Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. Cách chăm sóc đặc biệt dành cho cây cảnh còi cọc, chậm phát triển. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé.
1. Che nắng
Cần phải tiến che nắng đối với những cây cảnh còi cọc phát triển kém. Từ đó có thể giảm bớt sự mất nước quá nhiều, giúp cho cây dần dần lấy lại đà phát triển.
Sự chăm sóc kỹ lưỡng trong một thời gian có thể giúp cho cây cảnh không ngừng mọc ra những rễ mới. Từ đó làm tăng dần khả năng hấp thu dưỡng chất. Và như thế, cây cảnh có thể khôi phục tốc độ sinh trưởng bình thường.
2. Tránh những tác hại của việc bón phân
Đối với những cây cảnh còi cọc kém phát triển thì không nên bón phân. Đặc biệt cần tránh bón phân đậm đặc. Vì khả năng hấp thụ của chúng vốn dĩ rất kém. Nếu bạn bón phân hơi đậm đặc một chút thì có thể khiến cho cây héo úa thậm chí là chết.
Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng. Sẽ làm cho rễ không hút được nước từ ngoài môi trường vào. Và ngược lại, nước lại đi ra ngoài tế bào, làm cho cây bị héo và chết. Cho dù cây đang ở giai đoạn phục hồi, thì cũng chỉ nên bón phân pha loãng.
3. Tưới nước hợp lý
Khi rễ cây phát triển mạnh, cắm sâu vào trong đất thì cành lá mới tươi tốt, xum xuê. Ngược lại, khi cành lá kém phát triển, thì chứng tỏ rễ cũng phát triển không tốt, hoặc rễ bị thối.
Trong trường hợp này, vì khả năng hấp thụ của rễ rất kém. Thêm vào đó là lá cây thưa thớt, nên lượng nước bốc hơi ở bề mặt lá khá ít.
Chính vì thế, sau khi được tưới nước, đất trồng trong chậu cảnh thường giữ được độ ẩm trong thời gian dài. Vì vậy, khi tưới nước, cần phải đặc biệt chú ý đến độ khô ướt của đất trồng.
Bạn đừng nên tưới nước liên tục khi đất trồng chưa khô. Cho dù, đất trong chậu đã khô rồi, thì cũng nên khống chế số lần tưới nước. Nếu không, rất dễ khiến cho cây cảnh bị úng và thối rễ mà chết.
Bạn cần phải thường xuyên phun nước vào cây và môi trường xung quanh. Để nâng cao độ ẩm tương đối của không khí. Nó sẽ giúp cho cây có thể hấp thụ được một lượng nước thông qua lá cây.
Có thể lượng nước ít ỏi này không có gì đáng nói đối với những cây cảnh phát triển bình thường. Nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với những cây cảnh còi cọc vốn có khả năng hấp thụ rất kém.
Khi xịt nước vào lá cây cần phải lưu ý, xịt làm nhiều lần, mỗi lần xịt ít. Mỗi lần xịt nước chỉ cần xịt đủ làm cho lá cây ướt mà không nhỏ nước xuống chậu cảnh.
Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc những cây cảnh còi cọc và chậm phát triển:
Rìa lá bị đen là một vấn đề mà không ít người chơi cây cảnh thường gặp phải. Những chiếc lá mới vừa mọc ra không lâu thì rìa bắt đầu bị đen, khiến cho người ta không biết phải làm gì. Thực ra, rìa lá bị đen phần lớn đều do hai nguyên nhân sau: (1) thiếu dinh dưỡng, (2) thiếu nước. Biện pháp khắc phục như sau:
+ Đối với những loại cây cảnh không ưa nắng thì cố gắng đừng để cho chúng bị ánh nắng chiếu trực tiếp. Cây cảnh loại này, mỗi ngày không nên phơi nắng quá 20 phút. Hơn nữa, đối với những loại cây cảnh thưởng thức lá (không có hoa), tốt nhất thỉnh thoảng lại xịt một lượng nước thích hợp lên bề mặt lá. Khẽ gõ nhẹ vào tán cây, để xem những chiếc lá khô héo có bị rụng hay không. Đối với những chiếc lá có biểu hiện khô héo rõ ràng thì cần phải kịp thời ngắt khỏi cây.
+ Bạn cần Kiểm tra xem số lần bón phân và lượng phân được bón cho cây có hợp lý hay không, để tránh trường hợp cây bị thiếu dinh dưỡng.
Trên đây là cách chăm sóc đặc biệt dành cho những cây cảnh còi cọc hoặc chậm phát triển. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy truy cập website wikicaycanh.com để xem thêm cách trồng nhiều loại hoa cây cảnh khác nhé.