Hôm nay, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn về “Cây thủy quỳnh”. Cũng như tìm hiểu về cách trồng, chăm sóc và nhân giống loại cây thủy sinh này. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé!
1. Giới thiệu Cây thủy quỳnh
1.1 Thông tin chung
Tên tiếng Anh | Hydrocleys nymphoides |
Tên tiếng Việt | Cây thủy quỳnh, Hoa thủy quỳnh |
Nguồn gốc | Nam Mỹ |
Đặc điểm | Là một loại cây thủy sinh có hoa sống trong các ao hồ, đầm lầy nước ngọt. Cây thủy quỳnh có thân bò lan dưới mặt nước, lá phát triển vương lên mặt nước. Lá thủy quỳnh có hình tròn đỉnh lá hơi nhọn và cuốn lá hình tim nổi trên mặt nước. Với màu xanh đập và bóng mượt. Thủy quỳnh có hoa màu vàng hoặc trắng với cuốn hoa cũng dài mọc từ thân lên khỏi mặt nước. |
Môi trường sống | Bạn có thể trồng cây trong các chậu có chiều sâu từ 30 – 50cm. Để cây có thể ra hoa, tốt nhất bạn nên trồng cây ở mức nước từ 10-15cm nhé. |
1.2 Công dụng của thủy quỳnh
- Người ta thường trồng thủy quỳnh để trang trí bể cá cảnh, thủy sinh. Nó đặt biệt thích hợp khi trồng trong các hồ cá cảnh ngoài trời.
- Bạn cũng có thể trồng cây thủy quỳnh vào trong các chậu cạn trang tí nhà cửa cùn rất đẹp mắt.
- Tạo môi trường sống lý tưởng cho các loại thủy sinh có trong bể . Giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước và giúp loại bỏ chất độc hại có trong bể cá.
2. Cách trồng cây thủy quỳnh
Mặc dù là một loại cây thủy sinh có nguồn gốc ngoại quốc. Tuy nhiên, thủy quỳnh thích nghi rất tốt với môi trường sống tại Việt Nam. Để trồng thủy quỳnh tại nhà, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:
2.1 Chậu trồng
Bạn có thể sử dụng các loại chậu có đường kính từ 30 – 60 cm trở lên. Với độ sâu trung bình từ 30 -50cm nhé. Nó sẽ đảm bảo được không gian đủ rộng để hoa thủy quỳnh phát triển.
2.2 Đất trồng
Để trồng thủy quỳnh tại nhà, bạn có thể sử dụng các loại bùn nhảo trong ao hồ nước ngọt. Kết hợp với các loại phân như: trùn chỉ, phân cá để bón lót ở đáy chậu.
Trong trường hợp nhà bạn ở khu độ thị, việc tìm được bùn không phải là dễ. Bạn có thể mua đất sét đóng bịt ở các cửa hàng hoa cảnh. Tiến hành ngâm đất trong 5 – 7 ngày để chúng trở lên mềm dẻo là có thể trồng cây.
2.3 Nước
Nếu bạn đang sống ở những vùng quê, có thể sử dụng trực tiếp nước ao hồ, sông suối để trồng thủy quỳnh. Nhưng đến bạn ở các khu đô thị, vẫn có thể sử dujgn nước máy thủy cục để trồng cây. Nhưng bạn cần lưu ý sử lí lượng Clo trong nước trước khi dùng nhé.
2.4 Các bước trồng cây thủy quỳnh tại nhà
- Bước 1: Chuẩn bị cây thủy quỳnh giống. Cắt thành từng cụm/bụi phù hợp với từng kích thước chậu trồng của bạn.
- Bước 2: Cho 1 ít phân trùn quế vào dưới đáy chậu. Cho thêm đất trồng /bùn nhão vào 2/3 chiều cao của chậu trồng.
- Bước 3: Trồng bụi thủy quỳnh vào giữa chậu của bạn. Lưu ý cắm phần rễ cây thật chặt vào trong đất trồng nhé. Tránh trường hợp cây sẽ bị nổi lên khi bơm nước vào.
- Bước 4: Cho nước vào bể thật chậm cho đến khi nước tràn ra phí ngoài. Đặt chậu thủy quỳnh ở nơi có ánh sáng nhẹ. Mỗi ngày duy trì xả tràn nước vào chậu trong 7 – 10 ngày. Sau khi bạn quan sát thấy lá cây bắt đầu tươi tắn lại. Có thể duy chuyển chậu cây ra ngoài nắng trực tiếp được rồi đấy.
3. Cách chăm sóc chậu thủy quỳnh
Sau khi trồng cây khỏe và bạn đã mang chậu ra ngoài nắng thì chúng sẽ phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, để cây thủy quỳnh ra nhiều hoa, cũng như mọc nhiều thân cây con. Bạn cần lưu ý khi chăm sóc cây như sau:
Thủy quỳnh là một dòng cây thủy sinh ưa sáng. Bạn cần duy trì nguồn sáng trực tiếp cho chậu thủy quỳnh từ 4 – 6 giờ sáng mỗi ngày nhé.
Do thuộc loại cây thủy sinh, môi trường sống của thủy quỳnh gắn liền với nguồn nước. Hãy đảm bảo mực nước trong chậu trồng luôn đảm bảo ngập phủ rể cây. Với mức nước trung bình từ 10 – 15 cm nhé.
Mặc dù thủy quỳnh ưa nắng , nhưng bạn cũng nên lưu ý nhiệt độ môi trường đặt chậu. Tốt nhất bạn nên đặt chậu thủy quỳnh ở nơi có nhiệt độ từ 18 – 28 độ C là lý tưởng nhất.
Trong quá trình trồng, để cây thủy quỳnh ra nhiều hoa và đẻ nhiều cây con. Bạn nên bổ sung các loại phân NPK tan chậm. Hoặc bổ sung các loại phân bón nước để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây nhé.
Lưu ý: Trong quá trình trồng, nếu cây phát triển nhanh làm chật không gian chậu. Bạn có thể tách các ngon cây con ra để nhân giống thủy quỳnh nhé.
4. Tổng kết
Trên đây là thông tin về cây thủy quỳnh, cũng như là cách trồng và chăm sóc loại cây thủy sinh này tại nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được 1 loai cây thủy sinh đẹp. Để trồng vào bể cá cảnh, thuy sinh tại nhà. Hãy truy cập website https://wikicaycanh.com để xem thêm cách trồng nhiều loại cây cảnh khác nhé.