2. Kỹ thuật trồng hoa lồng đèn
Mặc dù đây là loại cây cảnh có nguồn gốc tư nước ngoài. Nhưng cây thích nghi rất tốt với điều khiện khí hậu tại Việt Nam. Khi trồng cây bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:
2.1 Đặc tính của cây
Hoa lồng đèn thích hợp với môi trường ấm áp, ẩm. Cây sợ nhiệt độ cao và sự khô hạn. Cây ưa loại đất thịt, giàu mùn, màu mỡ và thoát nước tốt. Cây có thể chịu được loại đất có tính kiềm yếu.
2.2 Vị trí trồng cây
Ánh sáng: Tùy theo mùa mà hoa lồng đèn có yêu cầu khác nhau đối với ánh sáng. Vào mùa đông, đầu xuân và cuối thu, cây cần được chiếu sáng cả ngày. Vào đầu mùa hè và đầu mùa thu, cây chỉ cần được chiếu nắng nửa ngày. Còn vào giữa mùa hè, cây cần được che nắng.
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây là 15 ~ 25°C. Nếu nhiệt độ môi trường từ 30°C trở lên thì cành lá ngừng sinh trưởng. Nếu nhiệt độ môi trường trên 35°C thì cành lá khô héo mà chết.
2.3 Đất trồng hoa lồng đèn
Bộ rễ cây ăn nông, có xu hướng lan ngang nên trồng loại đất xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng để cây phát triển. Đất xấu, không thoáng khí có thể làm rễ bị nghẹt, cây còi cọc. Nếu trồng trong chậu, thì có thể pha trộn đất trồng như sau: 4 phần đất sét, 4 phần đất lá mục và 2 phần cát sông.
3. Cách chăm sóc hoa lồng đèn tại nhà
Chăm sóc chậu hoa đăng tại cũng đơn giản như cách trồng cây. Bạn chỉ cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
3.1 Tưới nước đúng cách
Vào mùa thu và mùa xuân, nên giữ cho đất trồng ẩm ướt. Vào mùa hè, đất trồng phải hơi khô một chút. Đối với cây già, lâu năm, cần phải khống chế việc tưới nước và dừng bón phân để cây có thể thuận lợi bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Vào mùa đông, cần phải tưới nhiều nước hơn, để thúc đẩy cây mọc cành mới.
3.2 Chế độ phân bón
Vào mùa xuân và mùa đông, cứ cách từ 10 bón nước phân loãng 1 lần. Thời kỳ cây ra nụ, mỗi tuần bón phân 1 lần.
Với những cây con mới trồng đầu năm, thì vào mùa hè vẫn phải bón phân bình thường để để cây ra hoa liên tục.
Với những cây già đã sống nhiều năm, vì mùa hè là thời kỳ ngủ nghỉ của cây, nên phải ngừng bón phân. Vào mùa đông, nên đưa cây vào trong phòng ấm, bón phân tổng hợp hoặc bánh dầu.
3.2 Cắt tỉa & tạo dáng
Sau khi cây ra hoa, chỉ để lại phần gốc sao cho chiều cao cây vào khoảng 15 20 cm. Bạn cắt tỉa bớt những cành hoa phía trên ngọn.
Đối với cây già sống lâu năm, nên tiến hành bấm ngọn vào mùa đông, cắt cành non ở phía trên đỉnh với chiều dài khoảng 5 6 cm, để cho cây ra nhiều nhánh.
Trong thời kỳ cây ngủ nghỉ vào mùa hè, cần phải cắt ngắn những cành vượt, cành yếu, cành cong, để cho cây nở hoa nhiều hơn và đẹp hơn vào mùa thu.
Trước khi đưa cây vào phòng ấm để qua đông, cần phải tiến hành một lần cắt tỉa, tạo dáng cho toàn bộ cây. Hãy cắt đi những cành khô, cành yếu, cành mọc dày, cành mọc cong vào trong. Và đồng thời cũng cắt ngắn những cành mọc quá dài. Với mục đích là tập trung dinh dưỡng để cây mọc chồi vào mùa đông, tạo điều kiện để cây sinh trưởng tốt trong năm tới.
3.3 Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh hại chủ yếu ở cây hoa lồng đèn là bệnh khô héo và bệnh gỉ sắt. Nếu trồng cây ở nơi không thoáng gió, thì cây dễ mắc bị rầy mềm, bọ cánh cứng và ruồi trắng xâm hại.
4. Phương pháp nhân giống hoa lồng đèn
Để nhân giống cây hoa lồng đèn, người ta thường sử dụng phương pháp giâm cành non. Sau đây là cách bước giâm cành hoa lồng đèn:
- Bước 1: Chọn cành trên ngọn có chiều dài từ 6 ~ 8 cm, có khoảng 2 ~ 3 mắt, giữ lại cặp lá đối ở đầu cành, ngắt bỏ hết nụ.
- Bước 2: Tiến hành giâm cành vào chất trồng chuẩn bị sẳn. Nhiệt độ thích hợp để giâm cành là 15 ~ 18°C. Sau khoảng 2 tuần, cành sẽ mọc rễ. Giá thể để giâm cành nên sử dụng loại đất mặt đồi núi màu mỡ, tơi xốp.
Lưu ý:
+ Sau khi giâm cành xong, cần phải tưới đủ nước, giữ cho không khí có độ ẩm cao.
+ Thời gian giâm cành có thể từ tháng 10 ~ tháng 11, hoặc từ tháng 2 ~ tháng 3. Thời điểm giâm cành tốt nhất là vào khoảng cuối mùa thu. Vì lúc đó, có thể tận dụng cành có được do cắt tỉa hoặc bấm ngọn. Hơn nữa, nếu cành sống sót, thì cây có đến 5 hoặc 6 tháng để sinh trưởng. Khoảng thời gian này đủ để cho cây ra lá và hoa tươi tốt.
5. Câu hỏi thường gặp
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chưa thấy tài liệu nào đề cập đến độc tố bên trong cây hoa lồng đèn. Nên bạn an tâm trồng cây trang trí nhé.
Hiện tại cây được nhập khẩu , trồng và nhân giống khá nhiều tại Việt Nam. Bạn có thể tìm mua dễ dàng tại hầu hết các cửa hàng cây cảnh. Với giá tham khảo từ 30.000đ – 90.000đ mỗi chậu.
Trên đây là thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa lồng đèn. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website www.wikicaycanh.com để xem cách trồng nhiều loại hoa khác nhé.