Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. Cách trồng cây trúc bách hợp thủy canh trong nước tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo cách trồng nhé.
1. Thông tin về cây trúc bách hợp
Trúc bách hợp có tên khoa học: Dracaena reflexa. Ngoài ra cây còn có tên khác là phất dụ trúc… Xuất xứ từ Madagascar, là loài cây bụi, phân nhánh nhiều, thân có sẹo do lá rụng để lại.
Lá xếp hoa thị, dạng bầu dục thuôn nhọn ở đầu, gốc kéo bẹ ôm thân, mép nguyên, màu xanh bóng với có dải màu vàng tươi kéo dài từ gốc tới ngọn.
Trúc bách hợp ưa nhiều ánh sáng, nhiệt độ cao, độ ẩm cao, cũng có thể sống trong bóng râm, chịu khô tốt.
2. Cách trồng cây trúc bách hợp trong nước
Trước khi cho vào bình nên bỏ đi lá ở phần dưới. Bạn lấy dao sắc cắt phần đáy thành hình vát, cắt gọn gàng, để tăng diện tích hút nước và chất dinh dưỡng. Sau 3 – 4 ngày thay nước một lần, trong 10 ngày ươm cây không nên di chuyển vị trí hoặc đổi hướng, khoảng 15 ngày cây có thể ra rễ trắng dài.
Sau khi ra rễ không nên thay nước, khi nước bốc hơi bớt thì thêm nước vào. Thời kỳ đầu khi mới trồng thủy canh nên thêm dung dịch dinh dưỡng cho loài ngắm lá. Từ 7 – 10 ngày nên thêm nước sạch một lần.
Vào mùa hè khoảng 25 ngày thay dung dịch dinh dưỡng một lần, mùa đông từ 30 – 50 ngày thay một lần. Ban đầu dung dịch dinh dưỡng không nên quá cao, ngập 1/2 – 2/3 phần rễ là được.
3. Những bệnh thường gặp khi trồng trúc bách hợp
3.1 Thối rể
Bệnh thối rễ thối lá chủ yếu là vì thời gian bộ rễ ngâm trong nước quá lâu, rễ không thể hô hấp. Chỉ cần lấy thân cây ra. Sau đó cắt bỏ đi phần rễ nát, ngâm trong thiophanate-methyl 800. Để vết thương lành rồi tiếp tục thúc ra rễ.
3.2 Đốm nâu
Bệnh đốm nâu trên cây trúc bách hợp do nấm Cercospora arachidicola gây ra. Chúng bắt đầu xuất hiện khi có điều kiện khí hậu nóng, ẩm, nhiệt độ không khí giao động từ 18°C đến 25°C và mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho mầm bệnh lây lan và phát triển.
Trường hợp trồng trúc bách hợp tại các văn phòng, nhà ở có máy lạnh. Khi điều chỉnh ở nhiệt độ này cũng có nhiều khả năng làm cho mầm bệnh phát triển.
Bệnh hại chủ yếu trên lá. Lá có các đốm tròn màu nâu nhạt. Sau đó chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu sậm, rồi chuyển thành màu đen. Trên một lá có nhiều đốm bệnh làm lá mau biến vàng và rụng. Các lá phía dưới bị bệnh trước sau đó lây lan lên các lá phía trên.
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu khi trồng trúc bách hợp:
Loại bỏ toàn bộ lá bị bệnh thu gom lại và đưa đi thiêu hủy. Nếu cây trồng tại nhà thì đưa cây ra chỗ thoáng mát, có mái che, hoặc dưới tán cây cổ thụ; Nếu cây ngoài trời khi bị bệnh thì nên để riêng ra một khu vực khác loài.
Khi phát hiện có bệnh xuất hiện, tiến hành ngay việc phun thuốc trừ nấm: Dùng Carbenzin; Anvin, Bavisan 50 WP: 10 – 15 ml/bình 8 lít nước. Hoặc pha chế theo hướng dẫn trên bao bì, phun toàn bộ khu vực và trên cây trúc bách hợp. Bao gồm cả cây trồng, giá thể và không gian xung quanh. Các loại thuốc trị nấm trên có thể sử dụng luân phiên nhau, mỗi lúc phun một loại; cứ 3 đến 5 ngày phun 1 lần; phun liên tục 3 đến 4 lần thì kiểm tra lại.
Nếu không phát hiện bệnh có dấu hiệu lây lan, tiến hành ngay việc chăm sóc cho cây, như bón phân, cung cấp các chất dinh dưỡng khác… để tăng khả năng đề kháng cho cây.
4. Tổng kết
Hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào đề cập đến việc cây trúc bách hợp có độc tố. Nên bạn có thể an tâm chọn trồng cây trong nhà nhé.
Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy. Trúc bách hợp là loại cây tốt cho phong thủy nhà ở. Đặc biệt với những gia chủ mệnh Mộc và Hỏa.
Trên đay là cách trồng cây trúc bách hợp tại nhà theo phương pháp thủy canh trong nước. Cũng như là cách phòng và trị các bệnh thường gặp khi trồng. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website WIKICAYCANH.COM thường xuyên để xem thêm cách trồng và chăm sóc nhiều loại cây cảnh khác nhé.