Hôm nay, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn. Danh sách 7 loại thuốc trừ sâu hiệu quả mà người trồng cây cảnh cần biết. Cũng như những đều cần biết khi sử dụng thuốc diệt sâu rầy cho cây cảnh an toàn. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.
1. Những loại thuốc trừ sâu dành cho cây cảnh
1.1 Thuốc trừ sâu Trichlorfon
Trichlorfon có độc tính thấp đối với con người và gia súc, nhưng lại có tác dụng vị độc rất mạnh đối với sâu bọ.
Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng diệt sâu bằng phương pháp tiếp xúc. Khi gặp vật chất có tính kiềm, có thể trở thành trichlorfon có độc tính mạnh.
Sử dụng Trichlorfon tinh thể 90%, pha loãng với nước theo tỷ lệ 1: (1000~2000). Chủ yếu dùng để phòng trị các loại như: sâu ăn lá như sâu bướm, sâu xanh v.v.
Trichlorfon dạng tinh thể có đặc tính hòa tan chậm, vì thế có thể sử dụng nhiệt độ để làm nóng chảy, sau đó mới pha vào nước nguội.
1.2 Thuốc diệt sâu DDVP
Thuốc trừ sâu DDVP có độc tính rất mạnh đối với sâu bọ, có tác dụng nhanh, hiệu quả cao, thời gian tồn dư ngắn, là loại thuốc tác động bằng phương pháp tiếp xúc và phương pháp xông hơi. Thuốc có độc tính cao đối với con người và gia súc.
DDVP 50% dạng nhũ dầu có thể pha loãng theo tỷ lệ 1: (1500 ~ 2000). DDVP 80% dạng nhũ dẫu có thể pha loãng theo tỷ lệ 1: (2000 ~ 2500).
Thuốc chủ yếu để phòng trị : rầy mềm, nhện đỏ, sâu cuốn lá, sâu đục quả, sâu bướm. Nếu phòng trị các loại sâu hại dưới đất như sâu xám, thì phải tăng nồng độ thuốc.
1.3 Thuốc trừ sâu Dimethoate
Thuốc trừ sâu Dimethoate rất dễ bị phân giải trong dung dịch có tính kiềm. Khi gặp nhiệt độ cao nó cũng dễ bị phân giải. Cách tác động đối với sâu bệnh là tiếp xúc và nội hấp.
Nó có độc tính ở mức độ vừa phải đối con người và gia súc, có mùi hôi thối. Và thời gian hiệu lực của thuốc là khoảng 4 ngày.
Thuốc trừ sâu Dimethoate 40% dạng nhũ dầu pha loãng với nước theo tỷ lệ 1: (1500 – 2000). Chủ yếu dùng để phòng trị : rầy mềm, nhện đỏ, rệp vảy v.v.
1.4 Thuốc trừ sâu Fenvalerate
Fenvalerate bị phân giải khi gặp chất kiềm. Đây là loại thuốc trừ sâu có độc tính thấp đối với con người và gia súc. Thuốc tác động mạnh vào sâu bọ bằng phương pháp tiếp xúc. Và cũng có tác dụng vị độc nhất định và cũng có thể khiến cho sâu bọ chán ăn mà chết.
Thuốc diệt sâu Fenvalerate 20% dạng nhũ dầu pha với nước theo tỷ lệ 1 : (1000 ~ 3000). Chủ yếu dùng để phòng trị : rầy mềm, sâu xanh, rệp vảy, sâu đục quả v.v.
1.5 Thuốc trừ sâu Deltamethrin
Deltamethrin bị phân giải khi gặp chất kiềm. Và đây là loại thuốc trừ sâu có độc tính trung bình đối với con người và gia súc, diệt sâu bọ bằng phương pháp tiếp xúc.
Thuốc trừ sâu Deltamethrin 2.5% dạng nhũ dầu pha với nước theo tỷ lệ 1 : (1500 ~ 2000). Công dụng chủ yếu của thuốc được sử dụng để phòng trị : rầy mềm, sâu xanh vv.
1.6 Thuốc trừ sâu Carbendazim
Carbendazim là dạng bột kết tinh màu trắng xám, có hiệu quả diệt trừ sâu bọ cao, độc tính thấp, là loại thuốc trừ sâu nội hấp, được sử dụng rộng rãi.
Công dụng chủ yếu của thuốc diệt sâu Carbendazim là để phòng trị rất nhiều loại bệnh hại thực vật. Ví dụ như: bệnh nấm vảy, bệnh chết cây con v.v. Thuốc bột hòa nước Carbendazim 25% có thể pha với nước theo tỷ lệ 1:500.
1.7 Thuốc Topsin
Topsin là chất rắn màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Khi sử dụng với nồng độ bình thường, thuốc có độc tính thấp đối với con người và gia súc.
Đặc biệt thuốc Topsin không tồn dư chất độc hại. Vừa có tác dụng phòng bệnh lại vừa có tác dụng chữa trị bệnh. Thuốc phòng bệnh cây cảnh Topsin có thể phòng trị rất nhiều loại bệnh hại như: bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen v.v. Pha loãng với nước theo tỷ lê 1:1000.
2. Sử dụng thuốc trừ sâu cho cây cảnh đúng cách
Việc sử dụng thuốc diệt sâu rầy trong chăm sóc cây cảnh ở nhà thường có liều lượng ít. Vì thế, người trồng cây cảnh phải biết cách sử dụng thuốc trừ sâu, đồng thời cần phải có những biện pháp bảo vệ bản thân hợp lý để phòng tránh ngộ độc.
Có thể sử dụng vỏ lọ thuốc nhỏ mắt bằng nhựa để hút một vài giọt thuốc nguyên chất, rồi nhỏ vào trong bình tưới phun sương dạng cầm tay, sau đó đổ thêm nước để pha loãng đến nồng độ quy định là có thể sử dụng được.
Ví dụ: Đối với thuốc Fenvalerate pha loãng 1:1000, nếu dung tích của bình tưới phun sương là 500 ml, thì chỉ cần nhỏ vào trong bình 0.5 ml dung dịch thuốc Fenvalerate nguyên chất, rồi đổ đầy nước vào trong bình là có thể sử dụng được.
Khi sử dụng thuốc diệt sâu cho cây cảnh, cần phải đề phòng bị ngộ độc. Trước khi phun xịt thuốc, cần tìm hiểu về độc tính và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc.
Khi pha chế thuốc, tốt nhất đeo găng tay cao su, dě phòng thuốc dính vào da. Khi phun xịt thuốc, tốt nhất nên chọn ngày không có gió, và phải đưa cây ra ngoài nhà.
Nếu có gió nhẹ, cần phải đứng xuôi theo chiều gió để phun xịt, để đề phòng dung dịch thuốc bắn vào mặt hoặc chất khí độc hại xâm nhập vào cơ thể. Sau khi phun thuốc xong cần phải dùng xà phòng để rửa tay.
3. Câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc trừ sâu cho cây cảnh tại nhà
Sau đây là danh sách 7 loại thuốc trừ sâu đục thân hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
1. Thuốc trừ sâu đục thân – Virtako 40WG
2. Thuốc trừ sâu Regent 800 WG
3. Thuốc sâu đục thân Nhật Bản Padan 95SP
4. Thuốc trị sâu đục thân sinh học Dupont Prevathon 5SC
5. Thuốc sâu đục thân Voliam targo 063SC
6. Thuốc đặc trị Babsac 750EC
7. Thuốc sâu đục thân Vibasu 10GR
Sau đây là gợi ý về 4 loại thuốc diệt bọ trĩ hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
1. Thuốc trừ bọ trĩ NeemNim 100ml
2. Thuốc trừ bọ trĩ Radian
3. Thuốc trừ bọ trĩ Regent 800WG 1g
4. Thuốc trừ bọ trĩ Confidor
Trên đây là thông tin về 7 loại thuốc trừ sâu rầy hiệu quả và phổ biến cho cây cảnh. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách phòng và diệt sâu rầy hiệu quả hơn cho vườn hoa cảnh của bạn nhé.